Theo như IELTS Band descriptor, thí sinh có nguyện vọng đạt band điểm 7+, trong tiêu chí lexical resource phải sử dụng “less common and idiomatic vocabulary” (những từ vựng ít phổ biến và có đặc tính rõ rệt). Ví dụ, khi giám khảo đưa ra những câu hỏi về chủ đề Clothes, thí sinh nên dùng những từ vựng như “fashionable”, “stylish”, “hard-wearing”… thay vì chỉ dùng những tính từ quá phổ biến như “good”, “interesting”, “beautiful”. Hiện nay, chủ đề nóng hổi nhất trên toàn thế giới chắc chắn phải kể đến đại dịch COVID-19 khi tin tức về đại dịch luôn nằm trên trang nhất của các mặt báo lớn nhỏ. Do đó, không khó để nhận ra đây đang là một vấn đề xã hội đang rất được quan tâm. Đồng thời, việc COVID-19 hoành hành suốt hơn 2 năm qua đã biến đại dịch này trở thành chủ đề quen thuộc trong cuộc sống của mỗi người. Tác giả tin rằng thí sinh nên chuẩn bị những từ vựng liên quan tới COVID-19 để có thể áp dụng dễ dàng vào bài thi IELTS Speaking. Ngoài ra, bài viết sẽ giới thiệu đến người đọc 2 phương pháp học từ vựng chủ đề COVID-19 đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng được.
Key takeaways:
1. Giới thiệu 7 từ vựng quen thuộc về chủ đề COVID-19
2. Giới thiệu 2 phương pháp học từ vựng
Học qua ví dụ về bản thân
Học bằng phương pháp trộn ngôn ngữ
3. Ứng dụng các từ vựng trên vào bài thi Speaking Part 2
7 từ vựng thông thường về đề tài COVID-19
Đại dịch /pænˈdemɪk/: đại dịch
“Pandemic” có nghĩa tiếng Anh là “a disease that spreads over a whole country or the whole world”, tức là một “disease” (căn bệnh) lan rộng khắp một đất nước hoặc toàn thế giới. Do đó, “pandemic” chỉ một dịch bệnh có quy mô lớn hơn rất nhiều so với từ “epidemic” (bệnh dịch). “pandemic” lây lan toàn thế giới, trong khi “epidemic” chỉ nằm trong phạm vi khu vực.
“Pandemic” vừa có thể được sử dụng như danh từ, vừa là tính từ. Trước khi “pandemic” được coi như là một danh từ, nó đã từng là tính từ giống như “epidemic”. Do đó, người đọc có thể thấy tại sao 2 từ này lại có đuôi “-ic”. Ngoài ra, 2 từ vựng này còn có một sự liên tưởng thú vị với tính từ “tragic” (bi kịch) vì tính chất nghiêm trọng của hậu quả mà các loại bệnh dịch mang lại.
Ví dụ: The frontline forces should be provided more support in fighting against the global pandemic. (Lực lượng tuyến đầu nên được hỗ trợ thêm trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu).
Bùng phát /ˈaʊtbreɪk/: sự lan rộng
“outbreak” nghĩa là “sự bắt đầu đột ngột của thứ gì đó khó chịu, đặc biệt là bạo lực hoặc bệnh dịch”. Người đọc có thể liên kết “outbreak” với 3 từ vựng về dịch bệnh là “disease”, “epidemic” và “pandemic” như sau: Sự “outbreak” của một “disease” sẽ dẫn đến “epidemic”, và khi “epidemic” lan rộng, nó sẽ trở thành “pandemic”.
Ví dụ: Another COVID-19 outbreak is inevitable after people leaving Ho Chi Minh City to return to their hometowns. (Một đợt bùng phát COVID-19 khác là điều không thể tránh khỏi khi nhiều người rời Thành phố Hồ Chí Minh để trở về quê)
Cách ly /ˈkwɒrəntiːn/: khoảng thời gian cách biệt, kiểm dịch
“quarantine” được dùng để chỉ khoảng thời gian mà con người hoặc con vật bị (hoặc có thể bị) nhiễm bệnh, được cách li khỏi người hoặc vật khác để tránh dịch bệnh lây lan. Từ này thường được sử dụng dưới dạng danh từ.
