Trong IELTS Writing Task 1, số lượng những cấu trúc ngữ pháp mà người học cần phải nhớ thường không phải là nhỏ và điều này phần nào khiến cho một số người cảm thấy khó khăn mỗi khi cầm bút áp dụng các cấu trúc đó vào một IELTS Writing Task 1. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho người học một nhóm cấu trúc tinh gọn để xử lý một bài IELTS Writing Task 1 (ngoại từ hai dạng map và dạng process trong IELTS Writing Task 1) thuộc dạng so sánh – không có sự thay đổi theo thời gian, và kèm theo đó là hướng dẫn áp dụng Mindmap trong IELTS Writing Task 1 vào việc hệ thống hóa nhóm cấu trúc đó để giúp người học ghi nhớ cũng như truy xuất kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
Sơ đồ Tư duy là gì?
Cụ thể hơn, thay vì ghi chú thông tin theo cách truyền thống như ghi chép trên giấy hay gạch/chấm đầu dòng các điểm chính, sơ đồ tư duy biểu diễn thông tin một cách trực quan bằng biểu đồ do chính người sử dụng tạo ra. Thông tin trên sơ đồ được sắp xếp theo cấu trúc hai chiều với tiêu đề/ chủ điểm chính của bài học nằm ở phần trung tâm, các ý hỗ trợ được phân nhánh theo nhiều hướng tuỳ vào phân phối của bài học, tạo thành một tổng thể sinh động và nhất quán.
Ví dụ về một sơ đồ tư duy:
(Source: Google Image)
Khám phá thêm về Mindmap với series: Mind Maps giúp cải thiện kĩ năng tư duy như thế nào? Phần 1/ Phần 2
Nhóm cấu trúc súc tích cho IELTS Writing Task 1 (Dạng biểu đồ không có xu hướng tăng giảm)
Nhóm cấu trúc đầu tiên: Mô tả dữ liệu
Ví dụ người viết phải mô tả thông tin số liệu sang tiếng Anh: “Số người dùng xe đạp ở Việt Nam năm 2007 là 7 triệu”. Thì dưới đây sẽ là ba cấu trúc mô tả căn bản giúp người viết đạt được điều này:
Đặt số liệu ở cuối câu:
The number of Vietnamese bike users was 7 million.
Đặt số liệu ở đầu câu:
Seven million Vietnamese people used bikes.
Đặt số liệu ở giữa câu: (sẽ luôn sử dụng chủ ngữ và động từ “There were…”)
There were 7 million Vietnamese people using bicycles.
Lưu ý:
Nhóm cấu trúc mô tả này chỉ áp dụng cho hai dạng số liệu là “Number” (đếm được) và “Amount” (không đếm được).
Cả ba nhóm cấu trúc trên – cho dù là số liệu được đặt ở vị trí nào trong câu đi chăng nữa thì nghĩa của câu căn bản là như nhau. Tuy vậy, chúng ta cần phải nằm lòng cả ba loại cấu trúc này để có thể sử dụng chúng một cách linh hoạt nhất có thể trong một đoạn văn, tránh sự trùng lặp về mặt cấu trúc mô tả số liệu – tối ưu hóa điểm ở tiêu chí Grammatical Range and Accuracy trong IELTS Writing.
Nhóm cấu trúc thứ hai: So sánh dữ liệu
Ví dụ người viết phải so sánh hai số liệu sau đây với nhau: Số người dùng phương tiện giao thông ở Việt Nam năm 2007:
Xe buýt: 7 triệu
Xe đạp: 17 triệu
Bước đầu tiên cần làm là người viết phải áp dụng nhóm cấu trúc mô tả phía trên để mô tả số liệu của hai đối tượng là Xe buýt và Xe đạp, rồi trong bước tiếp theo người viết sẽ cần thêm vào các từ nối sau đây để hoàn thành việc so sánh giữa hai đối tượng đó:
Sử dụng Respectively (Dịch: tương ứng):
The numbers of Vietnamese bus and bike users were 7 million and 17 million respectively.
