Trong bài thi IELTS Speaking, tiêu chí Pronunciation (phát âm) luôn là một tiêu chí gây khó khăn với thí sinh người Việt bởi những sự khác biệt trong hệ thống âm giữa hai thứ tiếng. Việc không nắm vững và thực hành tốt những quy tắc phát âm của tiếng Anh sẽ làm cản trở tốc độ của người nói và từ đó ảnh hưởng xấu đến việc truyền tải nội dung và tổng thể bài nói. Một biểu hiện của việc chưa thành thạo tiêu chí trên là những âm được tạo ra, đặc biệt là âm phụ âm, vẫn còn mang nhiều nét giống phiên âm tiếng Việt, các âm còn rời rạc, thiếu tính liên kết và liền mạch. Để cải thiện vấn đề trên, chuỗi bài viết này sẽ giới thiệu về một khái niệm trong âm vị học (phonetics) có thể giúp tăng độ trôi chảy và tự nhiên trong IELTS Speaking: Những hiện tượng nối âm (Coarticulation effects). Bài viết bên dưới sẽ đề cập đến hiện tượng nối âm đầu tiên - Đồng hoá âm (Assimilation) - cũng như cách thí sinh có thể ứng dụng nó để nâng cấp bài thi IELTS Speaking của mình.
Key takeaways:
Hiện tượng đồng hoá âm là một trong hai hiện tượng nối âm trong tiếng Anh, làm cho giao tiếp trôi chảy và tự nhiên hơn
Có 4 quá trình đồng hoá âm phổ biến, việc vận dụng chúng vào IELTS Speaking để cải thiện tiêu chí Pronunciation của thí sinh
Giới thiệu về tiêu chí Phát âm trong Band Descriptor trong IELTS Speaking:
Hiện tượng nối âm là gì?
Hiện tượng đồng nhất âm là gì?
Hiện tượng này đã có thể xảy ra khi lời nói được tạo ra ở tốc độ bình thường, nhưng hiện tượng trên còn xuất hiện nhiều hơn nữa khi chúng ta giao tiếp nhanh. Trong tiếng Anh, có rất nhiều trường hợp khác nhau của đồng hoá âm có thể kể đến. Trong danh sách dưới đây, ta sẽ chỉ xét đến một số trường hợp đồng hoá âm phổ biến:
Đồng nhất âm chân răng (/t/, /d/, /n/) khi đi trước một âm môi (/p/, /m/, /b/)
Một quy tắc chung cho trường hợp này đó là ba âm chân răng này khi đi trước một âm môi sẽ được đồng hoá và phát âm như âm môi phía sau. Ta có thể lấy cụm từ pot plant làm ví dụ. Khi được nói như một từ đơn lập, từ “pot” sẽ được phát âm với một âm /t/ làm âm phụ âm cuối. Nhưng khi từ này được kết hợp và đứng trước với một từ bắt đầu bằng âm /p/ như plant trong giao tiếp nhanh, hai từ này sẽ được đọc thành /ˈpɒp plɑːnt/ thay vì /ˈpɒt plɑːnt/. Đó là bởi khi đó, âm /t/ ở cuối từ “pot” đã được đồng hoá để từ một âm chân răng thành một âm môi như /p/.
Tương tự như thế, âm /t/ trong cụm từ “it boils” cũng sẽ được đồng hoá thành âm /b/ để thuận tiện cho việc phát âm. Vì thế, cụm từ này sẽ được phát âm thành /ɪb ˈbɔɪlz/ trong giao tiếp nhanh. Đồng hoá âm này sẽ làm cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn do vị trí các bộ phận của miệng như môi và lưỡi sẽ không phải thay đổi quá nhiều trong lúc chuyển tiếp giữa các phụ âm, từ đó lời nói phát ra nhanh chóng hơn.
Ta cùng xét thêm một số ví dụ của quá trình này qua bài nói mẫu cho câu hỏi How did you get to school each day? (Bạn đi đến trường mỗi ngày bằng cách nào?) bên dưới:
Back then in elementary school, it was my father who drove me to school most of the time. Yet my father would be busy sometimes, so I would make a trip to school on foot as it was not much of a long distance from my house. Yet when I progressed onto high school, my house was moved further away from school. Therefore, I had to get to school on my bicycle to make it in time.
(Trước đây lúc còn học tiểu học, bố tôi là người chở tôi đi học hầu hết mọi ngày. Nhưng bố tôi đôi lúc sẽ bận, nên tôi sẽ đi bộ đến trường bởi cũng không quá xa nhà tôi. Nhưng khi tôi lên cấp ba, nhà tôi dời ra xa trường hơn. Thế nên tôi phải đạp xe đến trường để kịp giờ.)
