Ngay cả với những công ty thành công nhất, quá trình phát triển sản phẩm hiếm khi là một đường thẳng không gặp trở ngại. Mặc dù sau mỗi sản phẩm là một câu chuyện khác nhau, nhưng đều tuân theo vòng đời phát triển sản phẩm để áp dụng các chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về Phát Triển Sản Phẩm.
Phát Triển Sản Phẩm đề cập đến quá trình hoàn thành sản phẩm từ ý tưởng đến khi ra mắt thị trường. Quá trình này có thể bao gồm việc phát triển sản phẩm mới ra thị trường, cải tiến sản phẩm hiện có hoặc giới thiệu sản phẩm cũ vào thị trường mới.
Việc phát triển sản phẩm mới đặc biệt là việc tạo ra một sản phẩm mới từ đầu và đưa nó vào thị trường. Quá trình này không kết thúc cho đến khi vòng đời sản phẩm kết thúc, và bạn có thể tiếp tục bằng cách thu thập phản hồi từ người dùng để cải tiến thành các phiên bản mới.
Trong bất kỳ công ty nào, dù là doanh nghiệp ở giai đoạn đầu hoặc là tập đoàn lâu năm, việc phát triển sản phẩm mới đều liên quan chặt chẽ đến mọi bộ phận, bao gồm thiết kế, kỹ thuật, sản xuất, marketing, UI/UX... Mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình xác định, thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và phân phối sản phẩm.
Mặc dù quy trình phát triển sản phẩm có thể khác nhau tùy theo ngành, nhưng về cơ bản nó được chia thành 7 bước sau đây:
Đây là bước đầu tiên trong quy trình Phát Triển Sản Phẩm, thường là giai đoạn mà nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì thiếu ý tưởng. Nhiều người kỳ vọng tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới để mang lại sự hài lòng, nhưng đôi khi ý tưởng hay nhất lại đến từ việc cải tiến sản phẩm hiện có.
Mô hình SCAMPER là một công cụ hữu ích để giúp bạn nhanh chóng đưa ra ý tưởng sản phẩm bằng cách khuyến khích việc xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. SCAMPER cụ thể như sau:
– S – Thay thế: thay đổi bằng cách thay thế, ví dụ như sử dụng ghế gỗ thay vì sofa.
– C – Kết hợp: kết hợp lại với nhau, ví dụ như kết hợp cafe và sữa.
– A – Thích nghi: điều chỉnh để phù hợp, ví dụ như phân loại menu thức uống theo lượng đường nhiều hoặc ít.
– M – Sửa đổi: thay đổi, ví dụ như cải thiện thiết kế của bàn chải điện.
– P – Sử dụng cho mục đích khác: nghĩ ra cách sử dụng khác cho sản phẩm, ví dụ như cung cấp dịch vụ cho thuê phòng dài hạn thay vì chỉ ngắn hạn như trước đây.
– E – Loại bỏ: cắt giảm, ví dụ như loại bỏ bước trung gian để giảm giá sản phẩm.
– R – Đảo ngược: thực hiện theo thứ tự ngược lại, ví dụ như khách hàng thanh toán trước khi nhận sản phẩm.
Bằng cách xem xét những gợi ý này, bạn có thể tạo ra những cách tiếp cận mới để biến đổi ý tưởng hiện tại hoặc điều chỉnh chúng để phù hợp với đối tượng hoặc mục tiêu khách hàng mới.