Đoạn mở bài của một bài văn, hay còn được biết đến một cách rộng rãi hơn là “Introduction”, là một thành phần thiết yếu – “không-thể-không-có” của bài văn đó. Theo như cách học IELTS phổ biến hiện nay, dường như luôn có một mặc định rằng luôn phải có một đoạn mở bài với những thông tin bên lề để đảm bảo về mặt hình thức, miễn là nội dung liên quan đến đề. Đoạn mở bài IELTS Writing task 2 lúc này được xem như là một phần đệm, có ở trong bài chỉ để dẫn dắt vào thân bài và vì vậy không nhận được nhiều sự chú tâm. Khái niệm này tuy không hẳn là sai, nhưng nó cũng không đúng hoàn toàn.
Vậy một câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để viết mở bài IELTS Writing task 2 tốt chỉ trọng vỏn vẹn 3 câu? Đây chính là vấn đề mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc trong bài viết này.
Phần đầu tiên của một bài văn
Thế nào là một phần mở bài IELTS Writing task 2 hiệu quả?
Mọi bài văn đều phải bắt đầu bằng việc giới thiệu đề tài cũng như là khẳng định rõ quan điểm, mục đích của người viết để người đọc hiểu rằng mình đang tiếp nhận một tư tưởng ở phạm vi nào và hình dung rằng mình sẽ phải dự đoán những gì từ đó. Đây sẽ là những thứ giúp người đọc (phần lớn là giám khảo) định hình được quá trình lập luận, triển khai ý của người viết nhằm phục vụ ý tưởng mà họ đã đề ra trước đó ra sao, nhờ vào đó đánh giá tính hợp lý và xác thực của bài văn.
Ở trong đoạn mở bài, người viết cần phải giới thiệu lại đầy đủ phần nội dung của đề tài bao gồm các sự việc, hiện tượng hoặc các luồng ý kiến xoay quanh một chủ đề cụ thể. Việc này thông thường sẽ được thực hiện một cách hiệu quả nhất bằng phương pháp paraphrase. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng dạng đề (gồm những loại câu hỏi cụ thể khác nhau) mà người viết còn có thể phải khẳng định quan điểm, ý kiến của họ ngay đoạn mở bài.
Những tiêu chí trên có thể được gọi là những yêu cầu “đủ” mà một đoạn mở bài cần phải đáp ứng. Tuy nhiên, để đạt được một sự trôi chạy nhất định, người viết sẽ phải tự cung cấp thêm những khung cảnh phổ quát nhất định mà từ đó sẽ dẫn nhập dần vào chủ đề bài viết. Nói một cách khác, điều mà khác biệt giữa một đoạn mở bài đầy đủ với một đoạn mở bài tốt là khả năng cung cấp thêm ngữ cảnh đến từ người viết.
Tầm quan trọng của phần mở đầu trong IELTS Writing task 2
Phần mở bài của một đoạn văn có thể được coi như là một “ấn tượng đầu” mà người viết tạo nên lên đối tượng đọc của mình. Theo trình tự đọc của một người bất kì, ngay kể cả examiner, phần mở bài sẽ là phần đầu tiên mà người đọc tiếp cận. Như mọi ấn tượng đầu tiên, nó có thể không nói lên được nhiều hoặc cũng có thể cho người đọc một ấn tượng mạnh, theo một chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Những ấn tượng đầu có thể chỉ là một góc nhìn phiến diện đầu tiên và không thể nào có tầm quan trọng ngang bằng với nội dung chính yếu của bài văn; nhưng những ảnh hưởng ngầm tạo ra bởi chúng có thể lấn át quá trình đánh giá của người đọc, kể cả sang những đoạn văn sau trong quá trình đọc của họ. Một ấn tượng đầu tốt sẽ đi một quãng đường dài và người đọc chỉ có thể hy vọng rằng mong đợi của họ sẽ được xác nhận thích đáng ở những đoạn thân bài theo sau. Một lẽ hiển nhiên là hiệu ứng ngầm này không nên bị đánh giá thấp, đặc biệt hơn hết khi ta nên biết rằng đa số những điểm số cuối cùng của các bài viết được quyết định phần lớn ngay từ lần đọc đầu tiên.
