WORMS - CÁC LOÀI GIUN!
Số sách viết về giun nhiều gấp 9 lần số sách viết về lo lắng!'.Vì ông tin rằng lo lắng là một trong những vấn đề lớn nhất mà con người phải đối mặt. Trong các khóa học mà ông giảng dạy, học viên phần lớn là doanh nhân - giám đốc điều hành, nhân viên, nhân viên bán hàng, kỹ sư, kế toán hoặc các bà nội trợ, dù thuộc các ngành nghề khác nhau nhưng tất cả đều gặp phải những rắc rối riêng của họ.
Do đó, tôi tin rằng bất kể chúng ta là ai, chúng ta đều cần phải học cách kiểm soát sự lo lắng.
1.
Lo lắng là gì?
Lo lắng là một chuỗi những suy nghĩ và hình ảnh tiêu cực về tương lai xảy ra trong tâm trí, liên tục lặp lại, gây ám ảnh và khó kiểm soát. Nói cách khác, lo lắng không xuất phát từ cơ thể bạn.
Bộ não của con người có khả năng phi thường giúp chúng ta tưởng tượng về các sự kiện trong tương lai. Lo lắng là một trong những hình thức suy nghĩ về tương lai như vậy. Nó giúp chúng ta dự đoán các khó khăn có thể xảy ra và lập kế hoạch để đối phó.
Mỗi người đều có những nỗi lo riêng của mình.
Ví dụ, bạn có thể lo lắng về mối quan hệ tình cảm với bạn trai đã giảm sút, điều này không chỉ làm bạn mất ngủ mà còn ảnh hưởng đến công việc. Tuy nhiên, ngược lại, nếu bạn luôn lo lắng về buổi phỏng vấn làm việc với công ty X vào tuần tới, nỗi lo này có thể thúc đẩy bạn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Và có khả năng bạn sẽ thành công trong phỏng vấn.
Vì vậy, lo lắng không đáng sợ, điều đáng sợ là chúng ta phải đối mặt với lo lắng như thế nào. Tại sao lại có những người biến lo lắng thành động lực tích cực, trong khi chúng ta lại cứ chìm đắm trong những rối loạn do chính lo lắng gây ra.
2. Nguyên nhân gây ra lo lắng?
Có nhiều nguyên nhân gây ra lo lắng mà bạn phải đối mặt hàng ngày. Dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến mà mỗi người thường gặp phải:
- Áp lực căng thẳng từ công việc,
học tập và cuộc sống gia đình kéo dài
- Sự không chắc chắn về tương lai
- Nỗi sợ hãi về một sự kiện,
tình huống hoặc đối tượng nào đó.
- Vấn đề về sức khỏe tâm thần kết hợp với rối loạn lo âu và rối loạn hoảng loạn.
- Tâm trạng tiêu cực và tự bóp méo
- Thay đổi trong cuộc sống
liên quan đến công việc, mối quan hệ hoặc vị thế xã hội.
- Thiếu sự hỗ trợ và lợi ích
xã hội
- Nghiện ma túy hoặc rượu bia
- Chấn thương
- Thiếu ngủ
Và đương nhiên, những điều trên sẽ gây ra không chỉ cảm giác lo lắng mà còn là cảm giác mệt mỏi bao trùm toàn bộ cơ thể và tâm trí. Sự mệt mỏi sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh cơ bản và hàng trăm loại bệnh khác. Đồng thời, sự mệt mỏi này cũng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, khiến bạn không đủ sức lực để đối mặt với những lo lắng vẫn đang tồn tại xung quanh chúng ta.
3.
Cách kiểm soát lo lắng bên trong bạn
Khi tôi 18 tuổi, lần đầu tiên bước vào cánh cửa đại học, tôi bị choáng ngợp bởi cảnh tượng của thư viện trường vào lúc 6h sáng và 12h đêm. Đó là cảnh tượng của sự đông đúc mà lại yên bình lạ thường. Có những người chỉ kịp ăn tạm chiếc bánh và chai nước từ cửa hàng tiện lợi cạnh trường vì lo lắng cho kì thi của cuộc đời.
Khi đến 22 tuổi, đã có tấm bằng đại học trong tay, tôi bắt đầu làm việc full time. Mọi thứ trở lại như trước, với đồng nghiệp ngày ngày làm việc đến khuya nhưng vẫn đến sớm hôm sau. Có những người đã lập gia đình, nuôi con và vẫn tiến bộ trong công việc mỗi năm, khiến tôi tự hỏi liệu họ biết cách kiểm soát lo lắng hay không.
Tôi đã đọc về một sinh viên y khoa tại bệnh viện Montreal, người lo lắng về tương lai và sự nghiệp. Nhưng chỉ với 21 từ, ông trở thành một trong những bác sĩ hàng đầu thế giới. Đó là Wilia Osler.
Và chìa khóa kiểm soát lo lắng là: “Our main business is not to see what lies dimly at a distance, but to do what lies clearly at hand.” (Điều quan trọng không phải là biết dược điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, mà là biết phải làm gì trong hiện tại).
Tôi tin rằng đó là cách thực tế nhất mà mỗi người cần học hỏi. Chỉ cần làm chủ được kỹ năng này, tất cả nỗi lo sẽ không còn là trở ngại lớn hay ám ảnh tâm lý nữa.
Khi 17 tuổi, tôi lo lắng về việc đỗ vào trường đại học, và 21 tuổi, tôi lo lắng về tương lai của mình. Nhưng tôi nhận ra rằng giải pháp không phải là nghĩ về tương lai mà là hành động hôm nay để biến ước mơ thành hiện thực.
4.
Tóm lại
Tập trung vào hiện tại, bạn sẽ dễ dàng giải quyết lo lắng. Hãy thư giãn sau một ngày làm việc bằng cách về nhà, ăn một bữa cơm ngon, tắm rửa sạch sẽ, và thưởng thức thời gian bên gia đình. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng, làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn.
Mỗi người phải trưởng thành, học cách điềm tĩnh, và hiểu về bản thân. Đó là bước đầu tiên để trở thành người trưởng thành.
Tác Giả: Hoàng Thị Nhàn