(Mytour) Những mùa an cư đáng nhớ nhất của Đức Phật với những việc làm vô cùng ý nghĩa mà Ngài đã thực hiện cho chúng sinh khi còn sống trên đời.
An cư kiết hạ là thời gian an cư kéo dài 3 tháng của các bậc tu sĩ từ ngày Đản sinh của Đức Phật Thích Ca vào ngày 15/4 âm lịch đến ngày Lễ Vu Lan vào ngày 15/7 âm lịch. Đây là một truyền thống vô cùng ý nghĩa trong Phật giáo và qua 49 mùa an cư kiết hạ, Đức Thế Tôn đã có những khoảnh khắc đáng nhớ như sau.
1. Mùa an cư đầu tiên
Đức Phật chuyển bánh xe pháp lần đầu tiên
Mùa an cư đầu tiên thực sự là mùa an cư đáng nhớ nhất của Đức Phật vì đó là thời điểm Ngài tiếp độ được cho 5 anh em của Kiều Trần Như dù trước đó họ không hề tin tưởng gì pháp tu của Ngài.
Sau khi thành Đạo ở gốc bồ đề được 2 tháng, vào thời điểm rằm tháng 6, Đức Phật đã tiếp độ cho nhóm 5 anh em của Ngài Kiều Trần Như thông qua bài pháp đầu tiên.
Với bài pháp Kinh Chuyển Pháp Luân, Kiều Trần Như đã thành tựu được Thánh quả Nhập lưu và xuất gia Tỳ kheo, trở thành vị Thánh Tăng đầu tiên trong Phật giáo.
Sau khi thành Đạo ở gốc bồ đề được 2 tháng, vào thời điểm rằm tháng 6, Đức Phật đã tiếp độ cho nhóm 5 anh em của Ngài Kiều Trần Như thông qua bài pháp đầu tiên.
Với bài pháp Kinh Chuyển Pháp Luân, Kiều Trần Như đã thành tựu được Thánh quả Nhập lưu và xuất gia Tỳ kheo, trở thành vị Thánh Tăng đầu tiên trong Phật giáo.
Sau đó 3 ngày, lần lượt các vị Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji cũng đắc được Thánh quả Nhập lưu và cũng được xuất gia nhập vào hàng Tỳ kheo.
Sau đó, ngày 20/6 thì 5 vị Tỳ kheo đã thành tựu được Thánh quả A la hán ngay khi Đức Thế Tôn thuyết xong Kinh Vô Ngã Tướng.
Suốt 5 ngày đầu tiên của mùa an cư kiết hạ thứ nhất, Đức Thế Tôn đã thuyết pháp tiếp độ được 5 vị Thánh Tăng đầu tiên. Đó là khởi động cho quá trình hoằng pháp từ nay về sau của Đức Phật.
Suốt 5 ngày đầu tiên của mùa an cư kiết hạ thứ nhất, Đức Thế Tôn đã thuyết pháp tiếp độ được 5 vị Thánh Tăng đầu tiên. Đó là khởi động cho quá trình hoằng pháp từ nay về sau của Đức Phật.
Sau đó, Ngài còn tiếp độ cho thanh niên Yasa cùng với 54 người bạn xuất gia và trở thành những vị Thánh Tăng. Như vậy, trong mùa an cư đầu tiên này, trên thế gian đã có được 61 vị Thánh vô lậu thị hiện.
Những mùa an cư đáng nhớ nhất của Đức Phật
2. Mùa an cư thứ 2, 3, 4
Đức Phật an cư tại ngôi Tịnh xá đầu tiên
Sau khi tiếp độ đức vua Bình Sa Vương và tiếp nhận Trúc Lâm Tịnh xá gần thành Vương Xá, Đức Phật và các đệ tử của mình dành phần lớn thời gian tu tập tại đây.
Chính Tịnh xá đầu tiên trong Phật Giáo này Đức Thế Tôn đã cùng với chư Tăng nhập hạ suốt 3 mùa an cư.
Chính Tịnh xá đầu tiên trong Phật Giáo này Đức Thế Tôn đã cùng với chư Tăng nhập hạ suốt 3 mùa an cư.
Tất nhiên, Đức Phật chỉ ở lại đây vào 3 tháng an cư kiết hạ, còn thời gian khác trong năm Ngài vẫn du hành thuyết pháp khắp nơi. Đến đúng mùa mưa hàng năm thì Ngài lại trở về Trúc Lâm Tịnh xá an cư.
3. Mùa an cư thứ 5
Thành lập Ni đoàn
Trong mùa an cư thứ năm, Đức Phật đã nhập hạ tại ngôi Trùng Các Giảng đường (Kūṭāgārasālā) ở Đại Lâm (Mahāvana) gần kinh thành Xá Vệ.
Di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề vì quá kính ngưỡng Phật mà không cam lòng nhìn cánh đàn ông đi tu còn mình thì không thể. Bà đã cùng với 500 cung nữ dòng họ Thích đã tự cạo tóc đắp y, đi bộ từ Kapilavathu đến kinh thành Xá Vệ xin phép Đức Phật cho nữ giới xuất gia.