Trong bài nói này, những cụm từ được gạch dưới là những nơi có một âm môi (/p/, /b/, /m/) đi theo sau một âm chân răng (/t/, /d/, /n/) và làm âm chân răng được đọc giống âm môi đó. Vì thế, “yet my” sẽ được đọc là /’jem maɪ/, “would be” sẽ được đọc thành /wʊb bi/, “would make” sẽ thành /wʊm meɪk/ và “not much” sẽ thành /nɒm mʌtʃ/
Đồng nhất âm /s/ và /z/ khi đi với /ʃ/ hoặc /j/
Một trường hợp đồng hoá âm khác là khi hai âm chân răng /s/ và /z/ được kết hợp với âm vòm miệng như /ʃ/ hay /j/. Tại quá trình này, hai âm /s/ và /z/ khi đi trước âm /ʃ/ trong những từ như “shop”, “show” sẽ được đồng hoá và trở thành âm /ʃ/. Nói cách khác, khi ta phát âm hai phụ âm này liên tiếp, không nhất thiết phải phát âm rõ ràng từng âm phân biệt hai âm này với nhau. Để hiểu lý do cho sự đồng hoá âm trên, ta có thể thử phát âm cụm từ “this shop” như /ðɪs ‘ʃɒp/ và thấy rằng việc phát âm từng phụ âm như từ gốc sẽ khá khó khăn và cản trở độ lưu loát của giao tiếp. Nhưng khi ta đọc cụm từ này thành /ðɪʃ ‘ʃɒp/, việc phát âm sẽ trở nên nhanh chóng hơn vì lúc này ta không cần phải chuyển tiếp giữa âm /s/ và /ʃ/.
Quy tắc đồng hoá âm trên cũng áp dụng khi âm /z/ đi trước âm /ʃ/ như trong cụm “these shops”. Trong giao tiếp nhanh, cụm này sẽ được đọc là /ðiːʃ ‘ʃɒp/ thay vì /ðiːz ‘ʃɒp/. Kết quả tương tự cũng có thể thấy khi âm /s/ đứng trước âm /j/, âm /s/ cũng sẽ được đồng hoá thành âm /ʃ/ như trong cụm “miss you”. Cụm này sẽ được phát âm như một từ / mɪʃuː/ thay vì hai từ đơn lẻ như / mɪs juː/ trong giao tiếp nhanh. Tuy vậy, khi âm /z/ được kết hợp với /j/ sẽ được đồng hoá thành /ʒ/. Một ví dụ cho trường hợp này là cụm “he loves you” được đọc thành / hi lʌv ʒuː/ thay vì là / hi lʌvz juː/ khi những từ được đọc chậm rãi.
(Đâu là một số hoạt động phổ biến nhất ở trường tiểu học?)During those years, the playground was always crowded with school children and their games. On special occasions, us kids used to assemble in the school yard to celebrate or commemorate. There would always be upbeat music and numerous shows and I thoroughly enjoyed the day.
(Suốt những năm tháng đó, sân chơi luôn đông đúc với học sinh và những trò chơi của bọn chúng. Vào những dịp đặc biệt, lũ trẻ chúng tôi sẽ tập trung ở sân trường để ăn mừng hoặc tưởng niệm. Sẽ luôn có nhạc rất sôi động, nhiều chương trình khác nhau, và tôi tận hưởng ngày đó tới cùng.)
Trong đoạn trả lời trên có ba ví dụ của trường hợp đồng hoá âm đang được nhắc đến. Trong ba trường hợp trên, âm /s/ hoặc /z/ đứng trước sẽ được phát âm thành /ʃ/ hoặc /ʒ/ tuỳ vào âm phụ âm theo sau. Theo quy tắc trên, “those years” sẽ được phát âm thành /’ðəʊʒɪəz/, “kids used to” sẽ thành /kɪdʒustu/ và “numerous shows” sẽ thành /ˈnjuːmərəʃ ʃəʊz/.
Đồng nhất âm /t/, /d/ khi đi với /j/
Trường hợp đồng hoá âm này xảy ra khi một trong hai âm chân răng /t/ hay /d/ đi trước và kết hợp với âm /j/ trong những từ như “you” hay “year”. Khi đó, âm /t/ sẽ kết hợp với âm /j/ để tạo thành âm /tch/ như trong từ “chair” hay “cheap”, còn âm /d/ với âm /j/ sẽ tạo thành âm /dʒ/ như trong “jam” hay “jump”. Chẳng hạn như trong cụm “meet you”, khi giao tiếp nhanh sẽ được phát âm thành /miːtʃuː/ thay vì /miːt juː/ như là hai từ riêng lẻ.
Đây là một trường hợp đáng để quan tâm vì những từ bắt đầu bằng âm /j/ như “you”, “your” hay “year” được sử dụng với tần suất nhiều trong IELTS Speaking. Để thấy rõ hơn ứng dụng của trường hợp đồng hoá này, cùng tham khảo đoạn trả lời bên dưới cho câu hỏi Have you ever returned to see your old school again? (Bạn có từng trở về thăm trường cũ chưa?)
I did return to my old high school once. That year, I headed back to school with my friends. And I kid you not, the school really went through a complete overhaul. Everything was painted a brand new blue coat. But you have to go check out the classroom interior for yourself. They upgraded all the chairs and desks and you would immediately feel like you want to be a student again.
