Key takeaways |
---|
|
Phương pháp Space Repetition
Về mặt khoa học, nguồn gốc phương pháp này đến từ công trình của nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus. Ebbinghaus nổi tiếng với nghiên cứu về "quên" và là người đầu tiên mô tả hiện tượng đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho việc áp dụng space repetition trong việc học tập.
Cụ thể, Ebbinghaus đã thực hiện một loạt các thí nghiệm trên bản thân mình vào cuối thế kỷ 19 để nghiên cứu quá trình quên thông tin. Kết quả nghiên cứu của ông mô tả đường cong quên và đề xuất rằng việc lặp lại thông tin theo một kế hoạch cụ thể có thể giúp duy trì sự ghi nhớ.
Ông đã thấy rằng việc lặp lại thông tin sau các khoảng thời gian cố định (space repetition) giúp nâng cao khả năng ghi nhớ so với việc lặp lại ngay sau khi học, minh họa ở hai trục biểu đồ bên dưới về “forgetting curve” - đường cong lãng quên, với khoảng thời gian trôi qua và lượng phần trăm thông tin còn ghi nhớ được (time elapsed vs. %information retain)
Do đó, phương pháp Space Repetition là một kỹ thuật giáo dục được thiết kế để tận dụng đường cong quên. Ý tưởng là lặp lại việc học thông tin ở các khoảng thời gian ngày càng lớn để củng cố và duy trì sự nhớ lâu dài. Khi người học ôn tập thông tin trước khi quên, họ có thể giữ được kiến thức trong bộ nhớ lâu hơn.
Lợi ích của phương pháp Space Repetition trong việc học từ vựng
Phá vỡ “đường cong quên”
Như đã đề cập trước đó, đường cong quên “forgetting curve” mô tả sự giảm dần độ nhớ của thông tin theo thời gian. Bằng cách sử dụng Space Repetition người học có thể lặp lại việc ôn tập từ vựng vào các thời điểm chiến lược để duy trì sự nhớ, ngăn chặn quá trình quên, củng cố từ vựng trong bộ nhớ dài hạn. Việc lặp lại từ vựng sau các khoảng thời gian cố định kích thích não bộ của trẻ nhỏ, tạo ra một quy luật lặp lại có chủ đích, nâng cao hiệu suất học tập.
Tiết kiệm thời gian
So với việc học từ vựng một cách liên tục mà không có kế hoạch, phương pháp Space Repetition giúp tiết kiệm thời gian của người học nhỏ tuổi bằng cách tập trung vào những từ vựng quan trọng nhất (những từ hay quên nhất sẽ được nhắc ôn lại). Điều này giúp người học tập trung vào những khái niệm chưa rõ và tối ưu hóa quá trình học tập.
Nâng cao hiệu quả học tập
Phương pháp này không chỉ tăng cường khả năng ghi nhớ mà còn tăng hiệu suất học tập chung. Người học nhỏ tuổi có thể dễ dàng dành thời gian ngắn mỗi ngày cho việc lặp lại từ vựng, tạo ra một sự nhất quán và tính toàn diện trong quá trình học.
Đóng góp vào việc phát triển ngôn ngữ tự nhiên
Việc liên tục tiếp xúc với từ vựng thông qua Space Repetition góp phần vào việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ tự nhiên của trẻ nhỏ, khiến cho từ vựng trở nên phổ biến và linh hoạt trong ngôn ngữ sử dụng hàng ngày.
Dễ dàng tích hợp công nghệ
Các ứng dụng và công nghệ học tập hiện đại (app/website giáo dục) thường tích hợp phương pháp Space Repetition vào quy trình học tập, giúp người học nhỏ tuổi dễ dàng quản lý và tự động hóa quá trình ôn tập.
Áp dụng Space Repetition cho người học nhỏ tuổi (YLE)
Cùng tham khảo những cách thức áp dụng phương pháp này vào việc học từ vựng cho người học nhỏ tuổi (YLE) dưới đây:
Tạo flashcards với từ vựng kèm hình ảnh
Phương pháp học từ vựng sử dụng space repetition thông qua việc tạo flashcards có thể thực hiện một cách đơn giản và hiệu quả bằng chỉ với việc sử dụng những nguyên liệu đơn giản như giấy/bìa cứng.
Cách làm như sau (tham khảo):
Chia nhỏ bảng giấy hoặc bìa cứng thành các mảnh nhỏ để tạo ra từng flashcard riêng biệt. Trên mỗi flashcard, viết từ vựng một cách rõ ràng và lớn, sau đó bổ sung hình ảnh minh họa bên cạnh từ vựng đó.
Sắp xếp flashcards vào một ngăn kéo hoặc hộp nhỏ để giữ chúng gọn gàng và dễ quản lý. Khi bắt đầu một buổi học, lấy ra một số flashcards và bắt đầu ôn tập.
Giữ thời lượng ôn tập ngắn, khoảng 10-15 phút, để tránh mệt mỏi và nhanh chán. Dùng một mảng lặp lại ngắn quãng: bắt đầu với những từ vựng mới, sau đó ôn lại các từ đã học từ buổi học trước.
