Trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho phần thi IELTS Speaking, bên cạnh Part 2 thì Part 3 cũng là phần gây nhiều khó khăn cho thí sinh. Nếu như câu hỏi Part 2 đòi hỏi thí sinh duy trì phần nói lưu loát trong khoảng thời gian dài, thì những câu hỏi Part 3 trông đợi người thi hình thành lập luận một cách hợp lý và chặt chẽ. Không ít thí sinh gặp khó ở yêu cầu này, một phần có thể do bản thân thí sinh chưa hình thành phản xạ khi giao tiếp, một phần có thể do thí sinh thiếu phương pháp để sắp xếp câu trả lời. Vì thế, bài viết này ra đời nhằm giới thiệu đến người đọc, những thí sinh IELTS tương lai, một trong những cách trả lời IELTS Speaking Part 3 – Cấu trúc P.I.E. Sau bài viết này, người đọc sẽ có cho mình gợi ý để tự luyện tập sắp xếp các ý tưởng cho câu trả lời trong IELTS Speaking Part 3.
Key Takeaways:
Ưu điểm của cấu trúc P.I.E khi được áp dụng cách trả lời IELTS Speaking Part 3 chính là cấu trúc này giúp người nói lập luận được chặt chẽ, với độ dài câu trả lời vừa phải.
3 dạng câu hỏi IELTS Speaking Part 3 thông dụng sẽ được giới thiệu áp dụng cấu trúc P.I.E: câu hỏi dạng hai mặt lợi – hại, câu hỏi dạng so sánh, và câu hỏi dạng bàn luận – quan điểm.
Tổng quan về phương pháp P.I.E
Cấu trúc cụ thể
Trước hết, tác giả muốn giới thiệu đến người đọc phương pháp trả lời các câu hỏi IELTS Speaking Part 3 hiệu quả. Đó chính là phương pháp ứng dụng cấu trúc PIE để triển khai lập luận. P.I.E là viết tắt của ba bước hình thành lập luận, bao gồm:
P – Point: Luận điểm chính của người nói.
I – Illustration: Lý do, biểu hiện, hoặc ví dụ cụ thể để làm rõ luận điểm.
E – Explanation: Giải thích và phân tích mối liên hệ giữa Illustration và Point.
Lợi ích của cấu trúc P.I.E
Thật vậy, tuy cấu trúc P.I.E thường được bắt gặp nhiều hơn trong các đoạn văn IELTS Writing Task 2, nhưng việc áp dụng cấu trúc này vào cách trả lời IELTS Speaking Part 3 vẫn mang nhiều ưu điểm. Thứ nhất, cấu trúc P.I.E giúp người học phát triển lập luận một cách chặt chẽ và trực quan, người học sẽ trình bày được luận điểm chính, sau đó đi đến làm rõ, chứng minh bằng ví dụ, từ đó phân tích và khẳng định lại vấn đề đã đặt ra. Thứ hai, cấu trúc P.I.E không quá phức tạp (với chỉ 3 bước), vì thế người học có thể dễ dàng làm quen và luyện tập sử dụng trong nhiều trường hợp câu hỏi khác nhau. Hơn nữa, vì cấu trúc P.I.E chỉ bao gồm 3 bước nên các câu trả lời khi áp dụng cấu trúc này sẽ có độ dài vừa phải, thí sinh có thể diễn đạt trọn vẹn câu trả lời của mình trong khoảng thời gian không quá dài.
Có thể nói, cấu trúc P.I.E có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ người học hình thành câu trả lời cho các câu hỏi IELTS Speaking Part 3. Tuy nhiên, người học cần kiên trì luyện tập ứng dụng cấu trúc này để hình thành phản xạ và vận dụng cấu trúc khi nói thật hiệu quả.
Áp dụng phương pháp P.I.E vào cách đối phó với các dạng câu hỏi khác nhau trong IELTS Speaking Part 3
Đầu tiên, tác giả muốn cùng người đọc phân tích các bước áp dụng cấu trúc P.I.E vào câu hỏi dạng hai mặt lợi – hại.
Bước 0: Đưa ra nhận định chung về vấn đề đang được bàn đến.
Well, I believe A can bring a great deal of benefits.
Well, I’m afraid A can have many negative impacts on our lives.
To be honest, I believe A can have both positive and negative effects to our lives.
Bước 1: Nêu tên mặt lợi/ hại đầu tiên.
First of all, A can help people improve their …
It is clear/ obvious that A can provide people with …
Well, there is no doubt that A supports people in …
Bước 2: Chứng minh mặt lợi/hại trên bằng các biểu hiện hoặc ví dụ cụ thể.
For example, people can …
For instance, …
Bước 3: Phân tích và giải thích các biểu hiện trên để xác định mối liên kết với chủ đề chính.
By doing so, they can …
Consequently, they might …
Eventually, they might…
Bước 4: Nêu tên mặt lợi/ hại đối lập hoặc mặt lợi/ hại tiếp theo nếu có.
On the other hand, A can …
In contrast, A might …
The second benefit/ drawback of A is …
Another positive/ negative effect of A is …
Bước 5 - 6:
Lặp lại các bước 2 – 3.
