Phần thi nói (Speaking) là một trong bốn phần thi của bài thi IELTS. Phần thi này gồm có ba phần và yêu cầu thí sinh phải thể hiện khả năng trả lời lưu loát các câu hỏi, sự hiểu biết nhiều đề tài và khả năng đối thoại với giám khảo. Đối với nhiều thí sinh, phần thi nói là phần thi khó để đạt điểm cao nhất vì người học gặp khó khăn trong việc phát âm cũng như phát triển ý trong bài. Bài viết này sẽ tổng hợp 7 lỗi sai thường gặp trong IELTS Speaking và đưa ra những giải pháp khắc phục kèm theo ví dụ minh hoạ.
Key Takeaways:
1. Thí sinh khi làm bài thi Speaking thường mắc những lỗi sau đây:
Không sử dụng ngữ điệu, sử dụng ngữ điệu một cách gượng gạo ⭢ Thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản, tập luyện với những câu đơn giản và tập “nhại lại” ngữ điệu trong phim.
Phát âm không chuẩn với âm cuối, nhầm lẫn phát âm giữa các từ, nhấn trọng âm sai và không nối âm giữa các từ ⭢ Thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản, sử dụng từ điển để tập phát âm hoặc tham gia một khóa học tiếng Anh.
Ngập ngừng lâu hoặc giữ im lặng câu hỏi khó ⭢ Thí sinh có thể sử dụng những từ “filler” hoặc lái sang chủ đề khác, đồng thời, thí sinh cần trang bị ý tưởng cho bản thân với nhiều chủ đề khác nhau.
Sử dụng sai thì hoặc sử dụng không linh hoạt các thì ⭢ Thí sinh cần nắm vững kiến thức về các thì và viết câu trả lời của mình ra để xem có chỗ nào có thể thay thế với thì khác.
Trả lời câu hỏi quá ngắn hoặc quá dài ⭢ Thí sinh cần hiểu rõ về độ dài và cấu trúc mỗi phần thi để có thể đưa ra câu trả lời có độ dài hợp lí
Lặp lại từ vựng quá nhiều lần ⭢ Thí sinh có thể sử dụng từ điển và sách tham khảo để mở rộng vốn từ của mình.
7 common mistakes candidates encounter in IELTS Speaking and how to address them
Failure to utilize appropriate tone
Đây là lỗi mà hầu hết thí sinh đều gặp phải khi làm IELTS Speaking. Với tiếng Việt, mỗi từ đều có một thanh điệu riêng, chính vì vậy người nói không cần phải để ý đến ngữ điệu của câu. Ngược lại, từ vựng trong tiếng Anh không có thanh điệu nên người nói cần phải tập trung vào việc nhấn ngữ điệu khi giao tiếp. Chính vì vậy, thí sinh khi nói có thể mắc phải hai lỗi sai thường gặp như sai:
Thí sinh không sử dụng ngữ điệu: Nói không có sự nhấn nhá vào những điểm quan trọng nên câu trả lời được nói với một tông giọng đều đều, không có cảm xúc.
Thí sinh sử dụng được ngữ điệu: Nói thường gượng gạo hoặc không đúng với những quy tắc về ngữ điệu.
Việc trả lời với một chất giọng không có sự nhấn nhá hoặc gượng gạo có thể khiến cho giám khảo khó tập trung vào câu trả lời và từ đó khó ghi điểm ở tiêu chí Pronunciation.
Cách khắc phục vấn đề
Để khắc phục lỗi sai này, thí sinh đầu tiên cần phải nắm vững về những quy tắc về sử dụng ngữ điệu trong tiếng Anh.
Sau khi nắm vững được các quy tắc về ngữ điệu, thí sinh có thể tập luyện bằng cách đánh dấu ngữ điệu của những câu đơn và câu phức đơn giản. Trong lúc tự luyện nói, thí sinh hãy đọc to, nhấn mạnh rõ để tạo cho não bộ thói quen sử dụng ngữ điệu.
Ví dụ:
I live alone ⭣.
My family has three people: my father ⭡, my mother ⭡ and me ↓.
Sau đó, thí sinh có thể tập luyện với những câu trả lời dài hơn bằng phương pháp trên. Ngoài ra, thí sinh có thể sử dụng phương pháp Shadowing để “nhại lại” ngữ điệu trong phim. Một số bộ phim thí sinh có thể xem bao gồm: How I Met Your Mother, Friends, The Big Bang Theory.
