Giai đoạn 1 tuổi là thời điểm quan trọng để bé phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Hãy khám phá ngay 7 gợi ý thực đơn cơm nát cho bé từ 1 tuổi đủ chất lượng và dễ ăn ngay trong bài viết này.
Bé 1 tuổi là thời kỳ mà con phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong giai đoạn này, việc chuẩn bị những bữa ăn đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa là rất quan trọng. Hãy cùng khám phá 7 gợi ý thực đơn cơm nát cho bé từ 1 tuổi trong bài viết sau đây.
Bé từ 1 tuổi có nên ăn cơm nát không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 6 tháng trở lên đã có thể bắt đầu thực hiện ăn dặm thay vì chỉ dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lượng thức ăn từ lỏng sang đặc và rồi đến thức ăn cốm là một quá trình phức tạp và cần được quan sát và điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của bé.
Để xác định liệu bé 1 tuổi của bạn đã sẵn sàng ăn cơm nát hay chưa, bạn cần dựa vào nhiều yếu tố như khả năng tiêu hóa, khả năng nhai và nghiền thức ăn, cũng như nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Bé 1 tuổi đã sẵn sàng ăn cơm nát chưa?Thực tế, theo quy trình phát triển bình thường, từ 12-19 tháng tuổi bé đã mọc ít nhất 13 răng sữa và đủ 4 răng hàm. Lúc này, bé đã có thể nhai nát thức ăn và ăn cơm nhuyễn. Tuy nhiên, cháo đặc vẫn là lựa chọn tốt cho bé ở thời điểm này để đảm bảo việc nhai và sức khỏe hệ tiêu hóa.
Theo các chuyên gia, khi hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện và bé mọc đủ 8 răng hàm, đó là thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu ăn cơm. Bố mẹ có thể chuẩn bị cho bé một ghế ngồi ăn đa năng để bé ngồi ăn đúng tư thế, dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng và giúp mẹ nhàn hơn khi cho bé ăn.
Cách nấu cơm nát cho bé từ 1 tuổi
Mẹ có thể tự lên thực đơn những món đơn giản, đặc biệt là cơm nát để bé tập ăn dần. Cơm nát là cơm nhão nghiền nhuyễn, thích hợp cho bé từ giai đoạn cháo đặc tới cơm bình thường. Dưới đây là một số cách nấu cơm nát mà mẹ có thể tham khảo:
Nấu bằng nồi cơm điện
Làm mềm gạo sau đó lấy một phần gạo vừa đủ cho bé bỏ vào chén sứ nhỏ cùng một lượng nước nhiều hơn một chút. Phần gạo còn lại đổ nước vào nấu cơm như bình thường. Đặt chén sứ trong nồi cơm. Khi cơm trong nồi chín, cơm trong chén của bé cũng chín và có độ nhão hơn do được nấu với nước nhiều hơn.
Nấu cơm nát bằng nồi cơm điệnNấu cơm nhuyễn trong nồi riêng cho bé
Mẹ nấu cơm riêng trong nồi nhỏ cho bé như thông thường nhưng đổ nhiều nước hơn so với khi nấu cơm cho cả gia đình. Khi cơm sôi, giảm lửa nhỏ, đậy vung và nấu cho đến khi cơm cạn nước. Cơm sẽ có độ nhuyễn phù hợp với bé tập ăn.
Nấu cơm nhuyễn trong nồi riêng cho béGợi ý 7 thực đơn cơm nhuyễn cho bé
Thực đơn số 1
- Cơm nhuyễn
- Cà chua nghiền
- Trứng ốp la
- Canh thịt băm
- Món tráng miệng: 1 quả cam
Thực đơn số 2
- Cơm nhuyễn
- Tôm xào súp lơ xanh
- Canh mồng tơi cua đồng
- Món tráng miệng: Sữa chua
Thực đơn số 3
- Cơm nhuyễn
- Lươn đồng xào nghệ
- Canh bí đỏ mềm
- Món tráng miệng: Chuối cắt lát nhỏ
Thực đơn số 4
- Cơm nhuyễn
- Cá hồi phi lê sốt cà chua
- Canh ngao mồng tơi
- Món tráng miệng: Bưởi
Thực đơn số 5
- Cơm nhuyễn
- Đậu phụ rán
- Canh cà rốt tôm băm
- Món tráng miệng: Xoài chín
Thực đơn số 6
- Cơm nhuyễn
- Thịt gà băm xào nấm
- Canh trứng cà chua
- Món tráng miệng: Thanh long
Thực đơn số 7
- Cơm nhuyễn
- Thịt bò băm xào hành tây
- Canh rau đay
- Món tráng miệng: Đu đủ chín cắt nhỏ
Lưu ý khi lập thực đơn ăn cho bé 1 tuổi
Khi lập thực đơn cho bé 1 tuổi, mẹ nên cho bé ăn cơm nhuyễn xen kẽ với các bữa cháo và sữa. Mẹ nên chia thành 3 bữa chính mỗi ngày, trong đó có 1-2 bữa cháo và 1 bữa là cơm nhuyễn. Lý do là vì trong giai đoạn này, cháo và sữa vẫn là những thức ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của bé và hệ tiêu hóa của bé.
Mẹ nên cho bé ăn xen kẽ cả cháo và sữa