
“Ghosting” là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả hành động của một người đột ngột ngừng liên lạc hoặc chấm dứt mọi hình thức giao tiếp mà không có lời giải thích hay thông báo trước. Hành vi này thường xảy ra trong các mối quan hệ cá nhân hoặc tình cảm, khi một người tự ý biến mất khỏi cuộc trò chuyện hay mối quan hệ mà không để lại bất kỳ lời chia tay, lý do cụ thể. “Ghosting” có thể để lại sự tổn thương và bối rối cho người bị “ghost”, vì họ không biết chính xác tại sao người kia lại chọn cách biến mất một cách đột ngột như vậy.
1. Đơn giản nhất là không có câu trả lời
Chúng ta có thể bình thường hóa việc bị “ghost” khi liên tục nhắc nhở bản thân rằng đôi khi câu trả lời là không trả lời gì cả. Đối với một số người, im lặng là một hình thức giao tiếp và họ dùng cách đó để đối đãi với bất kỳ ai chứ không riêng mỗi ta. Thay vì đắm chìm trong sự xấu hổ và cố tìm lời giải, bạn nên dành thời gian cho những mối quan hệ mới, chúng ta xứng đáng nhận được sự đối đãi tôn trọng từ tất cả mọi người.
2. Không nên xem “Ghosting” là lỗi của bạn
Nhiều người có xu hướng đổ lỗi cho chính mình khi chẳng tìm được lý do hay lời giải thích thỏa đáng cho việc bản thân bị “ghost”. Thế nhưng, tại sao phải tự trách bản thân khi bạn mới là người hứng chịu hậu quả từ hành động có chủ đích của đối phương? Việc một ai đó đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời của bạn sẽ không phản ánh bất kỳ điều gì về giá trị cá nhân của bạn. Không phải bạn chưa đủ tốt mà đôi khi người ấy chưa đủ chín chắn để nói chuyện thẳng thắn với bạn.
3. Mở rộng mối quan hệ mới
Cảm giác xấu hổ, hụt hẫng, tự ti… những lần bị “ngó lơ” dần hình thành trong bạn nỗi ám ảnh mang tên “ghoster”. Bạn tự dựng cho riêng mình một bức tường để tách biệt bản thân khỏi những mối quan hệ mới. Bạn bắt đầu áp đặt lối suy nghĩ có tất cả hoặc không có gì vào tình yêu: “Lại yêu đương à?”, “Tất cả mọi người ngày nay đều thích chơi đùa bằng cách này”…
Cứ như vậy, bạn thẳng thừng tuyên bố với người thân và bạn bè rằng sẽ không bao giờ hẹn hò nữa. Thế nhưng, đừng để những người thực hiện hành vi “ghosting” khiến bạn phải bận lòng và mất niềm tin vào các mối quan hệ chân thật. Trong hàng tỷ người trên thế giới, chắc chắn bạn sẽ tìm được một người thật sự biết quan tâm và dành cho bạn sự chú ý đúng mực.
4. Tự chữa lành bằng cách thực hiện thiền định và chánh niệm
Theo chuyên gia Y khoa thế giới, lấy độc trị độc là phương pháp trị liệu phổ biến cho những người chịu nhiều tổn thương tình cảnh sâu sắc. Chánh niệm – giúp nâng cao lòng trắc ẩn, sẽ giúp người bị “ghost” chấp nhận đau buồn và dần thoát khỏi cảm xúc tiêu cực.
Ngay khi những ký ức không đẹp về “ghoster” xuất hiện, thay vì đánh lạc hướng bản thân, hãy thử thực hiện các phương pháp chánh niệm như thiền định và tự nhủ rằng: “Đây là khoảnh khắc đau khổ nhất cuộc đời”. Sau thời gian làm quen với cảm xúc, bạn cũng điều chỉnh lại suy nghĩ về họ: Mối quan hệ này vốn không lành mạnh khi một trong hai bên phá vỡ cam kết bằng những hành động thiếu chín chắn. Cái giá của sự im lặng có thể đánh mất lòng tin con người. Vì vậy, không cần chấp nhất những người không đáng tin cậy.
Emotions will dissipate if we know how to confide our sorrows to the right person, at the right time. Spending time with those who are willing to accept our true selves and love us like parents, friends, siblings in the family... is extremely necessary and important. It shows that you are not alone, fighting against negative emotions on your own. They can also provide useful advice from an outsider's perspective who understands you very well. Don't miss the opportunity to listen and heal from other relationships just because of a little insecurity or anxiety!
6. ĐỊNH RÕ RÀNG RANH GIỚI
Being 'ghosted' can lead to many negative emotions and you will question yourself many times. Perhaps, you cannot accept the sudden disappearance of someone you used to be close to. However, chasing a 'ghost' is impossible and it can even negatively affect your mental health.
The best way is to accept the truth and eliminate everything related to the 'ghoster': hide all old messages, delete the phone number... consider them as if they have never appeared in your life. Think that you are not the first person and also not the last one to be 'ghosted' by them. Because they did not confront you directly, you should see this as the end of a relationship with an unreliable person.
7. HÃY XEM ĐÂY NHƯ LÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Rất khó tránh khỏi cảm giác thất vọng hoặc xấu hổ khi người thân thiết thường xuyên biến mất một cách bí ẩn. Nhưng, cuối cùng, đó cũng là một bài học kinh nghiệm để bạn có thể trưởng thành và tiến xa hơn, dù quá trình đó có thể mang lại một vài vết thương khó lành.
Bạn dần nhận ra rằng, người được lòng hầu hết mọi người thường biết lắng nghe và đồng cảm. Khả năng giao tiếp và thấu hiểu người khác là vô cùng cần thiết trong một mối quan hệ. Còn những kẻ 'ghoster' thường có khuynh hướng lẩn tránh và biến mất khi họ phải đối mặt với những thách thức về cảm xúc với người khác - chẳng hạn như trong một cuộc tranh cãi hoặc gặp khó khăn trong việc chấm dứt một mối quan hệ với người khác. Từ những trải nghiệm của chính bản thân, bạn sẽ học được nhiều bài học hơn cho riêng mình, chẳng hạn như cách cư xử tinh tế và lịch sự hơn khi kết thúc một mối quan hệ
8. NHẬN BIẾT RÕ VỀ BẢN THÂN
Sau một thời gian dài không liên lạc, nếu bạn vẫn mở lòng tiếp tục gặp gỡ với 'ghoster', đây là lúc bạn nên tự nhìn lại bản thân. Các chuyên gia tâm lý cho biết những người có xu hướng bào chữa hành vi tiêu cực của người khác thường có một quá khứ bất hạnh hoặc lớn lên trong môi trường bạo lực. Họ sẽ chữa lành nỗi đau của chính mình bằng cách phụ thuộc vào mối quan hệ đã làm tổn thương họ. Vì vậy, bạn cần xác định rõ những tổn thương của mình, bao gồm những vết thương và ám ảnh từ thời thơ ấu đến nay để có thể thoát khỏi 'vòng lặp' đang hạn chế bạn đến hạnh phúc.