Phát âm không chính xác
Khả năng phát âm chuẩn là một trong những điều cơ bản trong giao tiếp hàng ngày. Chính vì vậy, việc phát âm chính xác là một trong những tiêu chí quan trọng để đạt band 6.0 IELTS Speaking trở lên. Tuy nhiên, thí sinh thường hay mắc phải những lỗi sai dưới đây:
Không phát âm âm cuối: Thí sinh hay phát âm sai những âm như -s, -es,’s, -ed của từ do tiếng Việt không có những cách phát âm khác nhau cho âm cuối.
Ví dụ: robs /rɒbz/ phát âm thành robs /rɒbs/
Nhầm lẫn giữa cách phát âm của các
htừ: Thí sinh nói nhầm sang một từ khác do cách phát âm của hai từ giống nhau. Nguyên nhân dẫn đến việc này là nhiều cách phát âm của tiếng Anh không có trong tiếng Việt.
Ví dụ: phát âm cash /kæʃ/ thành catch /kætʃ/
Nhấn trọng âm sai: Thí sinh nhấn sai trọng âm của từ hoặc không nhấn trọng âm do trong tiếng Việt có rất nhiều từ một âm tiết nên người Việt có thói quen đọc từng âm tiết và không nhấn trọng âm.
Ví dụ: Nhấn trọng âm con’tagious thành ‘contagious
Không nối âm giữa các từ: Thí sinh chỉ phát âm các từ một cách đơn lẻ hoặc nối âm một cách thiếu tự nhiên do thói quen đọc từng âm tiết của người Việt.
Những lỗi phát âm này sẽ gây ra sự khó hiểu cho giám khảo, đồng thời thí sinh sẽ không thể hiện được khả năng điều khiển ngôn ngữ. Từ đó, những lỗi sai này sẽ ngăn cản thí sinh ghi điểm cao trong bài thi Speaking.
Biện pháp khắc phục
Sau đó, thí sinh có thể tự tập phát âm bằng những cách sau:
Đối với lỗi phát âm âm cuối và phát âm nhầm phụ âm: Thí sinh có thể viết phiên âm ra để tập kết hợp với việc nói lại theo phát âm của từ điển. Một số từ điển online thí sinh có thể sử dụng là Oxford Learner’s Dictionary, Cambridge Dictionary.
Ví dụ: robs /rɒbz/, plus /plʌs/, plush /plʌʃ/
Đối với lỗi nhấn sai trọng âm: Thí sinh có thể đánh dấu trọng âm vào từ để tập nhấn trọng âm đồng thời sử dụng từ điển để nghe trọng âm.
Ví dụ: ‘hospital, ‘alcohol, contem’plation
Đối với lỗi không nối âm: Thí sinh có thể tập từ những câu đơn và những câu phức đơn giản để tạo thói quen nối âm bằng cách viết phiên âm của những từ cần nối âm.
Ví dụ:
filL A cup /fɪlə kʌp/
I gave her a pen -> đọc thành / vɜr/
Thời gian trì trệ hoặc im lặng trước các câu hỏi khó
Một trong những khó khăn mà nhiều thí sinh gặp khi vào phần thi Speaking chính là không thể trả lời được những câu hỏi hóc búa, đặc biệt là với những câu hỏi của Part 1 và 3. Phản xạ đầu của thí sinh thường sẽ là sử dụng những từ như “uhm”, “ah” một lúc lâu hoặc giữ im lặng và không trả lời câu hỏi. Nguyên nhân dẫn đến điều này là khi luyện tập, thí sinh không tạo cho mình thói quen phản xạ với những câu hỏi nằm ngoài sự hiểu biết của mình. Lỗi sai này sẽ dẫn đến việc mất điểm ở tiêu chí Fluency and Coherence đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh.
Phương pháp khắc phục:
Khi thí sinh gặp những trường hợp như trên, thí sinh có thể sử dụng các cụm từ “filler” để kéo dài thời gian cho mình nghĩ câu trả lời.
Một số cụm từ thí sinh có thể sử dụng:
“That’s an interesting question”,
“Honestly, I’ve never thought about this before, but I guess that …”
“I haven’t really thought much about it, but…”
“That’s a tough/ difficult question. Let me think for a second/ moment”
“You see”
“Well…”
Ví dụ:
“Do you think technology helps people to make friends?” (Bạn có nghĩ rằng công nghệ giúp con người kết bạn)
“I haven’t really thought much about it, but I know that there are gaming communities so in some ways technology helps people to communicate and creates a bond between them.” (Tôi chưa thực sự nghĩ nhiều về điều đó, nhưng tôi biết rằng có những cộng đồng chơi game nên theo một cách nào đó, công nghệ sẽ giúp mọi người giao tiếp và tạo mối liên kết giữa họ.)