Các sai lầm phổ biến trong phần mở bài
Vì phần mở bài thường được ít chú tâm tới, và được thực hiện nhanh nhất có thể để dành thời gian cho việc triển khai ý chính ở thân bài, nên các lỗi phổ biến sau sẽ thường xảy ra:
Không đổi từ hoặc đổi từ làm mất đi ý nghĩa của câu hỏi (rubric) trong đề bài
Bài thi IELTS Writing Task 2 được thiết kế nhằm kiểm tra và đánh giá khả năng vận dụng ngôn ngữ của người học qua lối hành văn của họ về một vấn đề cụ thể. Khi người viết trích y nguyên câu đề mục vào trong mở bài của mình, giám khảo sẽ không thấy được sự vận dụng ngôn ngữ của người viết. Điều này đồng nghĩa với việc số từ mà người viết đã lấy từ đề mục sẽ không được tính điểm.
Về mặt khác, việc paraphrase câu đề mục một cách máy móc bằng cách cố thay thế từng từ trong câu gốc bằng những từ đồng nghĩa với nó, trong nhiều trường hợp, thường dẫn tới một câu mới mà mang nghĩa khác xa câu gốc. Điều này ít nhiều sẽ khiến cho phần mở bài bị lệch khỏi nội dung đề tài của đề.
Xét đề mục ví dụ sau:
“The government should introduce a law that restrict access to TV programmes with violent contents”
Câu gốc ở trên qua việc paraphrasing bằng việc ráp từ đồng nghĩa một cách máy móc có thể trở thành như sau:
“Those in authority must legislate the enactment that keep within bounds TV transmission of vicious materials”.
Câu được chuyển đổi đã lệch khỏi ý nghĩa gốc của câu ban đầu, khi chuyển đổi “government” sang “those in authority” (cụm từ sau mang một nghĩa không cụ thể và có nhiều tầng nghĩa khác nhau), “should” thành “must” (từ một sự khuyến nghị sang một sự bắt buộc); cụm “keep within bounds” (giữ trong phạm vi kiểm soát) nghe vẫn còn khá trừu tượng, mơ hồ so với cách diễn đạt cụ thể “restrict access” trong câu gốc. Ngoài ra những cụm từ khác trong câu mới khi ráp vào như trên không đi theo collocation và vì vậy nghe rất lủng củng, như là “legislate the enactment”.
Phân biệt giữa Sự Thật và Quan Điểm
Trong phần lớn các đề bài dạng câu hỏi “To what extent do you agree or disagree with this statement”, đề mục sẽ cung cấp một câu là fact về một sự việc đang xảy ra và một câu sau đó là một opinion sinh ra từ sự việc đó. Người viết cần để ý kỹ và phân biệt được đâu đang là fact và đâu đang là opinion, vì nhiệm vụ của họ là khẳng định quan điểm đồng tình hay bất đồng tình của họ với một tư tưởng, ý kiến nhất định – tức là opinion được cung cấp bởi đề bài, chứ không phải với fact. Những fact sẽ thường được coi như là một lẽ phải nên người viết không thể và cũng không nên phản biện lại chúng.
Xét đề mục ví dụ sau:
“English is now being used around the world and is now widely regarded as an “international language”. The spread of a ‘global language’ such as English will threaten national languages. To what extent do you agree or disagree with this opinion
Người viết cần phải xác định và phân biệt rõ rằng sự việc nêu ra ở câu thứ nhất là một fact, trong khi sự việc bày tỏ ở câu thứ hai là một
Giả sử nếu người viết tự paraphrase, viết lại từ đề mục trên ra một câu như sau:
Most people hold firmly to the belief that the English language is one of, if not the, most popular languages in the world.
Câu trên đang là không đúng đối với nội dung được cung cấp bởi đề mục. Việc ngôn ngữ Anh là một trong những ngôn ngữ phổ biển nhất thế giới thật sự là một fact. Chính vì vậy, việc cố gắng áp đặt cụm diễn đạt “hold firmly to the belief” vào trong ý này sẽ không phù hợp và làm thay đổi ý nghĩa của sự việc.
Thay vào đó, câu trên nên được sửa lại như sau:
The English language is now spoken as a first or second language by millions of people around the globe and is becoming even more popular because of its use in electronic communication.
