Sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo đem lại nhiều cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp sản xuất bắt kịp xu hướng tiến bộ của tương lai và thúc đẩy thị trường sản xuất duy trì vị thế dẫn đầu trong nền kinh tế toàn cầu.
Các nhà sản xuất đang phải đương đầu với nhiều thách thức trong việc tăng tốc độ sản xuất và đồng thời đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm đến tay khách hàng.
Theo ông Khánh Nguyễn, Tổng Giám đốc Jabil Việt Nam, ngành sản xuất ngày nay phụ thuộc vào sự kết hợp giữa nhân công có kỹ năng cao và công nghệ tự động hóa. Tuy nhiên, nhà máy trong tương lai sẽ cần có nhiều dữ liệu thực tế, khả năng kết nối và công nghệ trí tuệ nhân tạo hơn nữa.
Chuyển đổi ngành sản xuất tại Việt Nam
Ngành sản xuất tại Việt Nam chiếm hơn 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong thập kỷ vừa qua. Chính phủ đã đưa ra nhiều mục tiêu tham vọng để thúc đẩy ngành sản xuất chiếm 30% tổng GDP quốc gia, trong đó có sản phẩm công nghệ cao chiếm ít nhất 45%.
Trí tuệ nhân tạo mang đến nhiều cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, mở ra nhiều lựa chọn nghề nghiệp mới cho giới trẻ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, với các giải pháp và công cụ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Nâng cao kỹ năng lao động để thúc đẩy sáng tạo dựa trên trí tuệ nhân tạo là ưu tiên hàng đầu khi các quốc gia đang dần điều chỉnh chiến lược sản xuất từ chi phí cạnh tranh sang sản xuất hiệu quả (Nguồn: McKinsey).
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực sản xuất có thể hỗ trợ doanh nghiệp qua một số cách sau đây:
Cải thiện quá trình kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm
Trong quy trình sản xuất tiêu chuẩn, thường sử dụng máy kiểm tra quang học tự động để xác định sản phẩm đạt chuẩn và sản phẩm lỗi. Tuy nhiên, độ chính xác chỉ đạt khoảng 60%. Sản phẩm chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu trong ngành sản xuất.
Các quy trình như kiểm tra quang học tự động có thể được tối ưu hóa đáng kể khi áp dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận dạng các mẫu khác nhau. Kết hợp camera độ phân giải cao và phần mềm nhận dạng dựa trên AI giúp kiểm tra chất lượng sản phẩm và phát hiện lỗi chính xác. Đâu là nguyên nhân của lỗi? Máy móc hoạt động không tốt hay có yếu tố nào khác ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm? Quy trình sản xuất sẽ trở nên hiệu quả hơn khi những thắc mắc này được giải đáp.
Nâng cao năng lực của nhân viên
Mục tiêu của Trí tuệ nhân tạo (AI) là tăng cường hiệu quả của quy trình sản xuất bằng cách bổ sung những kỹ năng cho con người, không phải thay thế họ. Sự hợp tác giữa con người và robot công nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn và giảm thiểu sai sót. Điều này cho phép con người tập trung vào các hoạt động chiến lược và mang lại giá trị cao hơn.
Tăng cường khả năng bảo trì và phòng ngừa rủi ro
Công tác bảo trì dự đoán sử dụng dữ liệu để dự đoán các sự cố dựa trên hoạt động trước đó của máy móc, giảm thời gian ngừng hoạt động và xác định nguyên nhân lỗi. Phân tích các thông số về chất lượng, năng lượng và sản lượng giúp đảm bảo máy móc hoạt động hiệu quả nhất để tăng chất lượng, sản lượng và giảm năng lượng tiêu thụ.
AI có khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn bao gồm hình ảnh và âm thanh để phát hiện các yếu tố bất thường và ngăn chặn sự cố nhanh chóng. Công tác bảo trì dự đoán giúp giảm 30-50% thời gian ngừng hoạt động và tăng tuổi thọ máy từ 20-40%. Doanh nghiệp nên xem xét áp dụng công nghệ AI để tối đa hóa thời gian hoạt động và năng suất máy móc.
Cách áp dụng thành công Trí tuệ nhân tạo vào quy trình sản xuất
Một trong những thách thức lớn trong việc áp dụng AI vào sản xuất là quản lý dữ liệu. Các tổ chức thường gặp khó khăn với việc quản lý dữ liệu do thiếu hoặc quá nhiều dữ liệu, dẫn đến tình trạng quá tải và không hiệu quả. Vì thế, AI khó có thể nhận dạng mẫu và phát hiện điểm bất thường.
Nguyên tắc cơ bản để thúc đẩy các sáng kiến công nghệ 4.0 là 'Nếu ta có thể số hóa thông tin, ta có thể trực quan hóa. Và khi được trực quan hóa, thông tin sẽ được tối ưu hóa quy trình'.
Quy trình sản xuất tạo ra khối lượng dữ liệu lớn và đa dạng, cần được phân tích, tổng hợp và ưu tiên hóa để giải quyết các vấn đề kinh doanh. Xác định các tiêu chuẩn về dữ liệu và thiết lập cách quản lý dữ liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Các chuyên gia phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc tích hợp AI vào quy trình sản xuất. Họ giúp tổ chức sắp xếp và xử lý dữ liệu để tạo ra hiểu biết và giải pháp, đồng thời viết thuật toán AI để thực hiện các nhiệm vụ cần thiết.
Bên cạnh đó, sự tham gia của các doanh nhân, những người hiểu rõ quy trình vận hành và sản xuất, là vô cùng quan trọng vì khả năng họ nhận thức được tác động của từng thông số đến kết quả của thuật toán AI.
Để triển khai thành công dự án AI, cần dành thời gian và cẩn trọng. AI là như một bộ não cần được huấn luyện bằng quy trình để máy móc có thể tự học. Do đó, doanh nhân và quản trị viên cần nhận thức rằng triển khai AI là một quá trình lâu dài và không thể đem lại hiệu quả ngay lập tức.
Sự tiến bộ của AI hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích tương tự cho các doanh nghiệp sản xuất. Hiệu suất và hiệu quả sẽ đạt đến mức cao mới, quy trình sản xuất sẽ trở nên trơn tru hơn và tiềm năng sẽ không có giới hạn.