Ảnh chia sẻ về trải nghiệm ăn mừng Tết Ramưwan cùng người Chăm ở Ninh Thuận
Buzz
Đọc tóm tắt
- Người Chăm không ăn Tết Nguyên Đán mà tổ chức Tết cổ truyền riêng.
- Ramưwan là Tết quan trọng nhất của người Chăm theo đạo Bà ni và Islam.
- Khám phá văn hoá giúp hiểu biết và hoà nhập tốt hơn.
- Trải nghiệm ăn mừng Tết Ramưwan ở Ninh Thuận.
- Tham gia lễ cúng tổ tiên, múa sân và ẩm thực truyền thống.
- Ghé thăm khu di tích Tháp Pô Klông-Garai và Phan Rang-Tháp Chàm.
- Hành trình tìm hiểu văn hoá làm phong phú cuộc sống.
Người Chăm không ăn Tết Nguyên Đán mà họ tổ chức những dịp Tết cổ truyền của riêng mình. Đối với người Chăm theo đạo Bà ni và Islam, Ramưwan là Tết quan trọng nhất, là dịp để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà đã khuất,...Mình rất thích khám phá văn hoá. Đối với mình, mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền đều có những nét văn hoá riêng, thể hiện bản sắc, nét đặc trưng trong lối sống, con người và phần nào phản ánh lịch sử... Việc hiểu biết về văn hoá của từng nơi giúp mình có thêm nhiều kiến thức và cách hoà nhập tốt hơn khi đến các địa điểm mới.
Lần đầu tiên được tham gia ăn mừng Tết Ramưwan cùng người Chăm ở Ninh Thuận, mình thấy được sự thiêng liêng và nỗ lực bảo tồn văn hoá của họ.
Hình ảnh chụp bằng OPPO Find N2 Flip, không chỉnh sửa và xuất ra 2048px để đăng tải.
Bác tài mình đi rất thân thiện và hài hước.
Chọn lẩu cá đuối 38 cho bữa tối.
Dừng mua rau má trên đường.
Sáng hôm sau, đạp xe thẳng đến Ninh Thuận và ghé dừng ở xóm chài nhỏ gần mũi Kê Gà.
Nắng chói chang và cảnh ngư dân đang đưa cá vào bờ.
Dừng chân tại Bàu Trắng, nơi nổi tiếng với năng chang và đặc sản của vùng Bình Thuận - Ninh Thuận.
Trưa nóng, dừng lại uống nước dừa mát lạnh.
Di chuyển tự túc, chúng tôi không có gì vội vã, dừng lại ở những địa điểm mỗi người muốn ghé qua. Chúng tôi cũng ghé qua Hòn Cò, Cà Ná để uống nước và ngắm biển.
Khi đến nơi, trời đã chuyển sang tối. Chúng tôi ở lại nhà của một đồng nghiệp người Chăm. Con đường quê buổi chiều yên bình!
Đồng nghiệp dẫn chúng tôi đi ăn bánh xèo, bánh căn ở một quán địa phương. Nếu đến Ninh Thuận, bạn không thể bỏ lỡ món ăn này!
Về nhà, chúng tôi cùng nhau nướng khô, trò chuyện vui vẻ trong lúc canh nồi bánh Tết.
Ở quê, họ hàng thường sống gần nhau và cùng nhau, bước qua hàng rào là tới. Chúng tôi được bạn dẫn sang nhà bà chơi và ở đây mọi người đang cùng nhau làm bánh, chuẩn bị tiệc cho ngày hôm sau.
Chúng tôi được hướng dẫn làm bánh bông lan và bánh gừng theo cách truyền thống của người địa phương.
Về nhà, mình lấy bánh ra khỏi nồi, khoảng 10 giờ tối. Sáng hôm sau bánh ráo và dẻo vừa ăn.