Không đáp ứng đúng câu hỏi được đề cập trong thông điệp đề
Đối với các bài văn nghị luận xã hội hoặc luận văn học thuật, một điều thiết yếu không thể thiếu trong bài văn là câu luận đề (thesis statement) của người viết. Câu luận đề là một câu duy nhất khẳng định rõ ràng điều người viết muốn độc giả biết, tin và hiểu sau khi đọc xong bài văn. Thông thường nó sẽ xuất hiện trong mở bài của một bài luận luận văn để cung cấp cho độc giả một ý tưởng chủ trương sẽ bám theo xuyên suốt bài để định hình người viết đang lập luận hỗ trợ ý tưởng gì, như thế nào và có hợp lí, rành mạch khộng. Bài IELTS Writing Task 2 trong IELTS cũng không phải là ngoại lệ đối với việc này, mà trong đó câu luận đề tức là câu trả lời thẳng thắn cho câu hỏi đặt ra ở đề.
Mặc dù đã trả lời câu hỏi nhưng câu trả lời chưa thể hiện rõ ý kiến
Tuy người viết có đề cập đến câu hỏi được đặt ra bởi đề bài, nhưng câu trả lời thiếu tính rõ ràng, không thể hiện được ý kiến, quan điểm của người viết. Thông thường, những câu trả lời rơi vào trường hợp này sẽ thường là những câu template, ví dụ như câu sau: “This essay will examine both sides of the argument before arriving at the writer’s final opinion”
Ngoài ra, việc thông báo ý định hoặc mục đích của người viết với những câu chẳng hạn như “This essay will prove why the advantages outweigh the advantage” hoặc là “In this essay, I am going to write about…” có thể là không cần thiết. Thay vì nói trước cho độc giả mình sẽ làm gì trong bài viết, người viết nên đi thẳng vào vấn đề và làm việc đó luôn.
Phương pháp Reverse Pyramid cho việc viết mở đầu
Explanation:
Nhiệm vụ chính của đoạn mở bài là nhằm giới thiệu đề tài của bài văn. Vì vậy, nó thường nên bắt đầu bằng một câu mang tính tương đối phổ quát – tức là cung cấp một ngữ cảnh (context) về một chủ đề chung nhất định – để từ đó dẫn nhập một cách suôn mượt hơn vào trong đề tài cụ thể (topic) đang được bàn luận tới. Sau đó, khi mọi ngữ cảnh từ chung đến cụ thể đã được cung cấp, người viết có thể đi thẳng vào vấn đề bằng cách nêu ra rõ ràng câu trả lời (answer) của mình cho câu hỏi đặt ra ở đề bài.
Hướng dẫn thực hiện phương pháp kim tự tháp đảo
Mấu chốt của kim tự tháp này là thành phần nằm ngay chính giữa – topic. Đây là nguồn liệu được cung cấp trước bởi đề và là thứ đầu tiên mà người viết bắt đầu thao tác với. Thành phần này sẽ được xử lí bằng phương pháp paraphrase – bạn đọc có thể tham khảo bài nghiên cứu sau cho mục đích này:
Ứng dụng của Paraphrasing trong IELTS Writing Task 2
Dựa trên thành phần này, người viết có thể phân tích ra những từ khoá chính của nó để từ đó phác thảo ra một bức tranh tổng quát hơn mà có phạm vi bao phủ đề tài đang bàn tới, hoặc có một mối quan hệ nguyên nhận – kết quả mật thiết với nó – đây sẽ là ngữ cảnh (context) cho đề tài bài viết. Thành phần còn lại mà người viết cần phải đưa ra đó là câu trả lời (answer), cũng là thành phần cần cô đọng và cụ thể, rõ ràng nhất trong mở bài.
Đối với bước cuối cùng này, người viết nên trả lời một cách thẳng thắn và nên tránh vòng vo bởi những bước đệm đã được thực hiện ngay trước. Cụ thể hơn, người viết phải nói ra liệu bản thân đồng ý hay không đồng ý với một quan điểm (và tới mức độ nào), liệu một xu hướng phát triển là tích cực hoặc tiêu cực, v.v. và nên tránh những cách diễn đạt mang tính trung lập, không rõ ràng như “depends on the situation”.
