Ảnh: NASA sẵn sàng phóng Artemis 1 vào ngày 29/8, Artemis 3 dự kiến đưa người Mỹ trở lại Mặt trăng vào năm 2025
Đọc tóm tắt
- - Artemis là loạt nhiệm vụ 3 giai đoạn tái hiện hành trình lên Mặt trăng của người Mỹ, được giao cho NASA thực hiện dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ năm 2017.
- - Nhiệm vụ Artemis 1 đang hoàn tất những bước cuối cùng, sẵn sàng cho cuộc phóng vào ngày 29/8 tại trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida.
- - Artemis sử dụng tên lửa mạnh mẽ nhất hiện nay của NASA là SLS, với công suất mạnh mẽ hơn 15% so với tên lửa Saturn V.
- - Tên lửa SLS sẽ đưa tàu vũ trụ Orion, được phân thành 3 nhiệm vụ riêng biệt: Artemis 1, Artemis 2 và Artemis 3.
- - Các bước chuẩn bị và thử nghiệm cho nhiệm vụ Artemis đang được tiến hành tại nhiều cơ sở của NASA trên khắp nước Mỹ.
Artemis là loạt nhiệm vụ 3 giai đoạn tái hiện hành trình lên Mặt trăng của người Mỹ, được giao cho NASA thực hiện dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ năm 2017. Hiện tại, nhiệm vụ Artemis 1 đang hoàn tất những bước cuối cùng, sẵn sàng cho cuộc phóng vào ngày 29/8 tại trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida.Những nhiệm vụ Artemis sẽ sử dụng tên lửa mạnh mẽ nhất hiện nay của NASA là SLS (Space Launch System), với công suất mạnh mẽ hơn 15% so với tên lửa Saturn V đã thành công trong các nhiệm vụ Apollo cách đây gần 50 năm. Tên lửa SLS sẽ đưa tàu vũ trụ Orion, được phân thành 3 nhiệm vụ riêng biệt:Artemis 1: Nhiệm vụ không người lái, sẽ phóng vào ngày 29/8, đưa tàu vũ trụ Orion với 3 hình nộm lên quỹ đạo của Mặt trăng trong 42 ngày, kiểm tra tác động của bức xạ và trọng lực lên các con ma-nơ-canh trước khi trở về Trái đất.
Artemis 2: Nhiệm vụ có người lái, dự kiến phóng tháng 5/2024. Chở tàu vũ trụ Orion với 3 phi hành gia lên quỹ đạo của Mặt trăng.
Artemis 3: Nhiệm vụ có người lái, dự kiến đưa con người đặt chân lên Mặt trăng vào năm 2025.
Tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion đã được đưa đến và lắp đặt tại bệ phóng số 39B của trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida. Hình ảnh chụp vào tối ngày 17/8.
Ảnh chụp năm 2016 khi tiến sĩ Patrick Shea thực hiện nghiên cứu trên mô hình tỷ lệ 1.3% của tên lửa SLS, tại trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, đặt ở thung lũng Silicon, tiểu bang California. Các nhà nghiên cứu ở Ames sẽ thử nghiệm tác động của môi trường lên SLS khi nó vượt qua bức tường siêu thanh sau khi phóng, đồng thời đánh giá hiệu quả của vật liệu mới được áp dụng trong sản xuất tên lửa SLS, bao gồm cả loại sơn hoàn toàn mới có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc vào áp suất không khí tác động.
Các nghệ nhân đang niêm phong những lỗ cuối cùng trên bồn chứa khổng lồ, sản xuất để thử nghiệm khí hydro hóa lỏng, nhiên liệu cho tên lửa SLS, tại nhà máy Michoud ở tiểu bang New Orleans. Tổng cộng có 6 bồn chứa, mỗi bồn cao 6.7m, đang được sản xuất để chuẩn bị cho thử nghiệm.
