Cha liệu có gặp lại con ở thiên đường? Suy ngẫm về cuộc sống và thế giới bên kia của Eric Clapton
Liệu cha có gặp lại con ở thiên đường không?
'Những giọt nước mắt trên thiên đường': Suy tư sâu sắc về nỗi đau mất đi con trai của Eric Clapton
Bài hát 'Những giọt nước mắt trên thiên đường' của Eric Clapton là biểu hiện mạnh mẽ và đầy cảm xúc về nỗi đau mất mát.
Nguồn ảnh từ: https://www.pinterest.com
Eric Clapton: Cơn đau không lời kể đã trở thành nguồn cảm hứng cho 'Những giọt lệ trên con đường thiên đàng'
Sau khi đứa con 4 tuổi của anh đột ngột rơi qua cửa sổ và khuất tất, nhạc sĩ đã biến nỗi đau thành một bản ballad đau đớn
'Con có nhận ra cha nếu cha gặp lại con ở thiên đường không? Liệu mọi thứ có vẫn như xưa, khi cha thấy con trên bước đường của thiên đàng?' - từ bài hát 'Những giọt lệ trên con đường thiên đàng', một tác phẩm nổi tiếng đầy xúc động của thần tượng guitar Eric Clapton. Phát hành vào năm 1991, bài hát này đã lọt vào top 10 tại hơn 20 quốc gia và giành nhiều giải Grammy cho bài hát xuất sắc nhất, album xuất sắc nhất và biểu diễn pop nam xuất sắc nhất.
Mặc dù đạt được thành công đáng kinh ngạc trên thị trường quốc tế, việc sáng tác bài hát, giống như những bản nhạc buồn thành công và bi thảm, đều chịu sự tác động nặng nề từ cảm xúc của người sáng tác. Đối với Clapton, nó nảy sinh từ nỗi đau trước sự ra đi bất ngờ của đứa con trai 4 tuổi, Conor, anh gửi vào đó tất cả sự mất mát, đau đớn và lòng dạ của người cha đau khổ.
Clapton cảm thấy lạnh buốt khi nghe tin tức về cái chết đột ngột của con trai.
Con trai của Clapton, sinh ra từ mối quan hệ với bạn gái cũ của ông, nữ diễn viên người Ý, Lory del Santo, đang chơi trong căn hộ ở New York. Cậu bé rơi từ tầng 53 của căn hộ qua cửa sổ sau khi vô tình mở cửa khiến Clapton đang ở khách sạn gần đó đón con đi ăn trưa và thăm Vườn thú Central Park bàng hoàng.
“Tôi nhận được cuộc gọi từ căn hộ đầu tiên,” Clapton nhớ lại trong cuộc phỏng vấn với nhà báo người Anh Sue Lawley vào năm 1992. “Tôi chuẩn bị ra khỏi khách sạn và đón con đi ăn trưa. Lory gọi và báo tin Conor đã chết. Tôi không thể tin nổi.”
Clapton nói anh ta cảm thấy đờ người và bàng hoàng khi nghe tin tức. Với tâm trạng không thể tin được, giọng ca của “Layla” nhớ lại mình đã vội vã chạy từ khách sạn đến chung cư, nơi ông thấy xe cứu thương, cứu hỏa và xe cấp cứu ở bên ngoài. Bước vào căn hộ, kín đáo với nhân viên cấp cứu, Clapton cảm thấy như mình đang tham gia vào cuộc sống của một người khác. “Tôi cảm thấy như tôi bước vào cuộc đời của một người khác” Clapton chia sẻ với Lawley một cách thận trọng.
“Và bây giờ, tôi vẫn cảm thấy như vậy”.
Đám tang của Conor được tổ chức hai ngày trước khi nghệ sĩ tròn 46 tuổi.
Nhạc sĩ tin rằng Conor đã giúp anh ta trở nên tỉnh táo và từ bỏ rượu.