Khi sử dụng “Respectively”, đối tượng nào được nhắc tới trước trong câu thì sẽ tương ứng với số liệu đầu tiên (trước liên từ ‘and’) và quy luật này cũng áp dụng cho các đối tượng và số liệu còn lại. Trong câu ví dụ trên thì đối tượng ‘’bus’’ sẽ tương ứng với số liệu ‘’7 million” và ‘’bike’’ sẽ là ‘’17 million’’.
Sử dụng Compared to/ In comparison with + số liệu (Dịch: so với):
There were 7 million Vietnamese bus users, in comparison with 17 million bike users.
Khi sử dụng cấu trúc thứ hai này, người viết cần lưu ý rằng ngay sau giới từ to/ with thì phải là số liệu trực tiếp như ví dụ ở trên chứ không phải là một mệnh đề hay một danh từ nào khác.
Cấu trúc cụ thể: S + V, compared to/in comparison with + số liệu.
Sử dụng while/ whereas (Dịch: trong khi đó):
Seven million Vietnamese people used buses, whereas there were 17 million individuals travelling by bikes.
Đối với cấu trúc này, người viết cần lưu ý rằng sẽ có tận hai mệnh đề đi kèm với While/Whereas. Hơn nữa, hai mệnh đề này sẽ cần phải ngăn cách bởi một dấu phẩy. Lưu ý rằng từ While/Whereas có thể đặt ở đầu hoặc giữa hai mệnh đề đó.
Cấu trúc cụ thể:
S + V, while/whereas + S’ + V’.
While/Where + S + V, S’ + V’.
Sử dụng Conversely/ By contrast/ Meanwhile/ At the same time/ In the same year:
The number of Vietnamese bus users was 7 million. Conversely, the number of Vietnamese bike users was 17 million.
Cấu trúc so sánh cuối cùng này cũng gần tương tự như cấu trúc c ở phía trên; tuy nhiên, khác với cấu trúc c thì cấu trúc d này sẽ không viết trong cùng một câu mà sẽ tách ra thành 2 câu riêng biệt – so sánh số liệu của hai câu.
Cấu trúc cụ thể: S + V. Conversely/By contrast/Meanwhile/At the same time/In the same year, S’ + V’.
Dịch:
Conversely/By contrast: Ngược lại
Meanwhile/At the same time: Trong khi đó/Cùng khoảng thời gian đó
In the same year: Cũng trong năm đó
Lưu ý: Người viết cần phải nắm được nhiều từ nối như trên bởi vì điều này sẽ giúp cho bản thân có thể so sánh các cụm số liệu một cách linh hoạt và tránh sự trùng lặp – ăn điểm về tiêu chí từ vựng (Lexical Resource) trong IELTS.
Phương pháp dùng Sơ đồ Tư duy để tổ chức cấu trúc trong IELTS Writing Task 1
Bước 1: Xác định trọng tâm của Mindmap (Trọng tâm của nội dung cần ghi nhớ)
Để hình thành một Mindmap, đầu tiên người sử dụng cần phải xác định chủ đề, ý tưởng trọng tâm của Mindmap là gì. Người sử dụng chỉ nên chọn một từ khoá cô đọng nhất để làm chủ đề và viết chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Vì vậy, với trọng tâm nội dung là về việc ghi nhớ nhóm cấu trúc đã được cung cấp ở phần trước, người viết chỉ cần ghi như sau:
Bước 2: Xác định các đặc điểm/ khía cạnh nhỏ hơn được phát triển từ chủ đề. (Phân nhánh cấp 1)
Người học lựa chọn các đặc điểm, các khía cạnh trong chủ đề chính mà người đọc muốn khai thác sâu hơn hoặc muốn ghi nhớ và trình bày các ý dưới dạng từ khóa hoặc câu đơn súc tích.
Đối với chủ đề “Nhóm cấu trúc Task 1”, người học sẽ có hai khía cạnh nhỏ hơn cần được ghi lại là “Mô tả số liệu” và “So sánh số liệu”.
Bước 3: Xác định các ý bổ trợ, giải thích cho các đặc điểm ở bước 2. (Phân nhánh cấp 2, cấp 3, …)
Sau khi đã hoàn thành các nhánh lớn, người học bắt tay vào triển khai với các ý liên quan – phân nhánh cấp 2:
Với “Mô tả số liệu”: người học có 3 cấu trúc cần phải ghi nhớ là “Đặt số liệu ở đầu câu”, “Đặt số liệu ở giữa câu” và “Đặt số liệu ở cuối câu”.