Ngày 22 tháng 03 là ngày diễn ra lễ chính thức của tết Ramưwan. Khoảng 6 giờ 30 phút sáng, chúng tôi đi theo gia đình đồng nghiệp ra nghĩa trang Văn Lâm để đi lễ. Đây là nơi cộng đồng người Chăm ở các xã Văn Lâm đến để thực hiện nghi lễ. Mỗi gia đình mang theo các vật phẩm làm lễ, bánh tự làm, trái cây,… đặt trong những chiếc giỏ, rỗ truyền thống với màu sắc rực rỡ mang đến nghĩa trang.
Các thành viên trong gia tộc ngồi xung quanh phần mộ của tổ tiên, nam ngồi 1 bên và nữ ngồi 1 bên để đọc kinh và hành lễ. Mộ phần của người Chăm không to và xây đắp lên, chỉ đánh dấu bằng 2 hòn đá lớn tương trưng cho đầu và chân. Không có bất kỳ đánh dấu nào khác, tự bản thân người ta sẽ biết được đâu là đầu và là phần mộ của ai trong gia tộc.
Nghĩa trang đông đúc người đến viếng, mỗi gia đình hành lễ trước tổ tiên của họ, tạo nên một cảnh tượng nhộn nhịp và màu sắc ở nghĩa trang là đồi cát mênh mông.
Các bà, các cô ngồi lại trò chuyện cùng nhau sau khi cúng viếng.
Nam nữ mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Chăm, đẹp và màu sắc.
Cô này ôm bé nhìn theo chiếc drone đang bay. Nhiều phóng viên, nhiếp ảnh gia cũng đến đây để làm phóng sự và có những bức ảnh đẹp.
Mâm cơm cúng tổ tiên vào ngày Tết của người Chăm. Họ nấu rất nhiều món và cúng nhiều mâm, nhiều lần. Người Chăm theo đạo Bà Ni không ăn thịt heo nên tất cả các món ăn trong văn hoá ẩm thực của họ đều không có thịt heo.
Múa sân là một trong những lễ hội văn hoá, nghệ thuật được người dân chờ đón. Những điệu múa, bài hát dân tộc được biểu diễn tập thể ở sân vận động của địa phương. Đây là hoạt động ăn mừng năm mới, cảm tạ thần linh và cầu mong một năm mới mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc,…
Năm nay, lễ diễn ra vào 15 giờ, trời còn rất nắng, nhưng mình thấy bà con vẫn đến rất đông để xem văn nghệ. Những người khách như mình thấy không quen lắm khi đứng dưới cái nắng rất gắt và oi của vùng đất Ninh Thuận.
Như vậy là kết thúc một ngày trọn vẹn được hoà mình vào cộng đồng người Chăm Bà Ni ở Ninh Thuận để cùng ăn Tết Ramưwan và hiểu hơn về nét văn hoá truyền thống của người địa phương.
Hôm sau, trước khi về tụi mình có ghé qua khu di tích Tháp Pô Klông-Garai. Đây là nơi mà người Chăm theo đạo Bà La Môn sẽ tổ chức Tết Katé truyền thống.
Phan Rang- Tháp Chàm là điểm du lịch văn hoá hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách. Kỹ thuật xây tháp của người Chăm đến nay vẫn là một bí ẩn, chưa có thông tin chính xác về cách họ kết dính các viên gạch của tháp.
Hành trình tìm hiểu văn hoá đã mang đến cho mình nhiều kiến thức bổ ích và làm phong phú thêm cuộc sống!
4
Nội dung từ Mytour nhằm chăm sóc khách hàng và khuyến khích du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không áp dụng cho mục đích khác.
Nếu bài viết sai sót hoặc không phù hợp, vui lòng liên hệ qua email: [email protected]
Trang thông tin điện tử nội bộ
Công ty cổ phần du lịch Việt Nam VNTravelĐịa chỉ: Tầng 20, Tòa A, HUD Tower, 37 Lê Văn Lương, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà NộiChịu trách nhiệm quản lý nội dung: 0965271393 - Email: [email protected]