Liệu rằng bức ảnh này xứng đáng với giải thưởng danh giá và số tiền lớn như vậy hay không?
Ban giám khảo của giải Hamdan International Photography Award (HIPA) vừa công bố các tác phẩm đoạt giải của năm 2019, trong đó giải nhất thuộc về nhiếp ảnh gia người Malaysia - Edwin Ong Wee Kee, với phần thưởng lên tới 120.000 USD.
Bức ảnh này chụp tại Việt Nam, một bà mẹ khuyết tật đang ôm hai đứa con của mình. Hình ảnh này gây tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội, vì nó được cho là đã bị dàn dựng.
Giải thưởng HIPA năm nay có chủ đề là 'Hi vọng', và bức hình này rất rõ ràng thể hiện được ý đó. Ban giám khảo nhận xét về bức ảnh: 'Bức ảnh này mang lại một tinh thần nhân văn sâu sắc, thể hiện tình mẹ hi vọng của một người phụ nữ Việt Nam đối với con cái của mình. Bà mẹ có khuyết tật nhưng vẫn luôn hi vọng vào tương lai của chúng, giúp chúng có niềm tin vào cuộc sống.'
Tác giả Kee đã quảng bá bức ảnh này như một tác phẩm chụp tự nhiên, không có sự dàn dựng.
Theo PDNPulse: 'Trong cuộc thi nhiếp ảnh lớn nhất thế giới, nhiếp ảnh gia người Malaysia đã tạo ra một bức ảnh gây ấn tượng mạnh với hình ảnh tại Việt Nam. Mặc dù là bác sĩ Đông y, nhưng ông Kee vẫn có niềm đam mê mãnh liệt với nhiếp ảnh. Bức ảnh này được chụp trong một cảnh tượng tự nhiên bên đường, không hề có sự dàn dựng.'
Tuy nhiên, trong một hình ảnh phía sau hiên tại được chia sẻ bởi Ab Rashid, có thể thấy rõ rằng bức hình đoạt giải đã được lên kế hoạch và tạo dáng một cách rõ ràng. Ngay cả trong khung hình còn có nhiều nhiếp ảnh gia khác đang chụp chung, không chỉ có ông Kee.
Trang Picsofasia viết: 'Chúng ta có thể nhìn thấy một nhóm nhiếp ảnh gia nước ngoài đứng quanh một điểm, chụp cùng một chủ thể. Người phụ nữ trong bức ảnh có vẻ cũng đang tạo dáng cho họ chụp, có thể là một người mẫu được trả tiền để giúp các nhiếp ảnh gia không phải tìm kiếm những khoảnh khắc tự nhiên.'
Mặc dù vậy, cũng phải thừa nhận rằng, giải thưởng HIPA không phải là giải thưởng về nhiếp ảnh báo chí, vì vậy bức ảnh này không vi phạm bất kỳ quy tắc nào. Tuy nhiên, việc một bức ảnh đoạt giải với số tiền lên tới 120.000 USD nhưng lại là ảnh dàn dựng đã làm nhiều nhiếp ảnh gia tức giận. Bức ảnh không phải là một khoảnh khắc tự nhiên, vậy ý nghĩa và giá trị nội dung của nó còn được bảo toàn không?
Theo một nguồn tin không nêu tên, chúng ta biết rằng người phụ nữ trong bức ảnh không phải là người mẫu được thuê mà là người dân địa phương tại nơi chụp ảnh, nhưng đã được các nhiếp ảnh gia người Malaysia giữ lại để tạo dáng cho họ chụp. Lời miêu tả này gợi nhớ đến một bức ảnh được chia sẻ bởi A. M. Ahad vào tháng 1 năm ngoái, có cảnh nhiều người đang chụp một cậu bé bên cửa sổ tàu hỏa để cầu nguyện.