Việc học từ vựng là một trong những phần thiết yếu của quá trình học một ngoại ngữ, đồng thời đây cũng là phần khiến cho nhiều người học ngoại ngữ đau đầu nhức óc vì học mãi vẫn không nhớ. Chính vì từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kỹ năng nói và sử dụng ngôn ngữ trôi chảy; đồng thời, nếu vốn từ vựng không đủ, thì khả năng diễn đạt trong ngôn ngữ đó cũng gặp cản trở. Để giải quyết vấn đề trên, nhiều học sinh cố gắng nhồi nhét vào đầu càng nhiều từ mới càng tốt, mà quên mất rằng mỗi từ vựng trong tiếng Anh nói riêng, và ngôn ngữ nói chung đều mang một hàm ý tốt xấu, khen chê khác nhau. Chúng có thể tương tự nhau về nghĩa, nhưng lại đối lập về cảm xúc liên quan. Học từ vựng, ngoài việc biết càng nhiều từ càng tốt, việc hiểu rõ nghĩa và hàm nghĩa của từng từ để có thể sử dụng chúng một cách linh hoạt và uyển chuyển, để có thể chèo lái ý nghĩa câu văn theo tâm trí của người nói mà không bị ràng buộc, người học cần chú ý đến một nhân tố hết sức quan trọng chính là “connotation”. Trong bài viết này, tác giả sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về thuật ngữ “connotation”, tầm quan trọng của nó trong việc học từ vựng và cách áp dụng connotation để hiệu quả hóa việc học từ vựng và tránh mắc lỗi trong tương lai.
Key takeaways:
1. Người học cần lưu ý đến connotation khi học từ vựng để tránh lỗi sử dụng từ sai sắc thái và ngữ cảnh.
2. Connotation là hàm sắc thái của từ và bao gồm 3 sắc thái chính: tích cực, trung lập và tiêu cực.
3. Cách để nhận biết hàm ý của từ thông qua từ điển điện tử và cách thức tự đánh giá dựa trên nghĩa và ví dụ minh họa.
4. Một số công cụ hỗ trợ học sinh trong việc học từ vựng và xác định connotation của từ chính là Oxford Learners’ Dictionary, Cambridge dictionary, Longman Dictionary of Contemporary English, Macmillan Dictionary, Merriam-webster Dictionary.
Hạn chế của phương pháp học từ vựng không sử dụng connotation
Cách học từ vựng thông thường
Đầu tiên, phương pháp học từ vựng phổ biến nhất mà hầu hết các học sinh áp dụng đó chính là học thuộc lòng, hay còn gọi là học vẹt. Trong tiếng Anh, thuật ngữ học thuộc lòng chính là “rote memorization”, cụ thể ra là cách ghi nhớ nội dung từng câu từng chữ qua đọc to, thuần thục tới mức có thể đọc lại diễn cảm trước đám đông mà không cần nhìn vào chữ. Phương pháp học từ vựng tiếp theo chính là ghi chép từ vựng một cách có hệ thống, đồng thời sử dụng các công cụ làm nổi bật trọng tâm và phần cần chú trọng như bút highlight, thước kẻ gạch chân hay hình ảnh trực quan (tiếng Anh: visual aids).
Hạn chế và nhược điểm
Hai phương pháp trên đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, tuy nhiên hầu như chúng đều dồn sự tập trung vào các khía cạnh của từ vựng như: nghĩa (meaning), phiên âm (pronunciation), từ loại (part of speech), ví dụ (examples) và có thể là từ đồng nghĩa (synonyms) hay trái nghĩa (antonyms), mà quên mất đi sắc thái nghĩa của từ. Chính điều này đã dẫn đến một hệ lụy mà tác giả tạm gọi là “sử dụng sai sắc thái nghĩa và ngữ cảnh của từ”. Lỗi này là một trong những lỗi phổ biến của việc dùng từ, hay còn gọi là “Word choice mistakes”.
Minh họa qua ví dụ
Xét ví dụ sau:
Ví dụ 1: We've spent a lot of money on advertising and we're beginning to see the results. (Chúng tôi đã chi rất nhiều tiền cho quảng cáo và chúng tôi đang nhìn thấy kết quả).
Ví dụ 2: The results of the opinion poll that most women supported this action. (Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng hầu hết phụ nữ đều ủng hộ hành động này).
Cả hai ví dụ trên đều dùng từ “results” (kết quả), tuy nhiên việc dùng đi dùng lại một từ sẽ khiến cho giám khảo phát hiện ra điểm yếu về vốn từ vựng của mình. Cho nên, nhiều người học nghĩ đến việc thay thế “results” bằng các từ đồng nghĩa của nó như sau:
Ví dụ 1.1: We've spent a lot of money on advertising and we're beginning to see the repercussions.
Ví dụ 2.1 The consequences of the opinion poll showed that most women supported this action.
Tuy nhiên, cả hai ví dụ được thay thế trên đều mắc lỗi dùng sai từ, vì mặc dù repercussions và consequences là hai từ đồng nghĩa với “results”, đều mô tả một điều gì đó được gây ra bởi một điều gì khác, tuy nhiên sắc thái nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau, suy ra các thí sinh không thể thay thế “results” bằng những từ trên được. Cụ thể:
Result mang nghĩa là “kết quả”, sắc thái nghĩa khá trung lập, có thể là tiêu cực, hoặc tích cực nếu thêm tính từ bổ nghĩa vào.