Cảm động trước lòng thành của họ, Ngài đã chế ra 8 trọng pháp (Garudhamma), từ đó hội chúng Tỳ kheo ni đã xuất hiện, Giáo hội Tỳ kheo ni đã được thành lập, tứ chúng đã có mặt đầy đủ kể từ đây.
4. Mùa an cư thứ 7
Đức Phật thuyết pháp cho thân mẫu trên cung trời Đao Lợi
Vào mùa a cư kiết hạ này, Đức Phật đã ngự lên cung trời Đao Lợi để thuyết giảng Vi Diệu Pháp cho mẹ của ngài - một thiên tử ở cõi trời Đâu Suất trong suốt 3 tháng mùa mưa (tính theo thời gian cõi nhân loại). Sau khi nghe xong thời pháp, bà đắc được Thánh quả Tu-đà-hoàn.
Mỗi ngày, Đức Phật dùng thần thông hóa hiện ra một vị Phật nữa để thuyết pháp, còn bản thân lại đi khất thực tại xứ Bắc Cưu Lưu Châu. Kết thúc một ngày đi khất thực, Ngài trở về Saṅkassa tóm tắt lại những gì Ngài đã thuyết cho Tôn giả Sāriputta nghe. Rồi sau đó trở lại cõi trời Tam Thập Tam để tiếp tục thuyết pháp.
Hết thời gian an cư kiết hạ, Ngài từ cung trời trở về địa cầu bằng chiếc thang ngọc do Thiên chủ Sakka hóa dựng, bên phải có chiếc thang bằng vàng cho chư thiên và bên trái có chiếc thang bạc cho chư đại Phạm thiên.
Cổng thành Saṅkassa nơi Phật ngự xuống là một trong số những địa điểm sẽ không bao giờ thay đổi của thế gian này, và tất cả chư Phật đều giáng trần tại đây sau khi thuyết Abhidhamma.
Cổng thành Saṅkassa nơi Phật ngự xuống là một trong số những địa điểm sẽ không bao giờ thay đổi của thế gian này, và tất cả chư Phật đều giáng trần tại đây sau khi thuyết Abhidhamma.
5. Mùa an cư thứ 10
Vào mùa an cư này, hai nhóm Tỳ khưu trong thành Kosambi gây mâu thuẫn với nhau vì tranh giành hơn thua, đúng sai. Thậm chí còn kết bè, kết phái.
Đức Thế Tôn khuyên ngăn không được nên Ngài đi vào rừng Pa-ri-ley-ya-ka một mình và trải qua mùa an cư tại đây. Một con voi và một con khỉ đã cúng dường hoa quả cho Ngài.
6. Mùa an cư thứ 15
Lần duy nhất Đức Phật an cư tại quê nhà
Đức Thế Tôn cùng với chúng Tỳ kheo nhập hạ tại ngôi chùa Nigrodhārāma, gần kinh thành Kapilavatthu.
Ngôi chùa này do đức vua Mahānāma kiến lập để cúng dường và cung thỉnh Đức Phật với Chư Tăng trú ngụ. Sử sách cũng ghi nhận là Đức Thế Tôn chỉ nhập hạ duy nhất một mùa an cư tại quê hương của mình.
Ngôi chùa này do đức vua Mahānāma kiến lập để cúng dường và cung thỉnh Đức Phật với Chư Tăng trú ngụ. Sử sách cũng ghi nhận là Đức Thế Tôn chỉ nhập hạ duy nhất một mùa an cư tại quê hương của mình.
Có một sự kiện khác trong mùa an cư kiết hạ này đó là việc đức vua Thiện Giác (Suppabuddha) vì hận Đức Phật đã bỏ rơi con gái và làm cho con trai của mình (Devadatta) đi xuất gia nên vua đã ngăn cản Đức Phật khi ngài đi khất thực. Do hành động này, vua đã bị đất rút một cách thê thảm và đau đớn.
7. Mùa an cư thứ 19, 20
Tôn giả A Nan chính thức trở thành vị thị giả của Đức Phật
Suốt hai mùa an cư kiết hạ thứ 19 và 20, Ngài nhập hạ tại tại Trúc Lâm Tịnh xá.
Một sự kiện quan trọng xảy ra trong mùa an cư này đó là sự xuất hiện của Tôn giả An an da - vị đệ tử trở thành vị thị giả hầu cận bên Đức Thế Tôn.
Ngài không có vị thị giả cố định thường túc trực để hầu cận suốt 19,20 năm qua, thế nhưng mùa an cư này, Đức Thế Tôn cũng đã lớn tuổi nên Ngài muốn có một vị thị giả hầu cận phục vụ.
Tôn giả An an da trở thành vị Tỳ kheo thị giả của Đức Phật kể từ mùa hạ này trở đi.