Ngoài ra thí sinh có thể “lái” câu trả lời của mình về trong phạm vi hiểu biết của mình.
Ví dụ:
“Do you know any constellation?” (Bạn có biết bất kỳ chòm sao nào không?)
“That is an interesting question. I know astrology is a thing and it is kinda similar to constellation so I guess I know some to a degree.” (Đó là một câu hỏi thú vị. Tôi biết chiêm tinh học tồn tại và nó há tương tự với những chòm sao nên tôi đoán mình biết một số ở một mức độ nhất định.)
Tuy nhiên, thí sinh không nên sử dụng quá nhiều những cách trên vì lạm dụng quá mức những cách này sẽ làm câu trả lời trở nên thiếu trôi chảy. Thí sinh thay vào đó nên dung nạp các ý tưởng cho nhiều chủ đề khác nhau. Thí sinh có thể tham khảo ý tưởng từ một số nguồn như https://www.ielts-simon.com/, https://ieltsliz.com/, và https://Mytour.vn/bai-viet. Không chỉ vậy, ngoài các nguồn tài liệu online, sách tham khảo cũng là một nguồn tài nguyên hữu ích giúp thí sinh có thêm ý tưởng và từ vựng cho những câu hỏi khó. Một số đầu sách chất lượng có thể kể đến Tips for IELTS Speaking (Target 7+), biên soạn bởi Adam Smith, IELTS Speaking Recent Actual Tests, biên soạn bởi Wang Hong Xia và IELTS Speaking Review 2020 - Tổng hợp và Giải đề thi thật IELTS Speaking 2020 kèm Audio, biên soạn bởi Mytour.
Sử dụng thì sai hoặc không linh hoạt với các thì
Thí sinh thường hay mắc phải lỗi sai này là do trong tiếng Việt, người nói không phải chia động từ cũng như thay đổi cách phát âm dựa theo thời điểm được nhắc tới như trong tiếng Anh. Chính vì thế, đa số thí sinh thường quên mất thì cần được sử dụng và sử dụng một thì khác trong lúc nói. Ngoài ra, thí sinh có thói quen chỉ sử dụng những thì đơn giản như hiện tại đơn, quá khứ đơn hoặc tương lai đơn do không tạo thói quen sử dụng các thì khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc thể hiện khả năng ngôn ngữ của thí sinh và khó ghi điểm trong tiêu chí Grammatical Range and Accuracy.
Biện pháp khắc phục:
Đầu tiên, thí sinh đầu tiên cần phải nắm vững kiến thức về các thì trong tiếng Anh. Sau đó, thí sinh có thể viết trước câu trả lời của mình để kết hợp được nhiều thì khác nhau trong câu trả lời của mình.
Ví dụ:
Where do you live? (Bạn sống ở đâu?)
Không nên: I live in Singapore. I moved here in 2011. (Tôi sống ở Singapore. Tôi đã chuyển đến đây vào năm 2011)
Nên: Currently, I am living in Singapore. I have been living here for 10 years now. (Hiện tại, tôi đang sống ở Singapore. Tôi đã sống ở đây được 10 năm rồi.)
Phân tích ví dụ: Câu trả lời thứ nhất chỉ sử dụng thì hiện tại đơn và quá khứ đơn làm cho câu trả lời không có sự đa dạng trong ngữ pháp. Tuy nhiên, ở câu thứ hai thì sử dụng thì hiện tại tiếp diễn và hiện tại hoàn thành tiếp diễn làm cho câu trở nên đa dạng về ngữ pháp hơn cũng như thể hiện được rõ nghĩa của câu trả lời. Chính vì vậy, thí sinh có thể viết trước câu trả lời của mình để xem có thể thay thế và kết hợp các thì để cho câu trả lời trở nên đa dạng về ngữ pháp.
Trả lời câu hỏi quá ngắn hoặc quá dài
Dưới đây là 2 ví dụ cho một câu trả lời quá ngắn và quá dài:
Where were you born? I was born in Vietnam
(Bạn được sinh ra ở đâu? Tôi được sinh ra ở Việt Nam)
What is your favorite color? My favorite color is red because it is very vibrant. I also think that red represents me as a person, which is a determined person who takes action and is not afraid of taking risks. It also rhymes with my name, which is Ned and I also feel that red is a fun color so that’s why I really like the color red.
(Màu sắc yêu thích của bạn là gì? Màu yêu thích của tôi là màu đỏ vì nó rất rực rỡ. Tôi cũng nghĩ rằng màu đỏ đại diện cho tôi, một con người quyết tâm hành động và không ngại chấp nhận rủi ro. Nó cũng vần với tên của tôi, đó là Ned và tôi cũng cảm thấy rằng màu đỏ là một màu rất vui nhộn, vì vậy đó là những lý do tại sao tôi rất thích màu đỏ.)