Consequence có nghĩa là “hậu quả”, đứng một mình thì sắc thái nghĩa của nó là tiêu cực, và thường được bổ nghĩa bởi những tính từ như adverse, dire, disastrous, fatal, harmful, negative, serious, tragic and unfortunate.
Ví dụ: This decision could have serious consequences for the industry. (Quyết định này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền công nghiệp)
Repercussion có nghĩa là “hệ lụy”, từ này khá trang trọng, có sắc thái nghĩa tiêu cực và thường mô tả kết quả tiêu cực xảy ra một thời gian sau đó.
Ví dụ: The collapse of the company will have repercussions for the whole industry. (Sự sụp đổ của công ty này sẽ mang lại hệ lụy cho cả nền công nghiệp)
Sau khi xét ví dụ trên, các thí sinh có thể thấy rằng, việc xác định sắc thái nghĩa của từ là điều rất quan trọng, giúp các học sinh tránh lỗi dùng từ không phù hợp - một lỗi rất phổ biến mà bất kỳ ai khi học tiếng Anh đều mắc phải. Vậy, sắc thái nghĩa của từ là gì và cách áp dụng nó vào việc học từ vựng như thế nào?
Khái niệm về connotation và phân loại
Ví dụ, từ “blue” ngoài việc nó mô tả một màu sắc, “blue” còn dùng để mô tả trạng thái cảm xúc buồn bã, như trong câu: “She’s feeling blue (Cô ấy đang cảm thấy buồn)”. Hoặc từ “childlike” và “childish” đều là tính từ và mô tả đặc điểm liên quan trực tiếp đến trẻ con, thế nhưng từ”childlike” có nghĩa là”ngây thơ” với sắc thái nghĩa tích cực, trong khi đó “childish” lại mạng nghĩa là “trẻ trâu”.
Như đã nói ở trên, connotations của một từ có thể chia thành ba dạng:
Hàm nghĩa tích cực (positive connotation): bao gồm những từ gợi ra trạng thái cảm xúc tốt, ví dụ từ “go-getter” để mô tả một người nào đó đầy hoài bão hay từ “thrifty (tiết kiệm)” để mô tả một ai đó chi tiêu hạn chế.
Hàm nghĩa tiêu cực (negative connotation): bao gồm những từ gợi ra một ý nghĩa không tốt về nhân vật đang được nói đến. Cùng với ví dụ trên, người đầy hoài bão sẽ được mô tả bằng từ “overachiever (người làm quá mức)” hoặc người hay chi tiêu tiết kiệm bằng từ “stingy (keo kiệt)”.
Hàm nghĩa trung lập (neutral connotation): là những từ có quan điểm hoàn toàn trung lập, không kèm theo bởi bất kỳ hàm nghĩa tốt hay xấu nào. Ví dụ, từ “ambitious (đầy hoài bão)” để mô tả một người làm việc chăm chỉ và nỗ lực đạt được mục tiêu, mà không ám chỉ xem hoài bão đó là tốt hay xấu.
Bảng 1.Hàm nghĩa một số từ phổ biến với nghĩa tương tự nhau.
STT | Nghĩa | Hàm nghĩ tích cực | Hàm nghĩa trung lập | Hàm nghĩa tiêu cực |
---|---|---|---|---|
1 | Ốm | Slim | Thin | Skinny |
2 | Dễ tính | Easygoing | Relaxed | Lackadaisical |
3 | Khác biệt | Unique | Different | Peculiar |
4 | Tỉ mỉ | Meticulous | Selective | Picky |
5 | Vui vẻ | Elated | Happy | Manic |
6 | Trẻ trung | Childlike | Young | Childish |
7 | Kiên trì | Steadfast | Tenacious | Stubborn |
8 | Hứng thú | Interested | Curious | Inquisitive |
9 | Thích nói chuyện | Chatty | Conversational | Jabbering |
10 | Cũ, già | Vintage | Old | Decrepit |
Cách sử dụng connotation trong quá trình học từ vựng
Ví dụ 1: từ “meticulous” mang sắc thái nghĩa tốt (approving), có nghĩa là “cẩn trọng, tỉ mỉ”.
Ví dụ 2, danh từ “propaganda” mang nghĩa là “tuyên truyền” và thường có sắc thái khá tiêu cực. Tham khảo câu “Candidates who run for presidency often use propaganda campaigns to win elections (Các ứng cử viên chức tổng thống thường dùng các chiến dịch tuyên truyền nằm mục đích đắc cử).
Hơn nữaXem ví dụ sau.
Theo từ điển Cambridge,
Sated (adj) having had more of something than you can easily have at one time. Ví dụ: sated with pleasure (tràn trề niềm vui)
Crammed (adj) very full of people or things. Ví dụ, crammed room (phòng chật kín người).
Từ đó, có thể suy ra, từ “sated” mang ý nghĩa tích cực, trong khi “crammed” thì ngược lại.
Sau khi nhận biết được ý nghĩa của từ vựng, học sinh nên lặp lại các mẫu câu mà từ vựng đó được sử dụng, nhằm mục đích làm quen với cách sử dụng và ngữ cảnh. Ngoài ra, học sinh cũng nên ghi lại 1-2 câu ví dụ mà họ thấy ấn tượng nhất, sau đó lặp lại vài ngày sau để não có thời gian ghi nhớ lâu hơn. Nếu học sinh nào sáng tạo hơn, họ cũng có thể tự viết ra các mẫu câu cho bản thân và thực hành sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày.
Kết luận
Oxford Learners’ Dictionaries
Từ điển Cambridge
Longman Dictionary of Contemporary English
Macmillan Dictionary
Merriam-webster Dictionary