1. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến gan ra sao?
Gan là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nặng từ 1.3 - 1.5kg tùy vào thể trạng, và cũng là nội tạng nặng nhất của cơ thể. Gan có nhiều chức năng quan trọng như: cung cấp máu, sản xuất dịch mật, trao đổi chất, phân hủy và bài tiết độc tố, dự trữ dinh dưỡng và vitamin,...
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gan
Gan là cơ quan đầu tiên nhận dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa để chuyển hóa thức ăn thành các chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến chức năng gan. Do đó, vấn đề ăn gì tốt cho gan luôn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là bệnh nhân có bệnh lý về gan.
2. Thực phẩm nào tốt cho gan?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của gan, đặc biệt đối với những người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh về gan. Vậy ăn gì để tốt cho gan?
Ăn gì tốt cho gan luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm
2.1. Thịt gà
Ưu tiên sử dụng thịt gà trong thực đơn hàng ngày là phương pháp nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để bổ sung protein động vật cho bệnh nhân gan. Thịt gà giàu protein lành mạnh giúp hỗ trợ hoạt động của gan hiệu quả.
Lưu ý: người mắc bệnh gan nên chọn phần nạc của thịt gà, hạn chế mỡ và không nên ăn da gà. Nên dùng các phương pháp chế biến như luộc, hấp, chiên không dầu và tránh dùng dầu mỡ để chiên rán nhằm tránh nguy cơ gan nhiễm mỡ
2.2. Các loại đậu
Đối với người ăn thuần chay, các loại đậu là nguồn protein thực vật có lợi cho gan. Những loại đậu giàu protein, vitamin và khoáng chất tốt cho gan bao gồm đậu lăng, đậu nành Nhật, đậu hũ, đậu Hà Lan,... Sử dụng thường xuyên các loại đậu trong bữa ăn hàng ngày, kết hợp với protein động vật, còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout và ung thư.
Các loại đậu chứa protein thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
2.3. Các loại hạt
Bên cạnh các loại đậu, các loại hạt cũng được khuyên dùng để cải thiện chức năng gan. Các loại hạt thông dụng như hạnh nhân, óc chó, mắc ca, hạt điều,... chứa axit béo không bão hòa, chất chống oxy hóa và vitamin E.
Các hoạt chất này giúp điều hòa chất béo, điều chỉnh men gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và kháng viêm. Nên duy trì sử dụng 50g hỗn hợp các loại hạt mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe cơ thể.
2.4. Dầu olive
Với người đang điều trị hoặc có nguy cơ mắc bệnh gan cao, thay thế dầu ăn hàng ngày bằng dầu olive là phương pháp hiệu quả để giảm cholesterol xấu. Đặc biệt, dầu olive giúp cân bằng chất béo có lợi cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Hàm lượng vitamin E dồi dào trong dầu olive cũng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và kháng viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào gan.
Thay thế dầu ăn bằng dầu olive trong bữa ăn hàng ngày giúp cân bằng cholesterol tốt
2.5. Rau củ quả
Nhắc đến ăn gì tốt cho gan thì không thể bỏ qua nhóm rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày. Rau lá xanh như cải kale, rau chân vịt, xà lách,... thường ít calo, giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp hạn chế hấp thụ chất béo và tăng khả năng kháng viêm, bảo vệ tế bào cơ thể.
Trong thực đơn hàng ngày nên có ít nhất một món từ rau củ quả như rau luộc, rau sống, salad trộn,... Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước ép từ rau củ quả, đây là cách bổ sung rau xanh tiện lợi và nhanh chóng.
2.6. Cá hồi
Cá hồi chứa hàm lượng omega 3 và chất béo không bão hòa, giúp bổ sung cholesterol tốt cho cơ thể. Không chỉ cải thiện chức năng gan, ăn cá hồi thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và tăng cường chức năng não bộ.
2.7. Quả mọng
Quả mọng là loại trái cây nhỏ, mềm, với vỏ mỏng và nước trong. Các loại quả mọng phổ biến bao gồm dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi,...
Quả mọng giàu các loại vitamin như vitamin A, B2, B6, C, E, K, K1 và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng và cung cấp năng lượng cho gan hoạt động tốt hơn. Chất chống oxy hóa trong quả mọng cũng ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển mô sẹo ở gan.
Quả mọng có khả năng chống oxy hóa cao, giúp bảo vệ gan hiệu quả
3. Những lưu ý cần tránh trong chế độ ăn giúp gan khỏe mạnh
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như: thuốc lá, đồ uống có cồn như bia, rượu,...
- Tránh sử dụng thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc chế biến không đảm bảo vệ sinh
- Giảm lượng đường trong cơ thể từ các loại bánh kẹo, đồ ngọt, nước ngọt,... để giảm áp lực lên gan. Tuy nhiên, việc giảm đường cần phải thực hiện dần dần để cơ thể thích nghi, tránh cắt đột ngột có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để tránh tình trạng tích tụ chất lỏng, tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ và suy giảm chức năng gan theo thời gian.