Một trong những cách để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là đề cập đến Affiliation trong CV của bạn. Giữa nhiều ứng viên, một CV có Affiliation sẽ thu hút hơn so với các CV khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ Affiliation là gì? Cách viết Affiliation hiệu quả, thu hút nhà tuyển dụng là điều mà VietnamWork sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết này.
Affiliation là gì?
Affiliation trong CV bao gồm các liên kết, giải thưởng và công việc tình nguyện. Chúng có thể không liên quan đến lĩnh vực chuyên môn nhưng vẫn cung cấp thông tin quan trọng về ứng viên. Các nhóm này được liệt kê trong sơ yếu lý lịch sẽ thể hiện cam kết của bạn với ngành nghề. Doanh nghiệp sẽ hiểu rằng bạn luôn duy trì mối quan hệ tương tác với các chuyên gia trong lĩnh vực.
Thông qua Affiliation, bạn có thể tiếp thị tên tuổi và giúp các nhà tuyển dụng đánh giá sơ lược về hồ sơ của bạn. Với các hoạt động mà bạn đã tham gia, doanh nghiệp có thể nhận biết năng lực của bạn và xem xét bạn có thể đóng góp gì cho họ.
Xem thêm: Designation là gì? Cách viết Designation trong CV đúng chuẩn
Áp dụng Affiliation trong Sơ yếu lý lịch
Ngoài câu hỏi về Affiliation là gì, mọi người cũng quan tâm đến cách viết Affiliation trong Sơ yếu lý lịch nhằm thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Khi tham gia ứng tuyển, nhà tuyển dụng thường chia ứng viên thành hai nhóm: có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm:
Đối với ứng viên có kinh nghiệm
Đối với ứng viên có kinh nghiệm, họ nên trình bày Affiliation trong Sơ yếu lý lịch bằng cách liệt kê các chức danh, vị trí và nhiệm vụ mà họ đã thực hiện khi làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức hoặc hiệp hội trước đây. Thông tin nên được ghi rõ ràng, có liên quan và phản ánh đúng với vị trí ứng tuyển.
Ví dụ, nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí quản lý IT tại một công ty công nghệ: Ngoài kiến thức thu được từ Đại học, bạn có thể ghi vào Sơ yếu lý lịch các kinh nghiệm thực tế khi tham gia vào các dự án, khả năng lãnh đạo nhóm và hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn cũng có thể đề cập đến việc tham gia các hiệp hội IT.
Đây chính là Affiliation mà bạn cần thêm vào Sơ yếu lý lịch để nổi bật giữa đám đông. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không và đưa ra quyết định nhanh chóng.
Đối với những người chưa có kinh nghiệm
Với những người chưa có kinh nghiệm, việc cạnh tranh có thể khá khó khăn so với những ứng viên khác. Tuy nhiên, đừng để trống quá nhiều trong CV. Đối với sinh viên mới ra trường hoặc những người muốn thay đổi ngành nghề, hãy thể hiện sự quan tâm của bạn thông qua hoạt động ngoại khóa, tổ chức cộng đồng và các cuộc thi mà bạn đã tham gia.
Bạn có thể đề cập đến các hoạt động ngoại khóa, tổ chức cộng đồng và vai trò của bạn trong đó. Ngoài ra, hãy ghi nhận các cuộc thi chuyên ngành mà bạn đã tham gia và đạt được thành tích cao. Một vài điều nhỏ nhưng đủ để chứng minh sự quan tâm của bạn đến ngành nghề và vị trí công việc mong muốn.
Ví dụ, bạn muốn trở thành biên tập viên tại một nhà đài, nhưng bạn không có kinh nghiệm làm việc trong ngành. Tuy nhiên, nếu bạn có năng khiếu kể chuyện, từng làm MC hoặc tham gia các hoạt động truyền thông tại trường học, hãy ghi nhận những điều này trong CV của bạn để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Bởi vì đó cũng chính là Affiliation của bạn!
Cách sử dụng Affiliation trong CV một cách cụ thể để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Sau khi hiểu về Affiliation là gì, mọi người cần quan tâm đến cách đặt Affiliation vào CV một cách thông minh. Một sai lầm phổ biến là cố gắng liệt kê quá nhiều Affiliation, kể cả những thông tin không liên quan đến ngành nghề hoặc lĩnh vực bạn quan tâm. Điều này không chỉ không tạo ấn tượng mà còn khiến bạn mất điểm trước mắt nhà tuyển dụng.
Vì vậy, dưới đây là các nguyên tắc viết Affiliation một cách chuyên nghiệp và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Xác định các Affiliation
Việc quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ Affiliation là gì. Lưu ý tiếp theo là bạn không nên liệt kê tất cả Affiliation vào trong CV. Thay vào đó, hãy lọc ra những “liên kết chuyên nghiệp” nổi bật và liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm.
Ví dụ, nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí Sales, hãy đề cập đến các hoạt động liên quan đến kỹ năng bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng. Hãy loại bỏ những hoạt động học thuật không cần thiết.
