Bằng cách cân nhắc kỹ lưỡng 8 điều trong bài viết này, bạn sẽ giúp cho quá trình lựa chọn xe ô tô phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng này khi bạn đang muốn sở hữu một chiếc xe hơi.
1. Nhu cầu cá nhân
Một trong những bước quan trọng đầu tiên bạn cần xem xét trước khi mua ô tô chính là nhu cầu cá nhân của mình. Bạn cần chiếc xe ô tô để đi lại hàng ngày, để du lịch, hay để kiếm tiền…? Bạn cũng cần xem xét liệu bạn sẽ di chuyển trong thành phố đông đúc hay trên đường cao tốc, địa hình khó khăn… Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến việc bạn chọn một chiếc xe ô tô phù hợp với nhu cầu và mong muốn cá nhân của mình.
2. Sở thích khi mua xe hơi
Hiểu rõ về sở thích khi mua xe ô tô sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn mẫu mã và thương hiệu xe phù hợp. Một số người sẽ ưa chuộng sự sang trọng và hiện đại, trong khi người khác lại thích tính linh hoạt và không gian rộng rãi như SUV hoặc Crossover. Nếu bạn thích di chuyển tiện lợi trong thành phố, bạn có thể cân nhắc một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu, trong khi nếu bạn muốn du lịch, bạn cần một chiếc xe thoải mái và tiện nghi.
3. Ngân sách khi mua xe ô tô
Dựa vào số tiền bạn có để mua xe ô tô, bạn có thể tìm ra dòng xe phù hợp cũng như lựa chọn giữa xe mới và xe đã qua sử dụng. Việc quản lý tài chính cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bao gồm cả phương thức thanh toán, lãi suất và thời hạn vay nếu bạn muốn vay ngân hàng để mua xe.
Hiểu rõ về chi phí trước khi mua xe ô tô giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với tình hình tài chính cá nhân, tránh gánh nặng không đáng có khi sở hữu chiếc xe ô tô.
4. Chi phí hàng tháng
Bên cạnh số tiền cần chuẩn bị để mua xe, việc tính toán các chi phí vận hành hàng ngày cũng rất quan trọng như: Chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí sửa chữa, bảo hiểm và cả chi phí nhiên liệu cũng cần được xem xét để hiểu rõ hơn về tổng chi phí sở hữu và vận hành xe.
Chi phí hàng tháng khi mua xe ô tô có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giá xe, lãi suất vay (nếu bạn trả góp), chi phí bảo hiểm, bảo dưỡng, nhiên liệu và các chi phí phát sinh khác như thuế, phí đăng ký, phí bảo trì đường bộ… Việc tính toán chi phí hàng tháng khi mua xe ô tô giúp bạn dự trù nguồn tài chính phù hợp và không gây áp lực trong việc quản lý tài chính cá nhân.
5. Độ bền, tính an toàn và các tính năng của xe ô tô
Sau khi đã chọn được dòng xe ô tô phù hợp, bước tiếp theo là kiểm tra các tính năng như hệ thống phanh ABS, túi khí, hệ thống kiểm soát ổn định (ESP), cảm biến va chạm, hệ thống cảnh báo điểm mù. Hay các tính năng hiện đại như hệ thống giải trí, hỗ trợ lái xe tự động, camera lùi… trước khi mua xe ô tô.
Bạn cũng có thể tham khảo Đánh Giá An Toàn từ Tổ Chức Đánh Giá Xe Hơi như IIHS, Euro NCAP thường cung cấp thông tin đánh giá độ an toàn của các mẫu xe. Hoặc tìm hiểu từ người thân về dòng xe bạn muốn mua. Ngày nay, các hãng đều có buổi lái xe thử nghiệm giúp khách hàng trải nghiệm cũng như đánh giá chất lượng xe, bạn có thể đến các cửa hàng ô tô để được tư vấn tận tình nhất nhé.
