Nằm dưới chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử, nhưng vẫn là điểm đến phổ biến của du khách tại Nhật Bản.
Một số người cho rằng Aokigahara là nơi bị ma ám, nơi chứa đầy những loài ma quỷ trong thần thoại Nhật Bản. Có người tin rằng khu rừng này cũng là nơi diễn ra các hoạt động huyền bí vì số lượng người chết ở đó rất đông, do đó Aokigahara còn được gọi là 'Khu rừng tự sát'.
Aokigahara còn có tên gọi khác là Jukai (nghĩa là biển cây), là khu rừng ở sườn phía tây bắc núi Phú Sĩ trên đảo Honshu của Nhật Bản. Khu rừng này phát triển trên nền nham thạch cứng rộng 30 km vuông, có nguồn gốc từ vụ phun trào lớn cuối cùng của núi Phú Sĩ vào năm 864 Sau Công Nguyên.
Ở phía tây của Aokigahara, có những hang động đầy băng tuyết vào mùa đông, là điểm đến nổi tiếng cho tham quan và du lịch. Một phần của Aokigahara rất dày đặc cây cối, và lớp nham thạch xốp trong khu rừng có khả năng hấp thụ âm thanh, mang lại cho du khách cảm giác cô độc.
Cho đến năm 1988, có khoảng 30 người được cho là đã tự tử trong khu rừng này mỗi năm. Tổng cộng có 78 thi thể được tìm thấy vào năm 2002, 105 vào năm 2003 và ước tính có khoảng 200 người trở lên đã tự sát tại đây, trong đó có 54 người thành công.
Hàng năm vào tháng 3, khi kết thúc năm tài chính ở Nhật Bản, tỷ lệ tự tử ở quốc gia này leo thang cao nhất. Các phương pháp phổ biến nhất để thực hiện hành vi này là treo cổ hoặc sử dụng thuốc quá liều.
Nhật Bản có lịch sử về tự tử theo nghi thức vì nhiều lý do và tập tục này rất phổ biến trong quân đội thời phong kiến. Ví dụ điển hình nhất là các samurai tự sát để tránh bị bắt hoặc vì thất bại. Trong Thế chiến thứ hai, những người lính cũng tự sát để mang lại danh dự hoặc tránh sự xấu hổ cho gia đình khi gặp thất bại trên chiến trường. Các samurai thường sử dụng thanh kiếm để rạch bụng với niềm tin rằng điều đó giải phóng tinh thần và ngăn họ khỏi cái chết nhục nhã dưới tay kẻ thù.
Kể từ những năm 1990, Nhật Bản chứng kiến sự gia tăng số vụ tự tử vì thất nghiệp, suy thoái kinh tế, trầm cảm hoặc áp lực xã hội. Năm 1998, sau khi số vụ tự tử tăng 34,7% so với năm trước, chính phủ Nhật Bản đã tăng quỹ để điều trị nguyên nhân và giúp đỡ những người cố gắng tự tử hồi phục sau khi thất bại.
Tại lối vào của con đường mòn dẫn vào rừng Aokigahara, có một tấm biển kêu gọi những người có ý định tự tử hãy suy nghĩ đến gia đình và tìm kiếm sự giúp đỡ từ hiệp hội phòng chống tự tử.
Aokigahara là một khu rừng rậm rạp với nhiều hang động, là điểm đến phổ biến của du khách. Khu rừng này đủ rậm để chặn mọi âm thanh ngoại trừ tiếng tự nhiên của nó. Du khách thường sử dụng băng để đánh dấu đường đi và tránh bị lạc.
Tham Khảo: Grunge; Phys.org; USGS