1. Huyết sắc tố cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Huyết sắc tố, hay hemoglobin, là chỉ số đo lường nồng độ protein này trong máu, chúng chứa sắt và có nhiệm vụ mang theo oxy vận chuyển cùng các tế bào máu đi khắp cơ thể. Do đó, mức độ huyết sắc tố sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy cung cấp cho tế bào. Trong lĩnh vực y học, huyết sắc tố được đo lường bằng đơn vị g/dL, thường được xác định trong quá trình xét nghiệm máu.
Huyết sắc tố cao có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe
Ở cả hai giới, mức độ huyết sắc tố bình thường khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu hoạt động và tình trạng thể chất. Cụ thể:
-
Nam giới: mức độ huyết sắc tố bình thường dao động từ 13 - 17.2 g/dL.
-
Nữ giới: mức độ huyết sắc tố bình thường dao động từ 12.1 - 15.1 g/dL.
Khi huyết sắc tố cao vượt quá mức bình thường này, cụ thể là cao hơn 17.2 đối với nam và cao hơn 16 đối với nữ, khả năng mắc tình trạng huyết sắc tố cao là cao. Ở trẻ em, việc đánh giá chỉ số này khó hơn, cần phải xem xét theo độ tuổi và sự phát triển thể chất.
Là protein có nhiệm vụ vận chuyển oxy, huyết sắc tố cao hoặc bất thường đều gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Hậu quả đầu tiên là gây trở ngại trong lưu thông máu khi tế bào hemoglobin có nhiều bất thường, tăng nguy cơ đau tim, hình thành cục máu đông hoặc đột quỵ. Các triệu chứng ban đầu của huyết sắc tố cao bao gồm cơ thể mệt mỏi, đau đầu, suy giảm thị lực, da và mặt đỏ,…
Huyết sắc tố cao có thể dẫn đến suy giảm thị lực
Mặc dù không phổ biến, nhưng nếu không kiểm soát tốt, bệnh nhân mắc huyết sắc tố cao, kết hợp với các vấn đề sức khỏe khác, có thể dẫn đến tử vong.
2. Nguyên nhân gây ra huyết sắc tố cao
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết sắc tố cao, cần xác định và khắc phục nguyên nhân để cải thiện tình trạng bệnh một cách toàn diện. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
2.1. Máu bị đặc (mất nước, giảm lưu lượng tuần hoàn, bỏng)
Mức độ hemoglobin cao trong máu có thể là dấu hiệu của mất nước và hiện nay, chỉ số này cũng được sử dụng trong y học để xác định và đánh giá tình trạng mất nước. Khi cơ thể mất nước, cơ thể tự động giảm tối đa lượng chất lỏng tiêu thụ, trong đó có máu để bù lượng nước thiếu hụt. Khi giảm lượng chất lỏng, huyết sắc tố trong máu sẽ tăng cao.
Khi được cung cấp đủ nước, sau một thời gian ngắn huyết sắc tố cao sẽ trở về bình thường, cân bằng trong máu sẽ được khôi phục.
Huyết sắc tố cao có thể là kết quả của mất nước trong cơ thể
2.2. Phát triển hồng cầu không bình thường: bệnh đa hồng cầu nguyên phát (bệnh Vaquez)
Nguyên nhân của bệnh này là do một đoạn gen biến đổi gọi là gen JAK2, có trách nhiệm sản xuất hồng cầu. Nguyên nhân chính xác của sự biến đổi gen này vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng tác động của nó là tăng số lượng hồng cầu và protein hemoglobin trong máu.
Cần nhận biết rằng đây là một đoạn gen bị biến đổi, không chỉ đơn giản là do yếu tố di truyền, điều này có thể xảy ra ở những người không mang gen bệnh từ khi sinh ra.
2.3. Tăng hồng cầu do nguyên nhân thứ phát
Các nguyên nhân thường gây ra tình trạng tăng hồng cầu thứ phát bao gồm:
-
Sống ở vùng núi cao trong một thời gian.
Hút thuốc là nguyên nhân gây ra huyết sắc tố cao ở cả nam lẫn nữ, cũng như gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Khí CO có trong khói thuốc lá được hấp thu vào máu và kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxy. Điều này khiến cơ thể phải sản xuất nhiều huyết sắc tố hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Hút thuốc lá là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng huyết sắc tố cao
Hút thuốc lá là một nguyên nhân gây ra huyết sắc tố cao
3. Cách xử lý khi huyết sắc tố cao?
Khi huyết sắc tố cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc có nguy cơ gây ra ảnh hưởng, bác sĩ sẽ khám bệnh, đánh giá lối sống và thăm khám để xác định nguyên nhân. Việc khắc phục nguyên nhân như việc cắt bỏ thói quen uống rượu, hút thuốc, điều trị bệnh phổi, hoặc bệnh tim mạch,… sẽ dần dần đưa huyết sắc tố trở lại mức bình thường.
Không nên coi thường vấn đề về huyết sắc tố cao
Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra và tái kiểm tra huyết sắc tố trong máu để theo dõi tình trạng. Nếu có bất kỳ biến đổi nào không bình thường, cần can thiệp y tế kịp thời để tránh nguy cơ biến chứng.
Không nên coi thường vấn đề về huyết sắc tố cao, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim mạch hoặc từng gặp biến chứng tim mạch, phụ nữ mang thai, và người cao tuổi.