Động cơ thứ 2 (mã QM-2) của bộ đẩy gia tăng cho tên lửa SLS đã trải qua thử nghiệm ở Promontory, tiểu bang Utah, vào ngày 28/6/2016. Bộ đẩy gia tăng của SLS sẽ cung cấp 75% lực đẩy cần thiết để tên lửa thoát khỏi lực hút của Trái đất.
Các kỹ sư đang áp dụng lớp chống nhiệt cho tàu vũ trụ Orion, sẽ được sử dụng trong nhiệm vụ Artemis 2. Lớp chống nhiệt này là một trong những yếu tố quan trọng nhất và không thể phạm sót, vì nó sẽ giúp Orion chống lại nhiệt độ lên đến 2.760 độ C (5.000 độ F) khi phóng, nhiệt độ tương đương với ½ sức nóng của Mặt Trời.
Kiểm tra độ chịu đựng của tàu vũ trụ Orion sẽ sử dụng 1.500 loa công suất lớn cùng lúc để mô phỏng áp suất âm thanh, đánh giá sức căng tối đa mà Orion có thể chịu đựoc khi phóng. Dữ liệu sẽ được thu thập bởi các thiết bị nhỏ, bao gồm cả micro, máy đo lực và gia tốc kế.
Tại Căn cứ quân sự Yuma Proving Ground ở tiểu bang Arizona, NASA đang tiến hành bài kiểm tra cuối cùng: đánh giá hiệu suất của dù khi tàu Orion, có phi hành gia bên trong, trở lại Trái đất.
Ảnh chụp ngày 1/11/2017 khi USS John P. Murtha, tàu tấn công đổ bộ lớp San Antonio 10 của Hải quân Mỹ, tham gia cuộc diễn tập nhiệm vụ Underway Recovery Test-7 (URT-7) để giải cứu các phi hành gia trên tàu vũ trụ Orion, khi nó hạ cánh xuống biển Thái Bình Dương và được tìm thấy trong ánh hoàng hôn.
URT-7 là một trong những nhiệm vụ giải cứu Orion được NASA thực hiện phối hợp với Hải quân Mỹ, nhằm đánh giá tính khả thi, các kịch bản ứng phó và số lượng trang thiết bị cần huy động khi Orion hạ cánh xuống Thái Bình Dương.
Các công nhân đang lắp đặt cảm biến báo cháy ở bệ phóng 39B, nơi Artemis 1 sẽ phóng. Ảnh chụp ngày 21/7/2017.
Kiểm tra hệ thống chống tràn nước và hệ thống giảm tiếng ồn của bệ phóng 39B, ngày 15/10/2018. Khi tên lửa SLS phóng, hệ thống tản nhiệt của bệ phóng sẽ xả ra 1,7 triệu lít nước và áp lực nước mạnh nhất sẽ phun cao 30.5 mét để làm mát toàn bộ hệ thống.
Hình nộm, còn được gọi là Moonikin, đang được sử dụng để thử nghiệm cho nhiệm vụ Artemis 2. Những hình nộm này sẽ đóng vai trò như 'phi hành đoàn' có mặt trên tàu vũ trụ Orion trong nhiệm vụ Artemis 1.
2 hình nộm nữ khác đang đặt ở vị trí hành khách trên tàu vũ trụ Orion của nhiệm vụ Artemis 1. Con ở dưới tên là Helga, con ở trên là Zohar. Trong đó, Zohar đang mặc áo vest có cảm biến đo bức xạ vũ trụ.
Bài tập kéo dài 3 ngày của phi hành đoàn, thực hiện vào tháng 10/2015 tại trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston, tiểu bang Texas. Họ sẽ tập luyện mô phỏng quy trình thoát khỏi Orion khi tàu vũ trụ đáp xuống Thái Bình Dương và lực lượng cứu hộ tiếp cận để thực hiện nhiệm vụ giải cứu.