Clapton miêu tả mối quan hệ với Conor như là mối quan hệ thân thiết nhất ông từng có cho đến thời điểm đó trong cuộc đời và ông tin rằng cậu bé là một trong những lý do chính khiến ông trở nên tỉnh táo và từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng rượu. Vào cuối những năm 70, ca sĩ “Cocaine” đã từ bỏ được thói quen sử dụng ma túy nhưng bị ám ảnh nặng nề bởi các loại thuốc khác – bao gồm cả cocaine và rượu. Sinh nhật của Conor vào năm 1986 đã trở thành động lực cho Clapton để rũ bỏ ma túy và luôn giữ tinh thần tỉnh táo.
(Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com)
Tôi thực sự đã làm điều đó vì Conor vì tôi nghĩ, không cần biết tôi đã từng là loại người gì, tôi không thể chịu đựng nếu tôi ở bên cạnh thằng bé như thếTôi không thể chịu đựng được ý nghĩ, khi thằng bé đủ lớn để hình dung về tôi, hình ảnh của tôi mà nó nghĩ đến sẽ là như thế
Cai rượu được 3 năm thì Conor ra đi, Clapton nói rằng thảm kịch đã đem đến cho anh ấy sức mạnh để hoàn toàn tỉnh táo thay vì tái nghiện. Đối mặt với nỗi đau buồn sâu sắc, ông đã trải qua nhiều tháng cô đơn ngay sau cái chết của con trai, đi lại như con thoi giữa Anh và Antigua, nơi mà ông tham gia nhiều cuộc gặp gỡ giúp cai nghiện và tìm kiếm niềm an ủi từ cây đàn guitar và sáng tác nhạc.
(Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com)
Hai bài hát được việc trong giai đoạn này lấy cảm hứng trực tiếp từ những gì đã xảy ra trong cuộc đời ông. “Rạp xiếc đã rời khỏi thị trấn rồi” kể về chuyến đi xem xiếc cuối cùng với Conor ngay đêm trước khi cậu bé mất. “Những giọt nước mắt trên thiên đường” thậm chí còn mang tính cá nhân sâu đậm và đặt ra câu hỏi liệu chúng ta có thể gặp lại những người thân yêu đã ra đi không.
Cả hai ca khúc ban đầu còn không bao giờ được ra mắt công chúng nhưng Clapton đã được khuyến khích thêm ca khúc thứ hai, đồng sáng tác với Will Jennings, vào nhạc nền cho bộ phim Rush mà ông đang làm.
Những giọt nước mắt trên đường về nhà”
Sự ra đi của Conor đã thúc đẩy Clapton gần hơn với con gái của mình
Bi kịch cũng khiến Clapton muốn đảm nhận vai trò lớn hơn trong cuộc đời của con gái mình. Ruth Kelly Clapton sinh trước Conor 1 năm và là đứa con duy nhất của Clapton với Yvonne Kelly, người quản lý phòng thu âm ở Montserrat. Ý kiến của Kelly về việc tương tác nhiều hơn với con gái ông sau cái chết của Conor đã được chấp nhận, và qua nhiều lần gặp gỡ, họ đã xây dựng được một mối quan hệ hòa hợp. “Thật tuyệt khi được kết nối với đứa con một lần nữa, con của tôi”, Clapton viết trong tự truyện của mình.
“Nhìn lại những năm tháng đó, tôi nhận ra con gái đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của tôi”, Clapton nhớ lại. “Sự hiện diện của con bé trong cuộc sống của tôi mang lại sự hồi phục”. Với cô bé, tôi lại tìm thấy niềm đam mê thực sự và trở lại với bản thân sống động như trước kia.”
Lời dịch giả
: Lời bài hát truyền cảm với giọng hát đầy cảm xúc và âm nhạc guitar do chính người cha đó chơi, hát về nỗi đau, hát cho con ở nơi thiên đường… Hãy cùng lắng nghe nhé:
Liên kết youtube:
https://youtu.be/JxPj3GAYYZ0?si=y1P_nv0UHT8EVNLU(Nguồn ảnh: https://www.fuelrocks.com/will-i-see-you-in-heaven-eric-claptons-timeless-reflection-on-life-and-the-afterlife/)
“Những giọt nước mắt trên đường về nhà”
Con sẽ còn nhớ tên cha chứ?
