Cắt giảm mua sắm cho bản thân, săn sale đồ cần thiết cho Tết từ sớm, giảm tiền lì xì... là cách mà nhiều người đang áp dụng để kiềm chế chi tiêu trong dịp Tết 2024.
Mỗi dịp Tết đến, các nhu cầu chi tiêu và mua sắm cho năm mới khiến nhiều người phải cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc thắt chặt chi tiêu trở nên càng cấp bách hơn.
Từ các bạn trẻ mới đi làm đến các thế hệ trước, hầu hết mọi người đều phải đau đầu tìm cách chi tiêu hợp lý với ngân sách eo hẹp, đồng thời đảm bảo một cái Tết thoải mái.
Thế hệ Gen Z giảm mua sắm cá nhân, tiêu Tết chỉ khi nhận thưởng đủ dùng, có người chọn làm thêm bằng xe công nghệ để tăng thu nhập.
Là nhân viên văn phòng với mức lương thấp, Phương Mai (24 tuổi, Hà Nội) lo lắng khi phải chi tiêu cho quà Tết và tiền lì xì mà không có thưởng Tết từ công ty.
“Dù bố mẹ không ép buộc, nhưng tôi vẫn muốn đóng góp cho gia đình trong khả năng của mình” - Mai chia sẻ.
Để giảm thiểu chi phí, Mai quyết định không làm đẹp, không mua sắm quần áo mới để tiết kiệm tiền cho các khoản cần thiết. Ngoài ra, Mai còn làm thêm công việc với mức thu nhập khoảng 1 triệu đồng.
Bạn thân của Mai - Mỹ Linh (NVVP, 24 tuổi) cũng giảm mua sắm quần áo, hạn chế đi chơi và ăn uống ngoài. Mỹ Linh được nhận thưởng Tết 1,5 triệu đồng, đủ chi tiêu cho các nhu cầu mà không dư thừa.
(Ảnh: NVCC)
Minh Khởi (26 tuổi, nhân viên sales, Hải Phòng) cắt giảm mua sắm cá nhân và giảm tiền lì xì vì thu nhập giảm xuống chỉ còn 1/3 so với năm trước. Anh còn dự định làm thêm công việc chạy xe công nghệ để có thêm tiền.
Các bạn trẻ 8x, 9x bắt đầu bán thêm hàng dịp Tết, nhiều gia đình hạn chế chi tiêu dưới 12 triệu đồng.
Chị Trang (32 tuổi) và anh Chiến (35 tuổi) ở Hải Phòng thường chi tiêu Tết vài chục triệu đồng mỗi năm. Nhưng năm nay, họ cố gắng giảm chi tiêu xuống dưới 12 triệu đồng.
Bảng chi tiêu Tết của gia đình chị Trang - anh Chiến. Trong đó, chi phí mua quà Tết và thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhờ giảm bớt mua sắm quần áo và tiền lì xì, tổng chi phí chỉ khoảng 11,5 triệu đồng.
“Mỗi năm, việc chi tiêu dịp Tết không áp lực đối với gia đình tôi. Cả hai chúng tôi đều làm công việc quản lý nên thu nhập hợp lí, cộng với thưởng Tết vào cuối năm. Nhưng năm nay do tôi phải nghỉ việc, gia đình chúng tôi phải cắt giảm chi tiêu Tết càng nhiều càng tốt, từ việc không mua sắm quần áo (bao gồm cả đồ cho con), giảm tiền lì xì…”_Chị Trang chia sẻ.
Trong Tết này, hai vợ chồng chị sẽ tự làm quà Tết như giò xào, thịt đông, dưa muối… để giảm chi phí. Chị Trang có kỹ năng làm bánh kẹo nên cũng bán thêm các sản phẩm này.
(Ảnh: Facebook nhân vật)
Tương tự như Tết năm trước, chị Trang dự tính kiếm khoảng 5 triệu đồng từ việc bán bánh. Tuy nhiên, do kinh tế suy thoái, chị quyết định giảm giá và bán số lượng nhỏ các loại bánh kẹo và mứt, cũng như dành phần lớn tiền thưởng cuối năm để chi tiêu Tết.
Gia đình chị Linh (36 tuổi) cũng tìm cách kiếm thêm thu nhập cho Tết. Ngoài công việc chính, họ bán thêm hạt điều và rượu vang - hai mặt hàng quà Tết truyền thống.
(Ảnh: Facebook nhân vật)
“Không biết có thành công không vì năm ngoái cũng không bán được nhiều, nhưng ít nhất năm nay chúng tôi sẽ nhập số lượng ít hơn và bán với giá phải chăng, coi như là lấy công làm lãi. Với công việc tự do, không có thưởng Tết, và hai đứa con nhỏ, mỗi đồng thu được đều quý giá”_Chị Linh chia sẻ. Gia đình chị dự định chi tiêu Tết khoảng 10 triệu đồng.
Hai gia đình trên được may mắn vì cả hai bên ông bà đều ở gần, không cần phải chi tiêu cho vé máy bay về quê Tết. Trái lại, gia đình anh Lâm - chị Huyền ở Sài Gòn phải chi khoảng 15 triệu đồng cho 2 vé máy bay khứ hồi về quê mỗi dịp Tết. Năm ngoái, họ chọn mua vé sau Tết để tiết kiệm hơn. Còn năm nay, họ quyết định ăn Tết tại Sài Gòn để tiết kiệm chi phí và dành một phần tiền vé để biếu thêm cho bố mẹ.