Super Guppy, chiếc máy bay chở hàng siêu trọng của NASA, đang trở về bãi đậu sau khi hạ cánh tại trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida. Chiếc Super Guppy đang vận chuyển một bộ phận quan trọng được gọi là Orion Stage Adapter, một bệ đỡ quan trọng giúp kết nối tàu vũ trụ Orion với tên lửa SLS.
Ngày 22/5/2019, thiết bị hủy phóng của tàu vũ trụ Orion đang trên đường đi đến bệ phóng số 46 ở trung tâm vũ trụ Kennedy để thực hiện bài kiểm tra Ascent Abort-2.
Trong bài kiểm tra này, giả định rằng Orion vừa mới cất cánh ở độ cao 10km khi hệ thống phát hiện tên lửa gặp sự cố. Hệ thống hủy phóng lập tức phát lệnh hủy phóng và đưa Orion đi bay sang hướng khác, đảm bảo an toàn cho tàu vũ trụ Orion và phi hành đoàn trong trường hợp động cơ phát nổ.
Sà Lan Pegasus đang vận chuyển lõi của tên lửa SLS từ trung tâm vũ trụ Stennis ở tiểu bang Mississippi, chuẩn bị đến cảng của trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida.
Khoảnh khắc sà lan Pegasus vận chuyển 'gói hàng' đến trung tâm vũ trụ Kennedy. Ảnh chụp ngày 29/4/2021.
'Gói hàng' được di chuyển đến xưởng lắp ráp Vehicle Assembly Building ở High Bay 3, sẵn sàng được lắp vào tên lửa SLS. Ảnh chụp ngày 10/6/2021.
Mỗi bộ lõi này đựng 4 động cơ RS-25, cung cấp lực đẩy hơn 900.000 tấn. Kết hợp với bộ đẩy tăng cường (booster) của SLS, tổng sức đẩy của hệ thống là 4 triệu tấn, đủ để đưa Artemis 1 vào không gian.
2 bộ đẩy tăng cường (booster) của tên lửa SLS, sẵn sàng được lắp đặt lên bệ phóng. Ảnh chụp ngày 3/3/2021.
Công nhân đang thực hiện việc lắp đặt bộ booster của tên lửa SLS. Ảnh chụp ngày 23/2/2021.
Ảnh chụp từ trên cao ngày 9/6/2021, cho thấy hai bộ booster của SLS đặt trên sàn bệ phóng di động. Những bộ booster này, chứa nhiên liệu thể rắn, sẽ cung cấp lực đẩy bổ sung khi tên lửa mới được phóng lên.
Tàu vũ trụ Orion của Artemis 1, sau khi đã lắp xong bộ thiết bị hủy phóng, đang được gắn lên tên lửa SLS để chuẩn bị cho cuộc bay thử. Ảnh chụp ngày 20/10/2021.
Crawler-Transporter 2, thiết bị chuyên chở sẽ di chuyển bệ phóng di động với tên lửa SLS tới bệ phóng 39B. Ảnh chụp ngày 11/3/2022.
Ảnh chụp ngày 10/9/2019, Crawler-Transporter 2 di chuyển bệ phóng di động trở lại bệ phóng 39B, sau khi NASA di chuyển mọi thứ vào Vehicle Assembly Building tránh cơn bão Dorian dự báo sẽ đổ bộ Florida ngày 30/8. Bão Dorian cách trung tâm vũ trụ Kennedy khoảng 110km.
Charlie Blackwell-Thompson, Giám đốc quy trình phóng Artemis 1, nhìn tên lửa SLS được chở đi trên bệ phóng di động để lắp ráp ở bệ 39B, sẵn sàng cho buổi phóng thử ướt. Ảnh chụp ngày 17/3/2022.