Ở câu trả lời thứ nhất, thí sinh đã trả lời thẳng vào câu hỏi và không có diễn giải thêm cho câu trả lời của mình. Câu trả lời như vậy sẽ không cho giám khảo thấy được khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp và phát âm của thí sinh. Chính vì vậy, giám khảo không có cơ sở để chấm điểm và điểm tổng của thí sinh sẽ không vượt quá band 6.0. Nguyên nhân dẫn tới lỗi sai này là do thí sinh không hiểu rõ về những tiêu chí của bài thi, từ đó không chuẩn bị độ dài cho câu trả lời.
Ở câu trả lời thứ hai, thí sinh đã trả lời câu hỏi này quá dài. Mặc dù câu trả lời này đã đáp ứng đủ độ dài của tiêu chí Fluency and Coherence, câu trả lời này không giúp thí sinh thể hiện khả năng sử dụng từ do lỗi lặp từ “also”. Ngoài ra, việc có một câu trả lời quá dài sẽ phô ra những nhược điểm về ngữ pháp và phát âm của thí sinh, đồng thời khiến câu trả lời bị lê thê và thiếu mạch lạc. Nguyên nhân chính là do thí sinh có suy nghĩ trả lời càng dài thì điểm càng cao mà không để ý đến những khó khăn của việc trả lời quá dài.
Cách giải quyết:
Thí sinh cần hiểu rõ về từng part trong bài thi Speaking để có một câu trả lời có độ dài phù hợp.
Trong Part 1, thí sinh sẽ được hỏi về những câu hỏi chung về bản thân và các chủ đề liên quan trong cuộc sống. Phần này kéo dài từ 4 đến 5 phút, chính vì vậy, câu trả lời của thí sinh chỉ nên gói gọn trong 2-3 câu, vừa đủ để thí sinh có thể thể hiện khả năng từ vựng và ngữ pháp của mình.
Ví dụ (được tham khảo từ bài viết của Mytour)
Do you live in a house or an apartment? (Bạn sống trong một ngôi nhà hay một căn hộ?)
I live in a flat in a 25-storey apartment building with my family. I enjoy my life there because all facilities and services are available within walking distance, which means I can easily grab anything I need in just a few minutes.
(Tôi sống trong một căn hộ trong một tòa nhà chung cư 25 tầng với gia đình của tôi. Tôi tận hưởng cuộc sống của mình ở đó vì tất cả các tiện nghi và dịch vụ đều ở ngay gần đây, điều này có nghĩa là tôi có thể dễ dàng mua bất cứ thứ gì mình cần chỉ trong vài phút.)
Trong Part 2, thí sinh sẽ có 2 phút để độc thoại về một chủ đề được đưa ra. Thí sinh nên tận dụng hết 2 phút này để trả lời câu hỏi vì khi thí sinh nói được nhiều trong phần thi này, đó chính là cơ hội để thí sinh phô được khả năng tiếng Anh của mình và ghi điểm trong bài thi.
Trong Part 3, thí sinh sẽ được hỏi thêm về chủ đề trong Part 2. Các câu hỏi này tạo cơ hội cho thí sinh thảo luận thêm về các vấn đề và ý niệm trừu tượng. Phần này kéo dài từ có thể kéo dài đến 6 phút. Chính vì vậy, câu trả lời của thí sinh thường nên dài từ 5-7 câu để có thể thể hiện ý kiến của mình cũng như phô ra khả năng diễn đạt và sử dụng từ vựng.
Ví dụ:
How has the way people in your country listen to music changed?
(Cách người dân ở nước bạn nghe nhạc đã thay đổi như thế nào?)
Well, back in my childhood, we only had music that was available in physical formats, like CDs. Then, portable devices like MP3 players emerged. Now, we can fit a whole musical world in our pocket with just a smartphone. Another positive change is related to our increasing awareness of music copyrights. It’s embarrassing to admit that in the past, we Vietnamese people mostly listened to pirated music with no fee at all. Now, more and more people are willing to spend a part of their budget on audio streaming and media services providers, like Spotify, to access copyrighted music. Although it might be uncomfortable for some people to get used to, I’d say this is a much-needed change in order to protect music makers’ intellectual property rights.