Đặt các tiêu đề
Sau khi đã xác định được Affiliation cần đề cập trong CV, bạn cần đặt tiêu đề để làm nổi bật. Ví dụ, nếu bạn có những kỹ năng chuyên môn phù hợp, có thể đặt tiêu đề là “Liên kết Chuyên môn”. Nhưng nếu bạn có các chứng chỉ hoặc kỹ năng phù hợp với vị trí tuyển dụng, có thể đặt tiêu đề là “Liên kết và Chứng chỉ”.
Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi, đánh giá thông tin trong hồ sơ xin việc một cách thuận tiện. Đồng thời, việc đặt tiêu đề sẽ tạo ra một CV chuyên nghiệp, có cấu trúc và chỉn chu hơn.
Liệt kê các tổ chức
Dòng đầu tiên trong phần Affiliation nên liệt kê tên của các doanh nghiệp, tổ chức hoặc hiệp hội bạn từng tham gia. Lưu ý rằng nếu bạn tham gia vào tổ chức lớn, đảm nhiệm vị trí quan trọng hoặc có đóng góp lớn, hãy nêu chúng ở phần đầu. Bạn cũng nên in đậm hoặc in nghiêng để tạo sự nổi bật cho tên và hoạt động của tổ chức trong CV. Điều này giúp nhà tuyển dụng chú ý đến những tổ chức quan trọng nhất.
Giải thích vai trò của bạn trong tổ chức
Ngoài việc liệt kê tên tổ chức, bạn cũng cần mô tả về vai trò, vị trí và nhiệm vụ của mình trong tổ chức đó. Để viết phần này tốt, bạn cần trả lời các câu hỏi sau: Bạn đảm nhận vai trò gì trong tổ chức? Cụ thể, bạn đã làm những công việc gì khi tham gia tổ chức? Đóng góp của bạn mang lại điều gì cho tổ chức?
Việc mô tả chi tiết, cụ thể sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Ví dụ, nếu bạn là trưởng nhóm của một tổ chức và có những đóng góp tích cực. Sự đóng góp của bạn chắc chắn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Danh sách kỹ năng
Bước quan trọng cuối cùng trong việc kể về Affiliation là liệt kê các kỹ năng. Từ các vị trí, vai trò, và nhiệm vụ trong các tổ chức, hoạt động, bạn rút ra được những bài học quan trọng nào cho bản thân? Hãy nêu ra những kiến thức, kỹ năng mà bạn thu được khi tham gia vào các hoạt động như vậy.
Một số kỹ năng phổ biến có thể kể đến như làm việc nhóm, quản lý tài chính, giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán, thuyết trình,… Hãy chọn lọc những kỹ năng nổi bật và liên quan đến công việc bạn muốn theo đuổi.
Khi liệt kê kỹ năng, hãy cẩn trọng và tinh tế vì nhà tuyển dụng thường rất sành sỏi và thông minh. Họ có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực nghề nghiệp, nên hãy tránh việc phô trương hoặc tự khen ngợi quá mức.
Phân biệt Affiliation và Kinh nghiệm làm việc
Ngoài việc hiểu Affiliation là gì, một thắc mắc phổ biến khác là sự phân biệt giữa Affiliation và Kinh nghiệm làm việc. Mặc dù cả hai đều liên quan đến kinh nghiệm nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể:
Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là một phần quan trọng trong CV. Ở đây, bạn sẽ liệt kê hành trình làm việc của mình với tư cách là nhân viên chính thức hoặc cộng tác viên cho một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp nào đó. Kinh nghiệm này thường được trả lương hàng tháng và phản ánh sự phát triển của sự nghiệp của bạn từ khi bắt đầu công việc.
Ví dụ như vị trí Kinh doanh cao cấp trong một công ty xuất nhập khẩu nội thất hoặc bạn có thể là Trưởng nhóm Sáng tạo nội dung cho một công ty truyền thông. Thông tin về những công việc này sẽ được ghi trong mục Kinh nghiệm làm việc.
Liên kết
Một điểm khác biệt giữa Liên kết và Kinh nghiệm làm việc là Liên kết phản ánh các hoạt động của ứng viên trong một tổ chức, hoạt động, hiệp hội hoặc đoàn thể. Các hoạt động này liên quan đến lĩnh vực chuyên môn mà bạn quan tâm, được gọi là Liên kết Chuyên nghiệp. Hoặc nó có thể là các hoạt động vì cộng đồng - Liên kết Cộng đồng. Các hoạt động này thường được tham gia từ tình nguyện, không nhận tiền lương. Bởi vì tính chất phi lợi nhuận của chúng.
Ví dụ, bạn có thể là thành viên của Ban truyền thông trong Câu lạc bộ gây quỹ cho trẻ em hoặc làm Chủ nhiệm trong hiệp hội bảo tồn động vật quý hiếm. Thông tin này sẽ được liệt kê trong CV dưới mục Liên kết.