6. Thông tin về xe
Kiểm tra lịch sử hoạt động của xe là điều quan trọng bạn cần làm trước khi mua ô tô để đảm bảo rằng chiếc xe bạn đang xem xét có tình trạng tốt và không có vấn đề nào nghiêm trọng. Những thông tin quan trọng bạn cần biết như:
- Lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa: Kiểm tra xem xe đã từng được sửa chữa hay có những vấn đề lớn như va chạm, thay đổi động cơ, v.v.
- Kiểm tra sổ đăng ký xe: Xác minh thông tin trong sổ đăng ký xe, đảm bảo rằng thông tin về xe, chủ sở hữu và lịch sử chuyển đổi đều chính xác.
- Trạng kỹ thuật của xe: Thực hiện kiểm tra kỹ thuật chi tiết của xe, bao gồm động cơ, hộp số, hệ thống phanh, khung xe, và các yếu tố khác để đảm bảo rằng xe đang trong tình trạng tốt.
7. Lựa chọn nơi mua xe
Khi xem xét nơi mua xe ô tô, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau, mỗi nơi đều mang lại những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số địa điểm phổ biến để mua xe ô tô và những điều cần xem xét:
- Đại lý: Lựa chọn này phù hợp vì đại lý thường đáng tin cậy về chất lượng xe và dịch vụ sau bán hàng. Tuy nhiên, giá cả thường cao hơn do bao gồm các phí môi giới và chi phí khác.
- Mua từ chủ xe cũ: Phương thức này thường có giá thấp hơn so với thị trường và bạn có thể thương lượng trực tiếp với người bán để có mức phí hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần cẩn thận vì khi mua xe ô tô từ chủ cũ thì không có bảo hành chính hãng, và cũng có thể gặp tình trạng xe cũ không đảm bảo.
- Sàn mua bán ô tô: Nơi này cung cấp nhiều lựa chọn từ các đại lý, xe cũ,.. đa dạng phù hợp với nhu cầu của từng người. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng với thông tin xe, cũng như vấn đề chất lượng và lịch sử của xe.
8. Giấy tờ cần thiết khi mua xe ô tô
Chuẩn bị các giấy tờ trước khi mua xe ô tô giúp đảm bảo rằng giao dịch mua bán diễn ra một cách trơn tru và đúng quy định pháp luật. Đồng thời, đừng quên kiểm tra kỹ thông tin trên các giấy tờ để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ. Các giấy tờ cần thiết khi mua ô tô:
- Giấy đăng ký xe: Là giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu xe, thông tin về xe như số khung, số máy, đăng ký lần đầu, và thông tin chủ sở hữu hiện tại.
- Phiếu Kiểm Định Công Bố Về An Toàn Kỹ Thuật và Bảo Vệ Môi Trường (COE): Chứng nhận việc xe đã qua kiểm định về an toàn và bảo vệ môi trường.
- Chứng Minh Nhân Dân hoặc Hộ Chiếu: Xác nhận danh tính của bạn, thông tin này sẽ cần cho việc chuyển đổi quyền sở hữu xe.
- Hợp đồng mua bán xe ô tô
- Hợp đồng vay ngân hàng (nếu bạn trả góp).
- Bảo hiểm ô tô: Hiện nay, loại bảo hiểm ô tô bắt buộc duy nhất là bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Đây là loại bảo hiểm ô tô bắt buộc áp dụng đối với mọi chủ xe khi tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc được thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân (bên thứ ba – người bị va chạm) vì những thiệt hại gây ra bởi chủ phương tiện xe cơ giới. Các loại bảo hiểm khác đều thuộc diện tự nguyện.
Thông tin dành cho bạn
- Cung cấp bởi các công ty Bảo hiểm hàng đầu: PVI, Liberty và GIC.
- Quy trình mua và cấp hợp đồng nhanh chóng.
- Hiệu lực ngay sau khi nhận hợp đồng.
- Dễ dàng quản lý hợp đồng điện tử trên điện thoại di động.