(Tôi có trở về trường cấp ba một lần. Năm đó, tôi trở lại trường với đám bạn. Và tôi không đùa bạn đâu, toàn bộ ngôi trường như vừa trải qua một cuộc đại tu. Mọi thứ được sơn một lớp áo màu xanh mới mẻ. Nhưng bạn phải chính mắt đi xem bên trong các lớp học mới được. Họ nâng cấp tất cả bàn ghế và bạn chỉ muốn được làm học sinh một lần nữa.)
Trong đoạn trả lời trên, thí sinh đã sử dụng những đại từ nhân xưng “you” không ngôi (impersonal “you”) kết hợp với những từ tận cùng bằng âm chân răng như /d/ và /t/. Thông qua sự kết hợp trên, hiện tượng đồng hoá âm cũng xảy ra. Lúc này, “that year” sẽ trở thành /ðætʃɪər/, “kid you” sẽ được phát âm thành /kɪdʒu:/, “but you” sẽ thành /bʌtʃu:/, và “and you” sẽ thành /ændʒu:/.
Đồng nhất âm răng lưỡi (/θ, ð/) khi đi với /s/ và /z/
Một trường hợp cuối cùng đáng nhắc đến đó là quá trình đồng hoá âm xảy ra khi hai âm /s/ hoặc /z/ đi trước hai âm răng lưỡi /θ/ (như trong “thing”) và âm /ð/ (như trong “this”, “these”). Trong trường hợp đó, hai âm răng lưỡi trên sẽ được đồng hoá để được đọc giống âm đi trước nó. Lấy ví dụ cụm từ “was this”, khi được phát âm chậm rãi, nhấn mạnh từng âm tiết sẽ là /wɒz ðɪs/.
Nhưng khi đồng hoá âm xảy ra, cụm này sẽ được đọc thành /wɒz zɪs/. Hai âm răng lưỡi này có thể từ lâu đã là một nỗi ám ảnh với thí sinh trong việc nói tiếng Anh. Đấy là bởi trong tiếng Việt không có âm tương ứng, cộng thêm việc những từ bắt đầu bằng âm răng lưỡi như “the”, “this”, “that” lại được sử dụng rất thường xuyên trong IELTS Speaking. Nên việc sử dụng đồng hoá âm là một phương án rất hữu hiệu trong việc giảm thiểu những lỗi phát âm của thí sinh. Đoạn trả lời mẫu cho câu hỏi Are you still in contact with any of the friends you had in primary school? (Bạn còn giữ liên lạc với người bạn nào hồi ở tiểu học không?)
Not anyone that I remember of, because that was a long time ago already. Children in primary schools, they switch friends on a yearly basis, it would be impossible to keep up with everyone. However, it was the time during high school that I still have the most vivid memories of. I still keep my classmates’ phone numbers from high school even when I’m a salaryman now.
(Tôi không nhớ có ai không nữa vì đó cũng đã rất lâu trước đây rồi. Học sinh ở các trường tiểu học, chúng nó đổi bạn mỗi năm, nên rất khó để bắt kịp với mọi người. Tuy vậy, lúc học cấp ba là lúc tôi có nhiều kỷ niệm khó quên nhất. Tôi vẫn còn giữ số điện thoại của các bạn cấp ba của mình ngay cả khi bây giờ đã là một người nhân viên làm công ăn lương.)
Đoạn trả lời trên đã vận dụng việc đồng hoá âm vào hai cụm từ “because that” và “was the”. Tại hai cụm từ này, những âm răng lưỡi trong những từ “that” và “the” đã được đồng hoá thành âm /s/ và /z/ đứng trước nó. Kết quả là, cụm “because that” sẽ được đọc thành /bɪˈkəz zæt/ còn “was the” sẽ được phát âm thành /wɒz zə/
Ứng dụng hiện tượng đồng nhất âm vào IELTS Speaking
Để thấy được hiện tượng đồng hóa âm được ứng dụng một cách toàn thể như thế nào trong IELTS Speaking, hãy xem qua đoạn trả lời mẫu cho câu hỏi Tell me something about your school (Hãy kể tôi nghe về trường của bạn) bên dưới:
Fortunately, in my situation, my school was within walking distance from my home. Hence, my morning routine wasn’t as chaotic as that of my peers. Conversely, the school facilities at that time weren't so modern as one might expect this to be the learning environment for children. Nevertheless, I cherished many wonderful years there with both companions and educators. I simply wish for further enhancements to have been made for the upcoming generations.
(Luckily, in my story, the school was still within walking distance from my place. Hence, my morning schedule was not as busy as my friends'. On the other hand, the school facilities at that time were not very modern and you might think this should not be the learning environment for young children. But I still had many great years with both friends and teachers. I just hope that more improvements have been made for future generations.)
In the given response, all the assimilation rules mentioned were utilized. Specifically, “in my” will be pronounced as /ɪmmaɪ/ , “as that” will become /æz zæt/, “facilities at that time” will turn into /fəˈsɪləti:z zen/, “so modern” will transform to /ðæm ˈmɒd.ən/, “this to be” will be /ðɪʃ tʊ bi/ while “wonderful years” will be pronounced as /ˈwʌndərfʊl jɪərz/ and “for further” will be /fɔː ˈfɜːrðə/