Sau khi người viết đã giải quyết ra hết ba thành phần trên của kim tự tháp, việc còn lại là sắp xếp theo trình tự từ tổng quát đến cụ thể, như thể hiện trên sơ đồ:
Xét ví dụ sau:
“Many people play video games as a main way to entertain.
Do the advantages of playing video games outweigh the disadvantages?”
Đề mục trên đã đưa ra một sự việc như sau:
“Many people play video games as a main way to entertain”
(Tạm dịch là: Đối với nhiều người việc chơi video game là hình thức giải trí chính)
Đây là topic mà người viết được cung cấp và là thứ mà họ phải vận dụng để suy ra hai thành phần còn lại. Dựa vào mô hình Reverse Pyramid
Bước 1: Xác định những từ khoá ở trong topic
Nói một cách đơn giản, từ khoá của một câu là những từ mang nội dung, ý nghĩa chính yếu của câu đó, mà nếu ta giản lược hết các thành phần ngữ pháp còn lại trong câu và chỉ còn chừa lại những từ này, thì một người đọc bất kì vẫn có thể nắm bắt được ý chính của câu. Trong đề mục ví dụ ở trên, những từ khoá sẽ là “video games”, “main way”, “entertain”
Bước 2: Dựa trên những từ khóa vừa xác định, người viết sẽ tìm thêm ngữ cảnh (context) cho đề tài đang được bàn đến.
Người viết có thể liên hệ những từ khoá này với những chủ đề tổng quát hơn, chẳng hạn như là từ “video games” có thể dẫn đến một phạm vi rộng hơn như là “technology” hoặc là “gaming industry”. Ngoài ra, một cách hữu dụng nữa để cung cấp thêm ngữ cảnh (context) cho đề tài (topic) là qua việc đặt câu hỏi tại sao?, ví dụ như: “tại sao video games lại được chơi bởi nhiều người (cả lớn tuổi lẫn nhỏ tuổi)?” Bằng cách này, người viết có thể hình dung nên một bối cảnh background mà dẫn tới sự hình thành và xảy ra của đối tượng trong đề tài.
The recent decades have witnessed significant progress made in the field of technology in general, and the gaming industry in particular. This development has given birth to a wide range of video games that are not only accessible but also appealing to people of all ages.
Bước 3: Paraphrase lại đề tài từ trong đề mục.
Người viết có thể thực hiện vài sự thay đổi với cấu trúc ngữ pháp của câu gốc, đồng thời với việc thay thế những từ gốc với những từ, cụm từ hoặc cách diễn đạt đồng nghĩa (việc này nên được thực hiện ở một mức độ từ tốn)
Video games have become the predominant form of entertainment nowadays.
Bước 4: Trả lời câu hỏi đặt ra bởi đề bài.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: “Do the advantages of playing video games outweigh the disadvantages?” – về mặt bản chất, cho câu hỏi này người viết chỉ có thể đưa ra một câu trả lời khẳng định (Yes) hoặc một câu trả lời phủ định (No)
Câu hỏi này cũng có thể được thể hiện một cách hình thức như sau:
Liệu A > B?
Nếu câu trả lời là YES, thì chỉ có thể là A > B
Nếu cẩu trả lời là NO, thì có thể là một trong 2 trường hợp sau:
B < A
A = B
Người viết cần phải đề cập rõ về các trường hợp mà câu trả lời của họ áp dụng. Ngoài ra, cần chú ý tránh sử dụng cách diễn đạt mơ hồ, trung lập như 'Có những ưu điểm cũng như nhược điểm cho sự phát triển này' vì nó không đáp ứng được câu hỏi của đề bài.
Bước 5: Sau khi đã thu thập đủ 3 phần của kim tự tháp, người viết sẽ sắp xếp chúng theo thứ tự Bối cảnh -> Chủ đề -> Đáp án
Trong những thập kỷ gần đây, đã có sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực công nghệ nói chung, và ngành công nghiệp trò chơi điện tử nói riêng. Sự phát triển này đã tạo ra một loạt các trò chơi video không chỉ dễ tiếp cận mà còn hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi, từ đó đã khiến cho trò chơi video trở thành hình thức giải trí chiếm ưu thế ngày nay. Theo quan điểm của tôi, lợi ích của việc này chắc chắn lớn hơn nhược điểm.