Nếu cha gặp lại con ở nơi thiên đường
Liệu mọi thứ sẽ vẫn như xưa
Nếu cha gặp lại con ở nơi thiên cổ
Cha cần phải thể hiện sức mạnh
Để tiếp tục hành trình này
Vì cha biết cha không thuộc về đó
Ở chốn bên kia
Con sẽ nắm lấy tay cha
Nếu cha gặp lại con ở nơi đó
Con sẽ ở bên cạnh cha
Nếu cha gặp lại con ở nơi đó
Cha sẽ tìm thấy lối đi của mình
Vượt qua mọi khó khăn
Vì cha biết phải tiếp tục đi
Ở nơi đó
Thời gian có thể làm con suy yếu
Thời gian có thể làm con gục ngã
Thời gian có thể làm tan nát trái tim con
Dù con cố gắng van xin
Dù van xin đến bao nhiêu đi nữa
Ở phía bên kia của cánh cửa
Cha tin rằng có một nơi yên bình cho con vì cha biết nơi đó không còn những giọt nước mắt
Ở nơi đó
Con còn nhớ tên cha không?
Nếu ngày ấy cha gặp lại con trên con đường của thiên đàng
Con vẫn còn yêu cha như ngày xưa chứ?
Nếu cha và con gặp nhau ở nơi tận cùng của thiên đàng
Cha phải làm sao để mạnh mẽ hơn
Và tiếp tục bước đi
Vì cha biết rằng nơi đó không phải là nơi cha thuộc về
Nơi được gọi là thiên đường
Dịch giả lời bày
Eric Clapton – nghệ sĩ guitar và ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng Eric Clapton nổi tiếng với đóng góp của mình cho The Yardbirds và Cream, cũng như các bản nhạc như “Tears in Heaven”
Eric Clapton là một người như thế nào?
Eric Clapton được biết đến là một trong những tên tuổi nổi bật của ban nhạc The Yardbirds và Cream trước khi thành công với sự nghiệp solo. Ông là một trong những nghệ sĩ guitar rock & roll vĩ đại nhất mọi thời đại, với các tác phẩm như “Layla”, “Crossroads” và “Wonderful tonight”.
Tuổi thơ
Eric Patrick Clapton sinh ngày 30 tháng 3 năm 1945 tại Ripley, Surrey, Anh. Mẹ của Clapton, Patricia Molly Clapton, chỉ mới 16 tuổi khi sinh ông; còn cha ông, Edward Walter Fryer, là một binh sĩ Canada 24 tuổi đóng quân tại Anh trong Thế chiến thứ 2. Fryer đã trở về Canada và kết hôn với một người phụ nữ khác trước khi Clapton sinh ra.
Khi còn nhỏ, Patricia Clapton, một mẹ đơn thân ở tuổi thiếu niên, không thể chăm sóc Clapton, vì vậy ông được nuôi dưỡng bởi bà mẹ và ông bố nuôi của mình, Rose và Jack Clap. Mặc dù họ không bao giờ chính thức nhận ông là con nuôi, Clapton luôn coi họ như cha mẹ ruột của mình và mẹ ruột của mình như là chị gái của ông. Gia đình của Clapton có nguồn gốc từ ông nội của mẹ mình, Reginald Cecil Clapton.
Clapton lớn lên trong một gia đình yêu âm nhạc. Bà của ông là một nghệ sĩ piano tài năng, và cả mẹ lẫn ông đều thích nghe nhạc từ các ban nhạc nổi tiếng. Ngạc nhiên thay, cha ruột của ông, dù vắng mặt, cũng là một nghệ sĩ piano tài năng từng chơi trong các ban nhạc khiêu vũ tại Surrey. Khi Clapton 8 tuổi, ông phát hiện ra sự thật rằng người mà ông tưởng là bố mẹ mình thực ra là ông bà, và người phụ nữ mà ông luôn tưởng là chị gái của mình lại là mẹ của mình.