Khi đã nhớ chắc một số từ vựng, tăng độ khó bằng cách thêm từ mới hoặc tăng thời gian giữa các buổi ôn tập. Sử dụng màu sắc và hình ảnh sáng tạo để kích thích sự tò mò và sự thú vị của việc học.
Tích hợp vào trò chơi giáo dục tương tác
Một số trò chơi dễ dàng triển khai như Trò Chơi Ghi Nhớ (Memory Matching Game) - gần giống như trò chơi Trúc Xanh từng phổ biến trên truyền hình và dễ dàng áp dụng cho cả phụ huynh khi ở nhà:
Chuẩn bị các thẻ học từ vựng với hình ảnh và từ tương ứng.
Trải thẻ ra trên bàn và khuyến khích trẻ kết hợp hình ảnh với từ ngữ.
Khi trẻ tìm thấy cặp từ, các em được giữ lại và nhận được điểm thưởng.
Tăng dần độ khó với các từ đã học từ lâu và lặp lại
Ngoài ra, có nhiều trò chơi giáo dục tương tác có thể tích hợp kỹ thuật lặp lại khoảng cách (space repetition) để giúp người học nhỏ tuổi học từ vựng một cách hiệu quả: Trò Chơi Puzzles Từ Vựng, Trò Chơi Bingo Tương Tác, Trò Chơi Đua Xe từ Vựng… Các từ vựng trong trò có thể được lập kế hoạch lặp lại dựa trên kết quả của trò chơi.
Sử dụng ứng dụng giáo dục
Có nhiều ứng dụng di động chuyên dụng cho việc học từ vựng theo phương pháp Space Repetition như Anki, Quizlet, hoặc Memrise. Những ứng dụng này thường cung cấp các bộ từ vựng đã được tối ưu hóa theo Space Repetition. Cụ thể:
Tạo bộ từ vựng theo Space Repetition: Các ứng dụng như Anki, Quizlet, và Memrise cho phép người sử dụng tạo ra các bộ từ vựng theo phương pháp Space Repetition. Người học có thể nhập từ vựng và hình ảnh, và ứng dụng sẽ tự động xác định lịch trình ôn tập dựa trên nguyên tắc lặp lại ngắt quãng.
Điều chỉnh thời gian lặp lại: Người học có thể điều chỉnh thời gian giữa các lần ôn tập tùy thuộc vào khả năng học của mình. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình ôn tập và đảm bảo rằng từ vựng được ghi nhớ một cách hiệu quả.
Hỗ trợ hình ảnh và âm thanh: Các ứng dụng này thường hỗ trợ không chỉ văn bản mà còn hình ảnh và âm thanh. Việc này giúp kích thích nhiều giác quan của trẻ, tăng cường sự hiểu biết và ghi nhớ từ vựng.
Chế độ Trò Chơi và Thưởng: Một số ứng dụng cung cấp các chế độ trò chơi giáo dục để làm cho quá trình học trở nên thú vị hơn. Điều này có thể bao gồm các trò chơi từ vựng, câu đố, và hệ thống thưởng nhằm khuyến khích sự tích cực.
Giao diện thân thiện với trẻ nhỏ: Giao diện của các ứng dụng này thường được thiết kế một cách thân thiện với trẻ em. Các biểu tượng, màu sắc và hình ảnh sáng tạo để tạo ra môi trường học tập tích cực và thuận lợi cho trẻ nhỏ.
Theo dõi tiến độ và Thống kê: Ứng dụng cung cấp chức năng theo dõi tiến độ, thống kê hiệu suất học tập, giúp người học và người giáo viên đánh giá được sự tiến bộ và điều chỉnh kế hoạch học tập nếu cần.
Phân nhỏ nội dung và thường xuyên kiểm tra
Giáo viên và phụ huynh nên giám sát và thực hiện bài học theo khoảng thời gian ngắn:
Chia nội dung học thành các bài học ngắn, tập trung vào một số từ vựng mỗi lần.
Lặp lại các từ vựng đó trong các buổi học ngắn, duy trì sự tập trung và giảm bớt áp lực học tập.
Thực hiện hoạt động nhóm nhỏ (giáo viên thực hiện):
Tổ chức hoạt động nhóm nhỏ với các nhiệm vụ cụ thể cho từng đội.
Mỗi đội cùng nhau học và ôn tập một nhóm từ vựng, sau đó chia sẻ kiến thức với nhóm còn lại.
Định kỳ thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên về từ vựng đã học để đảm bảo rằng kiến thức được giữ và củng cố.
Quan trọng nhất là giáo viên/người hướng dẫn cần biến quá trình học thành trải nghiệm thú vị và tích hợp nó vào cuộc sống hàng ngày của người học nhỏ tuổi. Sự sáng tạo và tích cực trong quá trình học sẽ giúp trẻ hiểu và ghi nhớ từ vựng một cách hiệu quả.
Tổng kết lại
Nguồn tham khảo
Forgetting curve. (2023, October 17). Wikipedia, the free encyclopedia. Retrieved November 25, 2023, from https://en.wikipedia.org/wiki/Forgetting_curve
MindTools | Home. (n.d.). Develop your personal well-being and career skills - Mind Tools - Mind Tools. https://www.mindtools.com/a9wjrjw/ebbinghauss-forgetting-curve