Ví dụ: People entering Vietnam can choose to practice quarantine in hotels if they have enough budget. (Người nhập cảnh Việt Nam có thể chọn thực hiện thời gian cách li tại khách sạn nếu họ có đủ kinh phí)
Tự cách ly /ˌself aɪsəˈleɪʃn/: tự cách ly
Trước hết, ta sẽ đi từ định nghĩa của “isolation”. Từ này có nghĩa là hành động tách biệt người hay vật nào đó đã nhiễm bệnh với người hoặc vật khác để tránh dịch bệnh bị lây lan. Tiền tố “self” được thêm vào đằng trước ý chỉ hành động tự cách li với người khác khi bản thân đã bị nhiễm bệnh.
Ví dụ: Travellers who have got at least 2 doses of vaccine must do COVID-19 tests, while unvaccinated ones have to go through self-isolation at home. (Khách du lịch được tiêm phòng ít nhất 2 mũi phải thực hiện kiểm tra COVID-19, trong khi những người chưa được tiêm phòng sẽ phải tự cách li tại nhà)
Phân biệt “quarantine” và “isolation”
Thoạt nhìn, ta có thể thấy nghĩa của từ “quarantine” và “isolation” khá giống nhau. Tuy nhiên, 2 từ vựng này vẫn có đôi chút khác biệt. Theo từ điển Merriam-Webster, “isolation” được dùng khi cách li người đã nhiễm bệnh khỏi những người đang khỏe mạnh, còn “quarantine” được dùng khi tách biệt hoặc hạn chế hoạt động của những người đã có tiếp xúc với nguồn bệnh để kiểm tra xem họ có bệnh hay không.
Phân biệt xã hội /ˌsəʊʃl ˈdɪstənsɪŋ/: giãn cách xã hội
Danh từ “social distancing” chỉ hành động giữ khoảng cách an toàn giữa bản thân và người khác để tránh làm lây lan dịch bệnh, thường được thực hiện trong phạm vi cộng đồng. Việc giữ khoảng cách an toàn ở đây bao gồm cách xa người khác tối thiểu 2 mét, tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác trong khoảng thời gian bùng dịch (outbreak) để hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Ví dụ: Ho Chi Minh applies social distancing under Directive 16 measures which requires people to stay home and only go out for basic necessities like buying food or medicines. (Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, yêu cầu người dân ở nhà và chỉ ra ngoài khi cần thiết như mua thực phẩm, thuốc men)
Miễn dịch đám đông /ˌhɜːd ɪˈmjuːnəti/: miễn dịch cộng đồng
Cụm từ “herd immunity” chỉ việc không bị nhiễm bệnh khi phần lớn dân cư đã được miễn dịch (có thể từ việc đã bị nhiễm và khỏi bệnh trước đó hoặc được tiêm chủng). Nhờ “herd immunity”, cả cộng đồng sẽ được bảo vệ khỏi dịch bệnh và việc lây lan sẽ không diễn ra.
Ví dụ: Herd immunity and vaccines diversity are what Vietnam is aiming to. (Miễn dịch cộng đồng và đa dạng nguồn vắc xin là thứ mà Việt Nam đang hướng tới)
Covid kéo dài /ˌlɒŋ ˈkəʊvɪd/: Covid dài hạn
Danh từ “long Covid” dùng để chỉ tình trạng bệnh lí của một vài bệnh nhân đã từng mắc Covid-19 và tiếp tục chịu những tác động của bệnh (ví dụ: mệt mỏi, ho, khó thở, nhức đầu,…) trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau đó.
Ví dụ: Some long Covid cases where symptoms last many weeks after recovery have been found in Vietnam, some even after being vaccinated. (Việt Nam đã phát hiện một số ca bệnh, trong đó có những ca đã tiêm vắc xin, có triệu chứng Covid dài hạn sau khi đã khỏi bệnh)
Giới thiệu 2 phương pháp học từ vựng nhanh và hiệu quả
Học từ vựng qua các ví dụ về bản thân
Người học ngoại ngữ thường gặp vấn đề là biết nhiều từ vựng, nhưng lại không vận dụng được vốn từ đó. Lí do là vì dù đã biết nghĩa của từ, vẫn rất khó để sử dụng từ vựng đúng ngữ cảnh. Do đó, người học nên liên kết từ vựng với bản thân bằng cách đặt các ví dụ liên quan tới sở thích cá nhân, gia đình, bạn bè hoặc bất cứ thứ gì gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Bằng việc đưa các từ vựng mới vào những ngữ cảnh quen thuộc, người học sẽ ghi nhớ từ lâu hơn, biết cách kết hợp với các từ khác cũng như tránh trường hợp sử dụng từ thiếu tự nhiên.