Clapton sau này nhớ lại, “Tôi hiểu rằng khi Adrian nói đùa gọi tôi là đồ con hoang, thì điều đó là sự thật”
Cậu bé Clapton, dù là một học sinh giỏi và được nhiều người yêu mến, nhưng trở nên ủ rũ, dè dặt và mất đi động lực để hoàn thành bài tập về nhà khi biết tin về cha mẹ của mình. Clapton mô tả khoảnh khắc đó như sau: “Tôi đang cầm hộp phấn của bà, với chiếc gương nhỏ kia, và nhìn vào bản thân trong 2 chiếc gương lần đầu tiên, tôi không biết bạn cảm thấy ra sao, nhưng cảm giác đó giống như bạn đang nghe giọng của mình từ một chiếc máy ghi âm... và tôi đã thực sự thất vọng. Tôi nhìn thấy cái cằm lõm, cái mũi gãy, và tôi nghĩ cuộc đời của tôi đã kết thúc”
Clapton không đỗ kỳ thi quan trọng cuối cấp (11-plus) quyết định việc được vào trường trung học hay không. Nhưng với tài năng nghệ thuật của mình, ông đã chọn học ngành nghệ thuật tại trường Holyfield Road từ khi 13 tuổi
Bắt đầu với âm nhạc
Năm 1958, khi nhạc rock & roll đang phát triển mạnh mẽ ở Anh, vào sinh nhật thứ 13, Clapton đã yêu cầu được một cây đàn guitar. Ông nhận được một cây đàn rẻ tiền Hoyer của Đức, nhưng sớm bỏ qua nó vì dây đàn bằng thép gây đau khi chơi. Khi 16 tuổi, ông được nhận vào trường Cao đẳng nghệ thuật Kingston sau một năm thử thách. Ở đó, được bao quanh bởi các bạn học cùng sở thích âm nhạc, Clapton thực sự phát hiện niềm đam mê của mình. Ông đặc biệt thích guitar blues của Robert Johnson, Muddy Waters và Alexis Korner, người đã truyền cảm hứng cho Clapton mua cây guitar điện đầu tiên - một điều khá hiếm ở Anh vào thời điểm đó
Tại Kingston, Clapton đã phát hiện một thứ ảnh hưởng lớn đến cuộc đời ông, giống như guitar: rượu. Ông nhớ lại lần đầu tiên ông say rượu ở tuổi 16, ông tỉnh dậy một mình trong rừng, người đầy bãi nôn và không một xu trong túi. 'Tôi nóng lòng muốn làm lại tất cả,' Clapton nhớ lại. Ông bị đuổi khỏi trường sau năm đầu tiên.
Sau này, ông giải thích, 'Thậm chí khi bạn học ở trường nghệ thuật, nó cũng không phải là kỳ nghỉ theo phong cách Rock & Roll. Tôi bị đuổi học sau một năm vì không làm bất cứ việc gì cả.' 'Điều này thực sự là một cú sốc. Tôi luôn ở quán rượu hoặc đang chơi guitar.'
Sau khi tốt nghiệp vào năm 1963, Clapton bắt đầu lang thang ở khu West End của Anh và cố gắng thâm nhập vào ngành công nghiệp âm nhạc với vai trò là nghệ sĩ guitar. Năm đó, ông gia nhập nhóm nhạc đầu tiên của mình, The Roosters, nhưng họ tan rã vài tháng sau đó. Tiếp theo, ông tham gia Casey Jones and The Engineers với nhạc Pop, nhưng rời đi nhanh chóng sau vài tuần. Vào thời điểm này, ông vẫn chưa kiếm sống được bằng âm nhạc của mình, Clapton làm công nhân tại các công trường xây dựng để kiếm sống qua ngày.