(Chà, hồi còn nhỏ, chúng tôi chỉ có âm nhạc dưới các định dạng vật lý, chẳng hạn như đĩa CD. Sau đó, các thiết bị di động như máy nghe nhạc MP3 nổi lên. Giờ đây, chúng ta có thể có cả một thế giới âm nhạc ở túi của mình chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Một thay đổi tích cực khác chính là liên quan đến nhận thức ngày càng cao của chúng tôi về bản quyền âm nhạc. Thật xấu hổ khi phải thừa nhận rằng trước đây, người Việt Nam chúng ta hầu như chỉ nghe nhạc lậu mà không hề mất một khoản phí nào. Giờ đây, ngày càng nhiều người sẵn sàng chi một phần cho các nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến âm thanh, như Spotify, để truy cập nhạc có bản quyền. Mặc dù việc làm này có thể không thoải mái đối với một số người, nhưng tôi cho rằng đây là một thay đổi rất cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sản xuất âm nhạc.)
Ghi nhớ câu trả lời
Một trong những điều thí sinh hay làm khi chuẩn bị cho kì thi IELTS chính là học thuộc lòng câu trả lời với suy nghĩ rằng có thể làm tốt phần thi Speaking nếu đã thuộc các câu trả lời đã chuẩn bị trước. Tuy nhiên, trong thực tế, giám khảo có đủ kinh nghiệm để phát hiện ra thí sinh có đang sử dụng những câu trả lời đã học thuộc sẵn hay không. Những dấu hiệu của một câu trả lời học thuộc bao gồm: nói không được tự nhiên, nói nhanh và đều đều, sử dụng ngôn ngữ văn viết. Không chỉ vậy, việc học thuộc lòng câu trả lời sẽ khiến thí sinh lúng túng trước các câu hỏi mà thí sinh không chuẩn bị trước và khiến thí sinh lo lắng trong quá trình nói. Chính vì vậy, một việc tưởng như có ích sẽ khiến thí sinh mất điểm trong bài thi Speaking.
Phương pháp khắc phục:
Phạm vi chủ đề có thể được hỏi trong bài thi Speaking là rất nhiều và khả năng để vào câu hỏi thí sinh đã học thuộc lòng là rất ít. Chính vì vậy, thí sinh nên lập dàn ý cho các bài nói với nhiều chủ đề khác nhau. Việc lập dàn ý giúp thí sinh có thể vừa nhớ được các từ vựng và ngữ pháp cần dùng, vừa giúp thí sinh có thể “lái” câu trả lời của mình với những câu hỏi tương tự. Đồng thời việc lập dàn ý sẽ giúp thí sinh không phải cố nhớ ra câu trả lời và có thể làm bài thi một cách tự nhiên.
Ví dụ: Với chủ đề Music, thí sinh có thể lập dàn bài như sau:
What kinds of music do you like? (Bạn thích thể loại âm nhạc nào)
Dàn ý: Tôi thích nhiều thể loại khác nhau, tuy nhiên tôi hay nghe K-Pop hoặc rock vì những thể loại này sôi động và chúng khiến tôi cảm thấy thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi
Have you ever been to a live musical performance? (Bạn đã bao giờ đến một buổi biểu diễn nhạc trực tiếp chưa?)
Dàn ý: Tôi đã đi đến một buổi concert rock một vài ngày trước vì tôi rất thích nghe nhạc rock. Nghe thể loại nhạc này giúp tôi cảm thấy thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi. Buổi concert đó có nhiều nghệ sĩ tôi yêu thích biểu diễn nên tôi càng háo hức để đi. Tôi đã đến đó và có một khoảng thời gian rất vui và tôi mong tôi có thể đi thêm nhiều buổi concert như thế.
Lặp lại từ vựng quá nhiều lần
Nhiều thí sinh trong lúc nói thường lặp lại những từ mình đã dùng hoặc sử dụng những từ từ trong câu hỏi. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do thí sinh đã không chuẩn bị những từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc gần nghĩa để thay thế đề bài trong bài Speaking. Việc lặp lại từ vựng quá nhiều lần sẽ không được giám khảo đánh giá cao và từ đó bị trừ điểm ở tiêu chí Lexical Resources vì sử dụng vốn từ không đa dạng.
Ví dụ:
Bạn đã dành đủ thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời chưa?
Tôi không có đủ thời gian để tham gia các hoạt động ngoài trời.
Biện pháp khắc phục
Thí sinh có thể tận dụng từ điển đồng nghĩa, trái nghĩa để mở rộng vốn từ vựng của mình. Một số tài nguyên thí sinh có thể sử dụng bao gồm https://www.thesaurus.com/ và https://dictionary.cambridge.org/thesaurus/. Ngoài ra, thí sinh có thể tham khảo các sách về từ vựng như Understanding Vocab for IELTS Speaking - 2nd Edition, được biên soạn bởi Mytour.