Với mỗi dạng từ khác nhau, bạn có thể tạo ra nhiều câu khác nhau để ghi nhớ từ vựng lâu dài hơn.
3. Học theo chủ đề
Với mỗi từ, hãy liên kết chúng với những từ khác trong cùng một chủ đề (giống như việc xây dựng một sơ đồ tư duy). Điều này không chỉ giúp bạn nhớ từ mới mà còn làm tăng vốn từ vựng của bạn.
Một ví dụ khi bạn học từ CAR (danh từ):
- Nghĩ đến những danh từ liên quan đến Car: (như windscreen (kính chắn gió); wheel (bánh xe)…
- Nghĩ đến những hành động : to brake ( hãm phanh); to accelerate ( tăng tốc), to crash ( đụng xe)…
- Những tính từ mô tả: fast ( nhanh); rusty ( han gỉ)….
4. Luôn mang theo danh sách từ mới hoặc một tập giấy để ghi chép.
Viết những từ mới và ý nghĩa của chúng (có thể kèm theo ví dụ) trong một tập giấy nhỏ mà bạn có thể mang theo bên mình mọi lúc và đọc chúng bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi (bạn cũng có thể dùng điện thoại thông minh để học).
Làm theo cách này giúp bạn có thể nhìn thấy chúng thường xuyên và thâm nhập sâu vào trí nhớ.
5. Tạo thẻ ghi nhớ
Với mỗi từ, hãy tạo một thẻ ghi nhớ, một phần ghi từ mới, một phần ghi nghĩa của chúng. Dán chúng ở những nơi mà bạn thường xuyên nhìn thấy. Khi bạn có nhiều thẻ ghi nhớ như vậy, bạn có thể thay đổi và chọn ngẫu nhiên một vài để kiểm tra khả năng nhớ của mình.
6. Tìm kiếm một số ví dụ trên internet.
Hãy nhập từ mới vào công cụ tìm kiếm và viết ra 7 câu khác nhau có chứa từ đó. Bằng cách này, bạn sẽ nhìn thấy từ mới trong ngữ cảnh và có thể hình dung ra một số từ vựng khác liên quan. Để có kết quả tốt, hãy làm điều này mỗi ngày trong 1 tuần liên tục, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
7. Ôn lại từ vựng mới
Bạn sẽ quên những từ mới mới học nếu như không ôn lại. Bạn có thể nghĩ rằng, trong khoảng thời gian học bạn đã nhớ nghĩa và cách sử dụng của chúng. Nhưng khoảng 1 tuần sau khi học, bạn lại không thể nhớ từ mới đó là gì. Để thực sự ghi nhớ một từ, bạn cần phải sử dụng thường xuyên, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài để khắc sâu vào trí nhớ.