Là một trong những nghệ sĩ guitar được kính trọng nhất tại quán rượu West End, vào tháng 11 năm 1963, Clapton nhận lời mời tham gia nhóm nhạc The Yardbirds. Cùng với The Yardbirds, Clapton đã thu âm những bản hit thương mại đầu tiên của mình, 'Good Morning Little Schoolgirl' và 'For Your Love,' nhưng ông cũng sớm chán ngấy với âm nhạc thương mại của ban nhạc và rời nhóm vào năm 1965. Những nghệ sĩ guitar trẻ thay thế Clapton trong The Yardbirds, Jimmy Page và Jeff Beck, cũng sớm trở thành những trong những nghệ sĩ guitar rock vĩ đại nhất trong lịch sử.
(Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com)
Tạo dấu ấn trong lịch sử
Vào cuối năm 1965, Clapton gia nhập nhóm nhạc blues John Mayall & the Bluesbreakers, và năm tiếp theo họ thu âm album có tựa đề The Bluesbreakers với Eric Clapton, đã tạo ra danh tiếng cho anh như một trong những nghệ sĩ guitar vĩ đại nhất thời đại.
Album này, bao gồm các bài hát như “What'd I Say' và 'Ramblin' on My Mind,” đã được công nhận rộng rãi là một trong những album blues hay nhất mọi thời đại. Khả năng chơi guitar tuyệt vời của Clapton trong album cũng đã truyền cảm hứng cho biệt danh đáng ngưỡng mộ nhất của ông, “Chúa,” nổi tiếng với một bức tranh tường tại trạm tàu điện ngầm với dòng chữ “Clapton là chúa”.
(Nguồn ảnh: https://www.timeout.com/london/art/ten-amazing-pictures-of-70s-graffiti-by-roger-perry)
Bất kể sự thành công của album, Clapton cũng sớm rời khỏi Bluesbreakers; vài tháng sau đó, ông hợp tác với Jack Bruce và Ginger Baker để thành lập ban nhạc rock Cream. Trình diễn các bản nhạc blues cổ điển độc đáo như 'Crossroads' và 'Spoonful,' cũng như các bản nhạc blues hiện đại như 'Sunshine of Your Love' và 'White Room,'. Clapton đã đẩy ranh giới của guitar blues lên một tầm cao mới. Với các album như Fresh Cream (1966), Disraeli Gears (1967), và Wheels of Fire (1968), cùng với các tour diễn khắp Hoa Kỳ, Cream đã trở thành siêu sao quốc tế. Tuy nhiên, họ cũng chia tay sau 2 buổi biểu diễn cuối cùng tại Hội trường Hoàng gia Albert, Anh, với lý do mâu thuẫn cá nhân.
Thời gian gian khổ
Sau khi chia tay Cream, Clapton lập ban nhạc mới, Blind Faithe, nhưng nhóm sớm tan rã sau album duy nhất và chuyến lưu diễn Mỹ thất bại. Sau đó, vào năm 1970, ông thành lập nhóm Derek và các Bá tước và tiếp tục sáng tác, đồng thời sáng tác và ghi âm một trong những album nổi tiếng nhất trong lịch sử nhạc Rock, Layla và những bài hát tình khác. Ý tưởng về tình yêu đơn phương, Clapton viết Layla để bày tỏ tình cảm tuyệt vọng của mình với Pattie Boyd, vợ của giọng ca George Harrison của nhóm The Beatles. Album được giới phê bình đánh giá cao nhưng lại thất bại về mặt thương mại, và hậu quả Clapton thất vọng và cô đơn đã sa đọa vào thói nghiện ngập heroin trong 3 năm.
Cuối cùng, Clapton từ bỏ thói quen sử dụng ma túy và tái xuất hiện trên sân khấu âm nhạc năm 1973 trong 2 buổi hòa nhạc tại nhà hát Rainbow, London được tổ chức bởi người bạn Pete Townshend của nhóm nhạc The Who. Cuối năm đó, ông cũng phát hành album 461 Đại lộ Đại dương, một trong những đĩa đơn nổi tiếng nhất của ông, bản cover 'I Shot the Sheriff.' của Bob Marley. Album đánh dấu sự khởi đầu của sự nghiệp solo xuất sắc của ông trong đó Clapton sản xuất hết album đáng chú ý này tới album có tiếng khác. Nổi bật có thể kể đến No Reason to Cry (1976), với ca khúc chủ đạo 'Hello Old Friend'; Slowhand (1977), với 'Cocaine' và 'Wonderful Tonight'; và Behind the Sun (1985) với 'She's Waiting' và 'Forever Man.'.