Ví dụ 1: My sister has gone into self-isolation after her colleague tested positive for COVID-19. (Chị gái tôi đã phải tự cách li sau khi đồng nghiệp của chị ấy dương tính với COVID-19)
Ví dụ 2: People around me think that there’s no need to be in quarantine anymore if everyone gets at least 2 vaccine shots. (Mọi người xung quanh tôi nghĩ rằng không cần cách li nữa nếu ai cũng được tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin)
Nhược điểm: một từ có thể có nhiều nghĩa và có nhiều ngữ cảnh sử dụng khác nhau, người đọc sẽ cảm thấy khó khăn khi tìm các ví dụ vừa quen thuộc, vừa đúng ngữ cảnh.
Học từ vựng bằng phương pháp pha trộn ngôn ngữ
Phương pháp này bắt nguồn từ cách học ngôn ngữ của người Do Thái. Cách học của họ rất thú vị. Khi muốn học ngoại ngữ, họ sẽ trộn các từ vựng mới vào câu chuyện tiếng Do Thái. Một khi đã thành thục sử dụng các từ đó, họ sẽ tăng tần suất xuất hiện của ngoại ngữ trong câu chuyện gốc. Người Việt cũng đã học rất nhiều từ tiếng Anh bằng phương pháp này mà không hề hay biết. Ví dụ như từ “fan” dùng để chỉ “người hâm mộ” được sử dụng rộng rãi mà không ai bận tâm phải dịch từ đó sang tiếng Việt. Đó là bởi vì từ “fan” đã được áp dụng vào các cuộc nói chuyện hàng ngày, được trộn vào các câu chuyện bằng tiếng Việt một cách tự nhiên và hiệu quả.
Sau đây, tác giả sẽ giới thiệu câu chuyện về đại dịch COVID-19 vừa qua tại Việt Nam, trong đó có trộn một số từ vựng đã được giải thích ở phía trên. Người đọc có thể áp dụng phương pháp trộn ngôn ngữ này theo các bước như sau:
Đọc nhanh toàn bộ câu chuyện, bỏ qua các từ vựng tiếng Anh để có thể nắm ý chính.
Đọc lại lần nữa, khi gặp các từ tiếng Anh, hãy dự đoán nghĩa của cụm từ đó để mở khóa cụm từ.
Dò lại nghĩa chính xác của từ, ghi chú, đồng thời đặt ví dụ về bản thân như phương pháp đã được đề cập phía trên.
Ôn tập bằng cách đọc lại câu chuyện và sử dụng những từ vựng mới thường xuyên.
Ví dụ: Việt Nam đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề kể từ đợt outbreak COVID-19 lần thứ tư diễn ra vào tháng 5/2021. Pandemic toàn cầu này đã khiến hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, hơn 23 nghìn người tử vong. Mặc dù đã tích cực áp dụng social distancing theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, người dân vẫn phải hứng chịu nhiều mất mát, đau thương. Ngày càng có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, rất nhiều người dù đã khỏi bệnh vẫn trải qua các triệu chứng long Covid như mệt mỏi, ho, khó thở, nhức đầu,... Với tốc độ lây lan khó kiểm soát, cách duy nhất để Việt Nam có thể đạt herd immunity chính là tiêm chủng và áp dụng các biện pháp 5K.
Nhược điểm: Không có nhiều các câu chuyện vừa dễ hiểu, vừa có chứa các từ vựng cần học. Học viên có thể khắc phục bằng cách tự viết nên những câu chuyện và lồng ghép từ mới vào đó.
Áp dụng các từ vựng về chủ đề COVID-19 vào phần thi Speaking Part 2
You should say:
What the article was
When and where you read it
What you learned from the article
Explain why you think it is a good or bad article
Answer:
These days, it’s not really difficult to see articles about COVID-19 pandemic everywhere on newspapers and social media. As a person who really loves to educate herself and get new information everyday, I have developed a habit of reading online news since the outbreak started.
A few weeks ago, Ho Chi Minh City launched the vaccination campaign for children in the age of 12-18. My sister is 13, which means that she was eligible to get vaccination. Although being excited about this news, I was a little bit worried about how the vaccine works in the kids’ bodies. That’s why I had to count on Google to know more about the situation, which I believed could help my family prepare better for my sister’s first Covid vaccine dose. This was when I found out about an article in The New York Times. It was about the hesitation of parents in getting their children vaccinated.
It provides me with many different aspects on how parents in other countries think about Covid-19 vaccines for children. On the one hand, some agreed that vaccines are the only way to achieve herd immunity as well as reduce long Covid symptoms. On the other hand, other people believed that vaccines would cause some sorts of side effects which could have a bad influence on the kids’ cardiovascular system.