Với “So sánh số liệu”: người học có 4 cấu trúc cần phải ghi nhớ là “Respectively”, “Compared to/In comparison with”, “While/Whereas” và cuối cùng là nhóm trạng từ đứng đầu câu “Conversely/By Contrast/Meanwhile/At the same time/In the same year”
Sau khi hoàn thành phân nhánh cấp 2, nếu muốn chi tiết hơn, người học còn có thể tạo ra được liên kết, tiếp tục tạo phân nhánh cấp 3 với những ví dụ cụ thể.
Bước 4: Kiểm tra lại tính liên kết cũng như chính xác của các thông tin đưa vào và bắt đầu ôn tập.
Lưu ý rằng đây chỉ là một Mindmap căn bản và thô sơ nhất, người học có thể tự do tô điểm màu sắc cho Mindmap của riêng mình hoặc bổ sung thêm hình vẽ nếu thích – việc này góp phần vào việc khiến cho quá trình ôn luyện của người học trở nên đỡ nhàm chán hơn.
Áp dụng Sơ đồ Tư duy để lập dàn ý và viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh trong IELTS Writing Task 1
Đề bài ví dụ:
The number of people who used cars in five different countries in 1996
Lên dàn ý:
Với đề bài và nhóm cấu trúc được cung cấp ở trên, người học có thể tự cho ra nhiều dàn ý theo những hướng khác nhau; tuy vậy, điểm mấu chốt ở đây sẽ là ở việc tận dụng Mindmap để giúp việc lên dàn ý trở nên cô đọng, súc tích, và quan trọng nhất là sự linh hoạt trong quá trình chọn cấu trúc giúp cho đoạn văn sau này viết ra không bị trùng cấu trúc giữa các câu.
Sau đây sẽ là hai trong số nhiều cách lên dàn ý khác nhau (trong đó nội dung được in hồng nằm trong ngoặc vuông là cấu trúc mô tả số liệu, còn với ngoặc tròn và in xanh lá sẽ là cấu trúc so sánh số liệu – tương tự như những gì được mô tả trong Mindmap phía trên), lưu ý rằng là khi lên dàn ý thì bộ nhớ của người viết nên nghiêng về phía bên trái của Mindmap để có thể truy xuất được các cấu trúc mô tả số liệu trước khi hướng về phía bên phải của Mindmap để nhớ về các cấu trúc so sánh và áp dụng chúng vào trong dàn ý cũng như bài viết IELTS Writing Task 1 của mình:
Từ số liệu cao nhất đến thấp nhất: In 1996, Russia [cuối câu], (while) China & Korea [giữa câu] (respectively). (Meanwhile,) Japan [đầu câu], (compared to) Vietnam.Trong cách lên dàn ý này thì người viết sẽ luôn nhắc đến khoảng thời gian mà đề bài cho trước ở đầu đoạn văn (In 1996), sau đó sẽ chọn ra số liệu có giá trị cao nhất trong bài: trong trường hợp của biểu đồ cho trước phía trên thì Russia là nước có số liệu cao nhất, cho nên người viết sẽ chọn Russia và áp dụng cấu trúc mô tả đặt số liệu ở đầu câu.
Sau khi mô tả xong số liệu đầu tiên, người viết sẽ hướng về phía bên phải của Mindmap để chọn ra từ nối so sánh phù hợp cho IELTS Writing Task 1. Ở dàn ý này, người viết đã sử dụng cấu trúc While để có thể nhóm một lần 2 số liệu nhỏ hơn tiếp theo của China và Korea. Trong đó, số liệu của 2 đất nước này sẽ được mô tả với cấu trúc đặt số liệu ở giữa câu, và bởi vì vế này có tới tận hai số liệu cho nên người viết phải thêm từ nối Respectively trước khi kết thúc câu đầu tiên của đoạn văn.