Bất chấp các sản phẩm âm nhạc tuyệt vời trong suốt những năm đó, đời tư của Clapton vẫn trong tình trạng hỗn loạn, tồi tệ. Vào năm 1979, 5 năm sau khi ly hôn George Harrison, Pattie Boyd cuối cùng đã kết hôn với Clapton. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, Claptpon chỉ đơn giản thay thế chứng nghiện heroin bằng nghiện rượu, việc uống rượu của ông khiến cho cuộc hôn nhân của họ thường xuyên căng thẳng. Ông không phải là người chồng đáng tin cậy và đã có 2 con với người phụ nữ khác trong suốt cuộc hôn hôn của họ. Cuộc tình kéo dài 1 năm với Yvonne Kelly kết quả là con gái Ruth, sinh năm 1985 và với người mẫu Ý Lory Del Santo sinh được người con trai Conor năm 1986. Năm 1989, Clapton và Boyd đã ly hôn. Năm 1991. Con trai Conor mất khi rơi khỏi cửa sổ từ căn hộ của mẹ cậu. Bi kịch đã gây mất mát nặng nề cho Clapton và truyền cảm hứng cho một trong những ca khúc chân thành nhất, hay nhất của ông, “Những giọt nước mắt trên thiên đường.”
Khởi đầu mới
Năm 1987, với sự hỗ trợ từ Hội người phục hồi từ rượu, Clapton cuối cùng đã vượt qua nghiện rượu và trở lại trạng thái tỉnh táo. Việc này đã mở ra cho ông một cuộc sống cá nhân hạnh phúc mà trước đó ông không từng biết đến. Năm 1998, ông thành lập Trung tâm Crossroads, một cơ sở để giúp những người gặp vấn đề với ma túy và rượu, và vào năm 2002, ông kết hôn với Melia McEnery. Họ có ba cô con gái Julie Rose, Ella Mae và Sophie.
Lời của dịch giả:
Âm nhạc luôn là nguồn cảm hứng tinh thần, là nơi mình tìm lại bình yên khi tâm trạng bị xáo trộn…
(Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com)
Là nhạc phim từ Studio Ghibli để thưởng thức âm thanh của gió, lá cây xào xạc, và dòng nước chảy róc rách
Là bài hát Goodbye của Air Supply với những cảnh đen trắng u sầu, giọng hát da diết như thấm vào quá khứ
Là bài hát Tie a Yellow Ribbon Round the Ole Oak Tree với lời hứa của tình yêu, một lời hứa mà dường như đã bị lãng quên…
Mỗi khi bạn cảm thấy cô đơn hoặc đắm chìm trong nỗi thất vọng và đau khổ, hãy ôm chặt lấy chính mình, nghe một bản nhạc để làm dịu đi tâm hồn, học cách yêu thương bản thân mình nhé!
Dưới đây là các liên kết đến các bài hát, nhạc cụ, hãy đeo tai nghe và thưởng thức âm nhạc nhé:
https://www.youtube.com/watch?v=QzdovKFkXSo
https://www.youtube.com/watch?v=TGyLsf7PRpU
https://www.youtube.com/watch?v=B6_j_kkowXU
Trích đoạn: https://www.fuelrocks.com/will-i-see-you-in-heaven-eric-claptons-thảo-luận-về-cuộc-sống-và-cuộc-sống-sau-này-bất-tận/
Tác giả bài viết: Colin Bertram
Liên kết gốc của bài viết: https://www.biography.com/musicians/eric-clapton-tears-in-heaven-son
Liên kết gốc của bài 2: https://www.biography.com/musicians/eric-clapton
Dịch giả: An Phương - ToMo - Khám phá điều mới mẻ