1. Tổng quan về tình trạng
Dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết là sự rối loạn của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ không khí đột ngột. Thường thì cơ thể có thể thích nghi với nhiệt độ xung quanh từ 20 - 30 độ C. Nhưng khi thời tiết biến đổi nhanh chóng, nhiệt độ không khí xuống quá thấp hoặc lên quá cao, hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể không kịp thích ứng dẫn đến các rối loạn.
Dị ứng thời tiết là phản ứng của hệ miễn dịch trước những biến đổi bất thường của nhiệt độ không khí
Lúc này, cơ thể sản sinh các kháng thể như một “vũ khí” để đối phó với các tác nhân bên ngoài. Quá trình sản xuất Histamin là cơ chế quan trọng liên quan trực tiếp đến hiện tượng dị ứng thời tiết.
Phân loại
Dị ứng thời tiết có hai trường hợp bao gồm:
-
Dị ứng thời tiết nóng xảy ra khi nhiệt độ không khí cao, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng nhất của mùa hè, khiến cơ thể mất nước nhanh chóng và da dễ bị viêm nhiễm do luôn ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các bệnh dị ứng.
2. Nguyên nhân và triệu chứng khi bị dị ứng thời tiết lạnh
Nguyên nhân
Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm không khí thấp khiến da mất độ ẩm và dễ bị khô và bong tróc. Đây là lúc các protein có thể gây ra các triệu chứng dị ứng. Các yếu tố nguy cơ cho dị ứng thời tiết lạnh bao gồm:
-
Hệ miễn dịch suy yếu do các bệnh nền.
-
Người mắc bệnh da liễu, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, lupus ban đỏ,...
-
Tiếp xúc với thực phẩm hoặc các chất độc.
-
Yếu tố di truyền đối với nhiệt độ thấp.
Dị ứng thời tiết có thể xảy ra với mọi người ở mọi độ tuổi
Triệu chứng
Những người bị dị ứng với thời tiết lạnh thường có các triệu chứng sau:
-
Viêm mũi là biểu hiện phổ biến nhất khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là từ nóng sang lạnh. Người bị viêm mũi có thể hắt hơi, ngứa mũi, mũi đỏ, mệt mỏi, và dịch mũi chảy nhiều.
-
Nổi mề đay là biểu hiện dễ nhận thấy và thường xuất hiện sớm ở người bị dị ứng thời tiết lạnh. Da sẽ nổi các nốt đỏ, ngứa, khó chịu và có thể lan rộng trên toàn thân.
-
Mụn nước nhỏ có thể xuất hiện trên da, đôi khi đi kèm với dịch vàng. Việc điều trị kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh lan rộng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Khó thở có thể xảy ra ở nhiều người bị dị ứng thời tiết lạnh, thường đi kèm với thở gấp, khò khè. Một số trường hợp có thể gặp mệt mỏi, tim đập nhanh, và đau ngực. Việc nghỉ ngơi có thể giúp cải thiện tình trạng nhưng cần phải đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Viêm mũi là dấu hiệu thường gặp ở những người bị dị ứng với thời tiết lạnh
3. Cách giảm nhẹ và phòng ngừa triệu chứng khi mắc dị ứng thời tiết lạnh?
Cách giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa sự xuất hiện của chúng sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị dị ứng với thời tiết lạnh.
Cách giảm nhẹ triệu chứng
Tùy theo biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của dị ứng, phương pháp điều trị và giảm nhẹ triệu chứng phải được lựa chọn một cách phù hợp. Nếu không có điều trị đúng cách, có thể làm cho dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
-
Tránh mặc quần áo quá chật khiến cơ thể không thoải mái. Mặc dù cần ấm áp nhưng cần chọn quần áo có độ thông thoáng, chất liệu mềm mại cho da.
-
Tránh tiếp xúc với các chất kích thích như phấn hoa, nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng,... để giảm triệu chứng dị ứng.
-
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu Vitamin C, rau củ quả, nước ép,... để tăng cường sức đề kháng.
-
Điều trị theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được tư vấn từ chuyên gia vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
-
Sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng Histamin, Cimetidine, Doxepin, Prednisolone,... để giảm các triệu chứng bệnh lý.
-
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B6, B12 để hỗ trợ giảm đau đầu khi bị dị ứng thời tiết lạnh.
Phòng bệnh
-
Thay đổi thói quen sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống và luyện tập thể dục phù hợp với từng người để tăng cường sức đề kháng.
-
Tránh sử dụng các loại thực phẩm như đồ cay, thuốc lá, rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
-
Hạn chế ra ngoài khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là khi trời đông lạnh, có mưa hoặc gió.
-
Giữ ấm cơ thể bằng các biện pháp phù hợp và theo dõi sát diễn biến thay đổi nhiệt độ để đề phòng tình trạng bệnh xảy ra.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh để giảm bớt các dấu hiệu khó chịu khi da tiếp xúc với không khí