1. Định nghĩa của thoát vị đĩa đệm cổ
Trong cơ thể con người có 24 đốt sống từ cổ đến thắt lưng. Các đốt sống này được nối với nhau bởi đĩa đệm. Ở phần cổ, có 7 đốt sống từ C1 đến C7. Thoát vị đĩa đệm cổ là khi các đĩa đệm này bị yếu đi, làm cho nhân nhầy bên trong thoát ra, lệch khỏi vị trí ban đầu và chèn vào dây thần kinh, gây đau đớn cho bệnh nhân.
C5 C6 là vị trí phổ biến bị thoát vị. Đây là phần chịu áp lực lớn và phải vận động thường xuyên. Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra ở đây.
Thoát vị đĩa đệm cổ thường xuyên xảy ra ở người cao tuổi.
2. Phát hiện dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ
Ban đầu, thoát vị đĩa đệm cổ thường bị nhầm lẫn với đau vai gáy hoặc đau do tư thế ngủ không đúng.
Dấu hiệu lâm sàng bao gồm cảm giác đau ở vùng cổ và vai, đôi khi kéo dài xuống cánh tay.
Khi bệnh trở nặng, việc vận động sẽ trở nên khó khăn hơn. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi thực hiện các động tác như giơ tay lên cao, đưa tay ra sau lưng, quay đầu, hoặc cúi người. Đi bộ cũng trở nên đau đớn và khó khăn hơn.
Khi phần đĩa đệm lệch chèn ép lên tủy, có thể làm yếu cơ chân tay, khiến cho việc đi lại trở nên không vững và bước đi không ổn định.
Ngoài ra, những dấu hiệu khác bao gồm đau ở một bên của lồng ngực, khó tiểu, táo bón, và khó thở. Đây là những biến chứng nhẹ của thoát vị đĩa đệm cổ.
Các vị trí thường bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm cổ
3. Các nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cổ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ ở cột sống cổ. Trong đó, có những nguyên nhân phổ biến sau đây:
Tuổi già:
Ở người cao tuổi, đĩa đệm mất dần nước và hoạt động kém đi, do đó, chỉ cần một tác động nhẹ từ bên ngoài cũng có thể làm đĩa đệm lệch.
Yếu tố di truyền:
Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình đã từng mắc thoát vị đĩa đệm cổ cũng là một nguyên nhân không hiếm.
Do lối sống:
Những người hút thuốc lá, ít vận động, và có chế độ dinh dưỡng không cân đối đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm cổ.
Vận động sai tư thế:
Việc xoay cổ, chạy nhảy mạnh, vận động không đúng tư thế, hoặc những người nâng vác vật nặng, tạo ra áp lực lớn cho vùng cổ cũng có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cổ cao.
4. Làm thế nào để nhận biết có bị thoát vị đĩa đệm cổ không?
Thoát vị đĩa đệm cổ có thể được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu của người bệnh. Tuy nhiên, để biết chính xác tình trạng thoát vị và vị trí thoát vị là ở đâu, phương pháp duy nhất là sử dụng cộng hưởng từ (MRI). Qua hình ảnh MRI, có thể nhìn thấy rõ đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí và tình trạng của nó như thế nào, liệu có chèn vào trước hay sau thân đốt sống, và liệu nó đã thoát hẳn ra khỏi vị trí hay chưa. Cũng có thể đo chiều cao của đốt sống, xác định tình trạng thoái hóa xương, và sự cong vẹo của cột sống cổ. Đặc biệt là phát hiện khả năng chèn ép của đĩa đệm lên tủy sống hoặc rễ dây thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm cổ gây ra cảm giác đau nhức cho người bệnh
5. Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?
Sử dụng thuốc: Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) như naproxen, ibuprofen,… được sử dụng để giảm đau ở cổ, vai gáy cho bệnh nhân. Cũng có thể sử dụng thuốc dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thường gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Phẫu thuật: Với những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được thực hiện để điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, số lượng người cần phẫu thuật không nhiều, chỉ chiếm khoảng 5% số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ.
Tuy nhiên, mọi phương pháp điều trị chỉ đảm bảo ngăn ngừa bệnh tiến triển và duy trì cuộc sống bình thường cho người bệnh. Một khi đã thoát vị, đĩa đệm và cột sống sẽ không thể phục hồi như ban đầu.
Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cổ là một thách thức
6. Các biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ
Nếu thoát vị đĩa đệm cổ không được điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
Đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh có thể gây ra cảm giác đau buốt, thiếu máu não.
Hạn chế vận động của bệnh nhân.
Đĩa đệm chèn ép vào tủy sống có thể gây tàn phế cả đời.
Hẹp ống sống gây ra đau đớn nghiêm trọng.
Rối loạn thần kinh thực vật.
7. Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm cổ
Như đã đề cập trước đó, thoát vị đĩa đệm không thể chữa hoàn toàn mà chỉ có thể ngăn ngừa tiến triển bệnh, giảm đau và duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Vì vậy, ai cũng nên biết cách phòng tránh căn bệnh này. Để tránh thoát vị đĩa đệm, quan trọng nhất là duy trì những thói quen sau:
Thực hiện thường xuyên các hoạt động thể dục. Lựa chọn các bài tập như yoga, bơi lội, đi bộ, thái cực quyền,...
Giảm cân để duy trì cân nặng hợp lý nếu có thừa cân béo phì.
Hạn chế ngồi lâu. Giữ tư thế ngồi thẳng lưng, và thực hiện vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1 - 2 tiếng đồng hồ.
Tránh bê, vác vật quá nặng.
Duỵt trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung canxi, vitamin D và Chondroitin Sulfate cho người trên 30 tuổi.
Tránh sử dụng các chất gây hại như rượu, bia, thuốc lá,...
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.