Sau đây là đoạn trả lời mẫu có áp dụng các bước trên để người đọc hình dung cụ thể hơn cách ứng dụng P.I.E vào trả lời cho câu hỏi dạng hai mặt lợi – hại:
Q: What are the advantages and disadvantages of sports?
A: Well, I would say that the biggest benefit of sports is that they can help people improve their health (Point). It is obvious that by doing sports, people can build muscles and burn calories (Illustration), which will help them stay in shape and enhance their endurance (Explanation). However, if people are not careful enough, they can face serious injuries when doing sports (Point). For example, football players usually have incredible physical strength, but they always have to face the risk of breaking their legs or ankles (Illustration). That's why I believe we must be careful when joining any sporting activities (Explanation).
Câu hỏi loại so sánh
Sau khi cùng người đọc phân tích các bước áp dụng cấu trúc P.I.E vào câu hỏi dạng hai mặt lợi – hại, ở phần tiếp theo tác giả sẽ giới thiệu các bước hình thành câu trả lời áp dụng cấu trúc này vào câu hỏi dạng so sánh.
Bước 0: Đưa ra nhận định chung về vấn đề đang được bàn đến.
Well, I guess there are several differences between A and B.
I can tell that there are one/two/three big differences in …
I think the main difference between A and B is that …
Bước 1: Nêu tên điểm khác biệt đầu tiên.
First of all, I would say that A is more … than B.
Well, when it comes to …, I have to say A is not as … as B.
Bước 2: Chứng minh điểm khác biệt trên bằng các biểu hiện hoặc ví dụ cụ thể.
For example, A usually …, whereas B tend to …
For instance, …
Bước 3: Phân tích và giải thích các biểu hiện trên để xác định mối liên kết với chủ đề chính.
It must be because …
When they do that, they can …
Bước 4: Nêu tên sự khác biệt/ tương đồng tiếp theo nếu có
On top of that, A is … than B.
Another difference between A and B is that …
Bước 5 - 6:
Lặp lại các bước 2 – 3.
Sau đây là đoạn trả lời mẫu có áp dụng các bước trên để người đọc hình dung cụ thể hơn cách ứng dụng P.I.E vào trả lời cho câu hỏi dạng so sánh.
Q: What are the differences between the young and the old in their attitudes towards modern technology?
A: Well, I guess compared to the old, the young will be more interested in new technology (Point). First of all, I would say that young people are usually more open to the new technology, whereas the older generations are usually more conservative, so they seem to be uncertain about innovations (Illustration).For example, in Vietnamese families, while the children are using smartphones with touch screens, a lot of grandparents are still using feature phones because they think new machines are too annoying (Illustration 2). Because of those reasons, I firmly believe young people will adopt new technology faster than the old (Explanation).
Loại câu hỏi đòi hỏi bàn luận – đưa ra quan điểm
Sau khi cùng người đọc phân tích các bước áp dụng cấu trúc P.I.E vào câu hỏi dạng so sánh, ở phần tiếp theo tác giả sẽ giới thiệu các bước hình thành câu trả lời áp dụng cấu trúc này vào câu hỏi dạng bàn luận – quan điểm.
Bước 0: Đưa ra nhận định chung về vấn đề đang được bàn đến.
From my perspective, I would say that …
In my opinion, …
I haven’t thought about this topic before, but I suppose …
Bước 1: Nêu tên luận điểm đầu tiên.
First of all, I believe A should …
I suppose A needs to have ...
Bước 2: Chứng minh luận điểm trên bằng các biểu hiện hoặc ví dụ cụ thể.
Take C as an example, …
For instance, …
Bước 3: Phân tích và giải thích các biểu hiện trên để xác định mối liên kết với chủ đề chính.
Because of that, …
When they do that, they can …
Bước 4: Nêu tên quan điểm tiếp theo nếu có
On top of that, A also needs to …
Not only that, A should …
Bước 5 - 6:
Lặp lại các bước 2 – 3.
Dưới đây là một ví dụ trả lời mẫu áp dụng các bước đó để mọi người có thể hình dung cụ thể hơn cách sử dụng P.I.E trong việc trả lời câu hỏi dạng bàn luận – quan điểm.
Câu hỏi: Bạn nghĩ một nhà lãnh đạo cần có những phẩm chất gì?
Trong quan điểm của tôi, có hai phẩm chất chính mà một nhà lãnh đạo tốt nên có. Đầu tiên, tôi tin rằng một nhà lãnh đạo tốt cần phải xuất sắc và có kinh nghiệm trong công việc của mình. Tôi có nghĩa là, mọi người chỉ theo đuổi và ngưỡng mộ người xuất sắc nhất trong nhóm của họ. Nếu một nhà lãnh đạo có kỹ năng và kiến thức kỹ thuật tốt, anh ta có thể phát hiện ra lỗi từ các thành viên trong nhóm và giúp họ cải thiện. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng một nhà lãnh đạo cũng phải giỏi trong kỹ năng giao tiếp. Anh ta cần có khả năng lãnh đạo, quản lý và truyền cảm hứng cho mọi người. Với những phẩm chất đó, tôi tin rằng anh ta sẽ kết nối và xây dựng một đội ngũ tuyệt vời của riêng mình.