Ở câu tiếp theo, khi chấm hết câu, thì người viết nên luôn nhớ đến các trạng từ (mục 2d) dùng để so sánh câu thứ hai này với câu đầu tiên, và ở dàn ý này người viết đã sử dụng từ nối Meanwhile. Đằng sau trạng từ này, người viết sẽ chọn tiếp số liệu có giá trị lớn thứ 4 trong biểu đồ là Japan, và để tránh trùng lặp cấu trúc mô tả thì ở vế này người viết sẽ áp dụng cấu trúc còn lại trong Mindmap là đặt số liệu ở đầu câu.
Cuối cùng là số liệu nhỏ nhất trong hình – Vietnam, có thể thấy rằng trong Mindmap chỉ còn lại một cấu trúc chưa dùng là Compared to/In comparison with, và vừa hay khi mà khi áp dụng cấu trúc này thì người viết sẽ không cần phải đụng đến cấu trúc mô tả nào cả, đặc biệt khi mà ở dàn ý này cả ba cấu trúc mô tả số liệu đều đã được sử dụng. Do đó, người viết sẽ dùng Compared to để so sánh số liệu giữa Japan và Vietnam.
Từ số liệu thấp nhất đến cao nhất: In 1996, Vietnam [giữa câu], (whereas) Japan [cuối câu]. (At the same time,) China & Korea [đầu câu] (respectively), in comparison with Russia.
Ở dàn ý cho trước thứ hai này thì người viết vẫn sẽ nhắc đến khoảng thời gian mà đề bài cho trước ở đầu đoạn văn (In 1996); tuy vậy, trái ngược với dàn ý đầu, người viết sau đó sẽ chọn ra số liệu có giá trị nhỏ nhất trong bài – chính là Vietnam, cho nên người viết sẽ chọn Vietnam và áp dụng cấu trúc mô tả đặt số liệu ở giữa câu (mục 1c).
Sau khi mô tả xong số liệu đầu tiên, người viết sẽ hướng về phía bên phải của Mindmap để chọn ra từ nối so sánh phù hợp. Ở dàn ý này, người viết đã sử dụng cấu trúc Whereas (mục 2c) để so sánh số liệu lớn hơn tiếp theo là Japan. Trong đó, số liệu của đất nước này sẽ được mô tả với cấu trúc đặt số liệu ở cuối câu (mục 1a).
Ở câu tiếp theo, khi chấm hết câu, thì người viết nên luôn nhớ đến các trạng từ (mục 2d) dùng để so sánh câu thứ hai này với câu đầu tiên, và ở dàn ý này người viết đã sử dụng từ nối At the same time. Đằng sau cụm từ này, người viết sẽ nhóm một lần hai số liệu của China và Korea vào cùng một vế để so sánh khi nhận ra cấu trúc Respectively (mục 2a) chưa được tận dụng, và để tránh trùng lặp cấu trúc mô tả thì ở vế này người viết sẽ áp dụng cấu trúc còn lại trong Mindmap là đặt số liệu ở đầu câu (mục 1b).
Cuối cùng là số liệu lớn nhất trong hình – Russia, có thể thấy rằng trong Mindmap chỉ còn lại một cấu trúc chưa dùng là Compared to/In comparison with (mục 2b). Do đó, người viết sẽ dùng In comparison with để so sánh số liệu giữa ba nước China, Korea và Russia.
Viết thành một đoạn văn:
Từ con số cao nhất đến thấp nhất: Trong năm 1996, số người sử dụng ô tô tại Nga đạt mức cao nhất, với 5 triệu người, trong khi có 4,5 và 3,5 triệu người dùng ô tô tại Trung Quốc và Hàn Quốc tương ứng. Trong khi đó, ba triệu người Nhật Bản di chuyển bằng ô tô, so với chỉ 2 triệu người dùng ô tô tại Việt Nam.
Từ con số thấp nhất đến cao nhất: Trong năm 1996, có 2 triệu người sử dụng ô tô tại Việt Nam, trong khi con số tương ứng cho Nhật Bản cao hơn đáng kể, là 3 triệu người. Đồng thời, có 4,5 và 3,5 triệu người dùng ô tô tại Trung Quốc và Hàn Quốc, so với 5 triệu người dùng ô tô tại Nga.