Trăng rằm tháng 5 âm lịch tại bệ phóng 39B, cùng với Artemis 1 trong chuỗi chuẩn bị cho buổi phóng thử ướt (wet dress rehearsal - WDR) vào đêm 14/6/2022. Phóng thử ướt nghĩa là nhiên liệu lỏng như oxy và hidro sẽ được nạp vào tên lửa, khác biệt với phóng thử khô (dry dress rehearsal) khi không nạp nhiên liệu.
Một buổi thử nghiệm ướt WDR của NASA kéo dài khoảng 45 tiếng, mô phỏng tất cả các bước của nhiệm vụ Artemis, từ việc nạp nhiên liệu, khởi động tên lửa SLS, đếm giờ cho việc phóng, cho đến khi SLS đốt cháy hết nhiên liệu. Quy trình này bao gồm mọi thứ từ A tới Y, trừ việc tên lửa không rời bệ phóng.
Bình minh ngày 23/8/2022, nhìn từ phía Titusville về bệ phóng 39B, tất cả chuẩn bị cho nhiệm vụ Artemis 1 đã hoàn tất, đợi chờ ngày phóng 29/8.
Theo TheAtlantic
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.
Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]
Các câu hỏi thường gặp
1.
Nhiệm vụ Artemis bao gồm những giai đoạn nào và mục tiêu của chúng là gì?
Nhiệm vụ Artemis được chia thành ba giai đoạn: Artemis 1, Artemis 2 và Artemis 3. Artemis 1 là nhiệm vụ không người lái, sẽ kiểm tra tàu vũ trụ Orion. Artemis 2 là nhiệm vụ có người lái, đưa phi hành gia lên quỹ đạo Mặt trăng. Artemis 3 sẽ đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2025, nhằm tiếp tục hành trình khám phá vũ trụ.
2.
Tên lửa SLS có công suất mạnh mẽ như thế nào và sự khác biệt so với tên lửa Saturn V?
Tên lửa SLS (Space Launch System) mạnh hơn 15% so với tên lửa Saturn V. Nó được thiết kế để cung cấp lực đẩy lớn hơn, giúp đưa tàu vũ trụ Orion vào không gian, thực hiện các nhiệm vụ trong chương trình Artemis.
3.
Artemis 1 sẽ thực hiện những thử nghiệm gì trong quá trình bay lên Mặt trăng?
Artemis 1 sẽ thực hiện nhiệm vụ không người lái, trong đó tàu vũ trụ Orion sẽ đưa ba hình nộm lên quỹ đạo Mặt trăng. Mục tiêu là kiểm tra tác động của bức xạ và trọng lực lên các hình nộm trước khi chúng trở về Trái đất.
4.
Làm thế nào NASA đang kiểm tra khả năng chống nhiệt của tàu vũ trụ Orion?
NASA đang áp dụng lớp chống nhiệt cho tàu vũ trụ Orion, giúp bảo vệ tàu khỏi nhiệt độ lên đến 2.760°C (5.000°F). Lớp chống nhiệt này sẽ giúp Orion chịu được sức nóng cực độ khi quay lại Trái đất trong các nhiệm vụ Artemis.
5.
Những công việc quan trọng nào đã hoàn tất tại trung tâm vũ trụ Kennedy cho nhiệm vụ Artemis 1?
Tại trung tâm vũ trụ Kennedy, tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion đã được lắp đặt tại bệ phóng 39B. Các công việc kiểm tra bao gồm việc lắp đặt hệ thống cảm biến báo cháy, thử nghiệm hệ thống tản nhiệt và kiểm tra các thiết bị khác để đảm bảo tính sẵn sàng cho việc phóng.
6.
Tại sao NASA cần sử dụng hình nộm trong nhiệm vụ Artemis 1?
Hình nộm, hay còn gọi là Moonikin, được sử dụng trong nhiệm vụ Artemis 1 để thay thế phi hành gia. Chúng sẽ kiểm tra tác động của bức xạ vũ trụ và các yếu tố khác lên con người trong suốt chuyến bay lên Mặt trăng.