Dù Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra nhiều thương tích cho lịch sử nhân loại, nhưng cũng đã mang lại cho chúng ta nhiều sáng chế quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.
Chiến tranh đã mở ra những bước tiến mới trong chính trị và công nghệ vũ khí. Song song với những thay đổi đó, Thế chiến thứ nhất cũng đã đưa đến việc sáng chế ra nhiều sản phẩm hữu ích, ngày nay rất quen thuộc và cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
1. Áo gió
Từ thời trang quân sự, áo gió đã trở thành một biểu tượng vĩnh cửu cho cả nam và nữ. Xuất phát từ Thế chiến thứ nhất, áo khoác gió trở thành một trang phục không thể thiếu cho quân đội Anh. Chúng được tạo ra để thay thế những chiếc áo khoác nặng trước đó, mà các sĩ quan Pháp và Anh đã sử dụng trong cuộc chiến lớn.
Aquascutum và Burberry, hai thương hiệu của Anh, đã tự nhận mình là những người đi đầu trong việc sản xuất áo khoác gió trong Thế chiến. Trong quá trình này, áo khoác gió đã trải qua những cải tiến như việc thêm vòng chữ D và dây đeo vai. Vòng chữ D được thiết kế để đựng kiếm hoặc các vũ khí khác, còn dây đeo vai giúp cố định cầu vai.
Những chiếc áo khoác này được tích hợp các túi lớn dành cho bản đồ, áo giáp bảo vệ và lỗ thông hơi phía sau. Khả năng chống nước của chúng và khả năng bảo vệ binh lính khỏi mưa đã khiến chúng trở thành trang phục phổ biến và được ưa chuộng trong quân đội.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Zhihu
2. Ngân hàng máu
Trước Thế chiến thứ nhất, quá trình truyền máu không được tiến hành một cách chính xác, dẫn đến việc nhiều binh sĩ tử vong do mất máu. Điều này cho thấy, vào thời điểm đó, con người chưa có phương pháp truyền máu đúng đắn.
Do đó, bác sĩ quân đội người Mỹ, Oswald Robertson, đã nghiên cứu và phát triển ngân hàng máu đầu tiên trong Thế chiến thứ nhất dựa trên kinh nghiệm của Quân đội Anh.
Ngày nay, khi đến ngân hàng máu, chúng ta thường thấy túi máu được đóng gói kỹ lưỡng, có nhãn mã vạch và thông tin chi tiết về nhóm máu. Tuy nhiên, trước đây, họ đã áp dụng các phương pháp truyền thống hơn như lưu trữ máu trong chai thủy tinh trên đá cùng với dung dịch citrate và glucose để bảo quản.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Zhihu
3. Đèn Mặt Trời
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em với tình trạng còi xương. Bác sĩ Kurt Huldschinsky tại Berlin đã quan sát và kết luận rằng thiếu vitamin D là nguyên nhân gây còi xương ở trẻ em. Đồng thời, các bác sĩ cũng phát hiện ra ánh sáng Mặt Trời có thể giúp chữa lành vết thương cho binh lính. Dựa trên hai khám phá này, họ đã phát minh ra đèn Mặt Trời (hay đèn cực tím y tế) để cung cấp nhiều ánh sáng hơn cho trẻ em.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Zhihu
4. Mũ bảo hiểm bằng thép
Trước Thế chiến thứ nhất, binh lính chỉ sử dụng mảnh vải để bảo vệ đầu, một cách không an toàn trước bom đạn. August-Louis Adrian, một người Pháp, đã thấy tình trạng này và sáng tạo ra mũ bảo hiểm đầu tiên làm từ thép mỏng.
Sau Pháp, Anh đã sản xuất mũ bảo hiểm tương tự nhưng với chất liệu dày hơn. Cả Pháp và Hoa Kỳ sau đó cũng đã tham gia sản xuất các mẫu thiết kế này. Vào năm 1916, Đức đã sản xuất mũ bảo hiểm độc đáo với phần bảo vệ cổ đặc biệt.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Zhihu
5. Đồng hồ đeo tay
Trước thời kỳ Thế chiến thứ nhất, mọi người chỉ dựa vào tiếng còi từ nhà máy hoặc tiếng chuông từ nhà thờ để biết giờ vì thói quen đeo đồng hồ chưa phổ biến. Tuy nhiên, trong chiến tranh, việc binh lính lấy đồng hồ ra khỏi túi để xem giờ trở nên khó khăn. Đó chính là lúc các nhà sáng tạo nhận ra cơ hội kinh doanh và mọi người bắt đầu nhận thức về nhu cầu sử dụng đồng hồ loại có thể tháo rời. Không lâu sau đó, đồng hồ đeo tay bắt đầu được phân phối và nhu cầu tăng cao. Đến ngày nay, thị trường đồng hồ đeo tay vẫn rất lớn!
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Zhihu
6. Băng vệ sinh
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thúc đẩy sự phát triển của các thiết bị vệ sinh. Trong bối cảnh chiến tranh, nhu cầu về bông tăng mạnh do chúng là vật liệu chính để may quần áo cho binh lính. Rêu Sphagnum, một loại cây có khả năng kháng khuẩn, đã được sử dụng thay cho bông thông thường để hút máu.
Tuy nhiên, Công ty Kimberly-Clark đã ra mắt một loại bông cellulose có khả năng thấm hút tốt, thu hút sự quan tâm của các y tá ở tuyến đầu. Họ nhận ra rằng chất liệu này cũng phù hợp cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Công ty Kimberly-Clark đã phát hiện và đáp ứng nhu cầu này của thị trường bằng việc tung ra sản phẩm băng vệ sinh Kotex, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường băng vệ sinh. Hiện nay, bông cellulose vẫn được ưa chuộng để sản xuất băng vệ sinh, dùng để cầm máu từ những vết thương nặng.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Zhihu
7. Tàu hỏa
Hệ thống đường sắt đã chứng minh vai trò quan trọng của mình trong Thế chiến thứ nhất. Đường sắt không chỉ giúp vận chuyển nhân lực và trang bị tới tiền tuyến một cách hiệu quả mà còn hỗ trợ trong việc triển khai quân đội và sơ tán người bị thương. Chiến tranh đã chỉ ra sự không hiệu quả của hoạt động đường sắt trước năm 1914 và khẳng định rằng đường sắt là nguồn tài nguyên thiết yếu. Quá trình quốc hữu hóa đường sắt ở châu Âu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Vào cuối những năm 1920, Anh đã thành lập Bộ Giao thông vận tải đầu tiên, kết hợp giữa chính phủ và giới học thuật để xây dựng một nền tảng hành chính mạnh mẽ, sử dụng kinh nghiệm và kiến thức từ chiến tranh.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Zhihu