1. Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa, bao gồm cả nguyên nhân chính và các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh.
Nguyên nhân chính
Thường thì, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường được gây ra bởi virus, vi khuẩn. Cụ thể, khi trẻ có triệu chứng như sốt, đau họng, dị ứng, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp,... thì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào tai thông qua dịch, đờm. Điều này gây ra tình trạng viêm tai, chảy dịch vàng, hoặc có mủ trong tai.
Vi khuẩn, virus xâm nhập vào tai gây nguy cơ viêm tai giữa ở trẻGiai đoạn trẻ có nguy cơ cao nhất bị viêm tai giữa là từ khi mới sinh đến 2 tuổi. Bởi lúc này, cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch cơ thể yếu. Đặc biệt, khi cấu trúc tai chưa hoàn thiện, ống thính giác của trẻ sẽ kết nối với mặt sau của cổ họng. Ống này sẽ mở ra để dịch, chất thải dư chảy ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu ống này bị tắc hoặc sưng viêm, dịch, chất thải sẽ bị tồn đọng và gây ra nhiễm trùng, dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ.
Các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh
- - Trẻ bị ốm, ho, sốt, hoặc cảm lạnh gây ra đờm, dịch mũi lây lan sang tai.
- Trẻ bị dị ứng với thay đổi của thời tiết, thực phẩm,...
- Sống trong môi trường có khói thuốc lá hoặc thường xuyên hít khói thuốc lá có thể khiến trẻ mắc bệnh này.
Đau tai và không cho cha mẹ đụng vào là những biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ
- - Trẻ bị đau đầu và sốt cao lên đến 39 độ C.
- Trẻ có biểu hiện đau tai và không để cha mẹ đụng vào.
- Trẻ thường dùng tay dụi hoặc kéo vành tai ra rồi khóc.
- Trẻ không ngủ ngon và thường xuyên quấy khóc.
- Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng là quan trọng.
Tai của bé cần được vệ sinh sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm.
Không để nước vào tai bé khi tắm gội.
- Không nên tự ý dùng tăm bông ráy tai cho bé để tránh viêm tai giữa.
Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ
Khi thấy con có dấu hiệu viêm tai giữa, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp điều trị sau:
Sử dụng thuốc điều trị
Có nhiều loại thuốc giúp cải thiện tình trạng viêm tai giữa ở trẻ như thuốc nhỏ tai Ciprodex, Ciprofloxacin 0.3%, Earex Plus hay thuốc điều trị Hydrocortison, Ofloxacin Otic, Otosan,... Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và kê đơn để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ.
Chăm sóc tại các cơ sở y tế chuyên khoa
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng viêm tai giữa của trẻ. Trong trường hợp nhẹ, trẻ có thể điều trị tại nhà bằng cách uống thuốc hoặc nhỏ thuốc vào tai,... Đồng thời, cần đưa bé tái khám theo lịch của bác sĩ điều trị. Trong trường hợp nặng, bé có thể được chỉ định điều trị tại bệnh viện.
Cần đưa trẻ đi khám sớm nếu phát hiện dấu hiệu của viêm tai giữa.