After reading, I came to know why parents were still reluctant to consent to children getting Covid shots. However, I would have to say that without everyone being vaccinated, it will take ages to get back to pre-Covid life. The whole world has to be in quarantine and have to practice social distancing day after day. Once we reach herd immunity thanks to vaccines, children can go to school, we can travel again without going into self-isolation and interact with one another safely and normally.
Estimated band score: 7.0
Bản dịch câu trả lời:
Những ngày này, không khó để có thể nhìn thấy các bài báo về đại dịch Covid-19 trên các mặt báo và mạng xã hội. Là một người rất thích học hỏi và tìm tòi thông tin mới mỗi ngày, tôi đã xây dựng thói quen đọc báo mạng kể từ khi việc bùng dịch xảy ra.
Vài tuần trước, Thành phố Hồ Chí Minh khởi động chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 12-18 tuổi. Em gái của tôi 13 tuổi, điều này có nghĩa là nó đủ điều kiện để được tiêm ngừa. Mặc dù rất phấn khởi vì thông tin này, tôi vẫn cảm thấy lo lắng về cách hoạt động của vắc xin trong cơ thể trẻ em. Do đó, tôi đã nhờ đến Google để biết thêm thông tin về tình huống này. Tôi tin rằng việc này sẽ giúp gia đình tôi chuẩn bị tốt hơn cho mũi tiêm đầu tiên của em gái. Đây cũng là lúc tôi tìm ra bài báo trên trang The New York Times. Bài báo viết về sự chần chừ của các bậc phụ huynh khi tiêm phòng cho trẻ.
Bài báo đã cho tôi biết thêm về nhiều khía cạnh suy nghĩ của phụ huynh ở các nước khác khi tiêm phòng Covid-19 cho trẻ. Một mặt, một số người đồng ý rằng vắc xin là cách duy nhất để đạt miễn dịch cộng đồng cũng như giảm các triệu chứng Covid dài hạn. Mặt khác, nhiều người cho rằng vắc xin có những tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêm mạch.
Sau khi đọc xong, tôi đã biết lí do tại sao nhiều bố mẹ lại lưỡng lự trong việc chấp thuận cho trẻ tiêm vắc xin. Tuy nhiên, tôi phải nói rằng nếu tất cả mọi người không tiêm phòng, việc trở lại cuộc sống trước khi có dịch Covid sẽ còn rất xa vời. Cả thế giới phải cách li, thực hiện giãn cách xã hội ngày qua ngày. Một khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ vào việc tiêm chủng, trẻ em có thể trở lại trường, chúng ta lại được đi du lịch mà không cần quá trình tự cách li, hay tương tác với nhau một cách an toàn và bình thường.
Band điểm ước lượng: 7.0
Mở rộng từ vựng:
vaccination campaign (n): chiến dịch tiêm chủng
get vaccination/get vaccinated/get Covid shots (v): được tiêm chủng
Covid vaccine dose (n): mũi tiêm ngừa Covid
pre-Covid life (n): cuộc sống trước dịch Covid-19
Bài tập thực hành từ vựng
Bài 1: Chọn định nghĩa đúng của từ:
1. outbreak | a. tự cách li |
2. self-isolation | b. Covid dài hạn |
3. pandemic | c. cách li xã hội |
4. long Covid | d. khoảng thời gian cách li, kiểm dịch |
5. quarantine | e. miễn dịch cộng đồng |
6. social distancing | f. đại dịch |
7. herd immunity | g. bùng dịch |
Bài 2: Điền từ vào chỗ trống:
1. A: I can’t believe the last time I went to a concert was 2 years ago.
B: I know right. The thing is that although concerts are allowed if the fans practice ____, I don’t think it’s safe enough.
2. COVID-19 is not the first global ____. There were way more infectious diseases occurred during our history. How horrible is that!
3. A: Will COVID-19 be a normal disease in the near future?
B: To my knowledge, people who get Covid-19 will have ____ months after their recovery. They can experience depression, loss of taste and even heart damage. I don’t think COVID-19 would become a normal disease due to its detrimental effects on a person.
2. If you test positive for Covid, you must go through ____ in order not to transmit to other people.
3. People in Ho Chi Minh City have been in ____ since July, which takes a heavy toll on Vietnam’s economy.
4. The whole world has witnessed multiple waves of COVID-19 ____.
5. Many people believe that Covid ____ is probably impossible because vaccinated people can still spread the virus.
Giải đáp:
Bài 1: 1g 2a 3f 4b 5d 6c 7e
Bài 2: 1. giãn cách xã hội 2. đại dịch 3. Covid dài hạn 4. tự cách ly 5. cách ly 6. bùng phát 7. miễn dịch đám đông