Ngoài ra, với việc có một shop bán thực phẩm online tại Sài Gòn, anh chị cố gắng tìm thêm một vài mặt hàng mới để kết hợp với các mặt hàng hiện có để tạo thành set quà Tết dễ “đặt hàng” hơn.
1001 mẹo tiết kiệm mua sắm Tết: Săn sale từ trước cả tháng, mua đồ cũ, mua sắm ưu tiên để được hoàn tiền.
Chỉ việc cắt giảm mua sắm không đủ, nhiều người còn tận dụng mọi biện pháp có thể để tối ưu hóa nguồn kinh phí cho các khoản bắt buộc phải chi cho Tết.
Lập danh sách đồ cần mua ngay từ bây giờ, ưu tiên săn sale trên các trang thương mại điện tử (TMĐT)
Các bạn trẻ như Mai, Linh hoặc Khởi đã lập sẵn danh sách những thứ cần mua ngay từ bây giờ, so sánh giá trên các trang TMĐT, tạp hóa, chợ để chọn nơi có giá tốt nhất. Thường thì các sàn TMĐT được ưu tiên hàng đầu vì có nhiều ưu đãi giảm giá, miễn phí vận chuyển, và có nhiều đợt khuyến mãi lớn cuối năm.
“Các sàn TMĐT thường có ít nhất 3 đợt khuyến mãi lớn mỗi tháng vào đầu, giữa và cuối tháng. Tôi đã lập sẵn danh sách đồ cần mua từ bây giờ, đặt vào giỏ hàng và chờ đợt khuyến mãi flash sale, cùng với việc săn mã giảm giá từ TMĐT và cả từ cửa hàng. Mua từng món như vậy dần dần, có thể mua đủ đồ Tết mà không tốn kém nhiều”_Mai chia sẻ.
Mua đồ cũ, mua chung để có giá rẻ và được miễn phí giao hàng
Ngoài việc săn sale, chị Trang thường kêu gọi bạn bè và đồng nghiệp mua chung đồ Tết để giảm chi phí vận chuyển và nhận giá sỉ ưu đãi hơn. Trái lại, chị Linh không mua quần áo mới như mọi năm mà chuyển sang mua đồ cũ cho cả gia đình để tiết kiệm hơn. Đây cũng là cách khá hợp lý để sắm các món đồ cần thiết mà không phải chi tiêu nhiều.
Tận dụng mọi chương trình hoàn tiền, tích điểm, khuyến mãi
Thay vì mua đồ Tết ở chợ hoặc tạp hóa, gia đình chị Huyền - anh Lâm đã chuyển sang mua trực tuyến và ở siêu thị để có thể tận dụng các chương trình hoàn tiền, tích điểm, mua 1 tặng 1 hoặc các ưu đãi khác theo chương trình khuyến mãi của cửa hàng. Cả hai thậm chí còn lập một bảng tính để cập nhật các chương trình ưu đãi mới nhất và theo dõi xem những ưu đãi nào sắp hết hạn để không bỏ lỡ.
Gần nhà có Bách Hóa Xanh, Aeon Citimart, Emart, chị Huyền thường xem fanpage của các chuỗi siêu thị này để cập nhật các chương trình khuyến mãi kịp thời
Điểm tích lũy ở nhiều siêu thị có thể đổi thành tiền hoặc giảm trực tiếp vào hóa đơn mua sắm
Nếu mua sắm trực tuyến và thanh toán bằng thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng, anh chị còn nhận được điểm từ ngân hàng. Điểm này có thể đổi thành quà như thẻ điện thoại, voucher ăn uống, voucher mua sắm hoặc trừ trực tiếp vào phí thường niên của thẻ nếu đủ điểm
Bên cạnh đó, nhiều người thông minh còn tận dụng các ưu đãi hoàn tiền từ ví điện tử, trên các sàn TMĐT và qua thẻ tín dụng.
Ví dụ, khi mua sắm ở siêu thị bằng ví MoMo, ZaloPay, ViettelMoney, chị Linh thường xuyên thu thập mã hoàn tiền, giảm giá. Dù mức giảm không nhiều, chỉ khoảng 2%, nhưng với hóa đơn lớn, số tiền được giảm rất đáng kể.
Khi mua sắm trực tuyến trên các sàn TMĐT, chị Linh thường ưu tiên các sản phẩm có thể áp dụng ưu đãi hoàn xu (trên Shopee), hoặc ưu đãi hoàn tiền (trên Lazada). Số tiền hoặc xu được hoàn lại có thể sử dụng cho những lần thanh toán sau.
Số tiền hoặc xu được hoàn lại có thể sử dụng cho các lần thanh toán tiếp theo (Ảnh: NVCC)
Việc sử dụng các ưu đãi hoàn tiền khi mua sắm Tết bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng được nhiều người ưa chuộng. Chẳng hạn, chị An (29 tuổi, Hà Nội) sở hữu 3 - 4 thẻ tín dụng, mỗi lần thanh toán là chị lại chọn thẻ phù hợp nhất để nhận được nhiều hoàn tiền nhất.
(Ảnh: NVCC)
'Tháng nào tiêu ít thì mình vẫn được hoàn khoảng 500.000đ, còn nếu tiêu nhiều như trước Lễ Tết thì có khi hoàn đến 2 triệu hoặc hơn cho cả 3 thẻ là chuyện bình thường”_Chị An chia sẻ.
Khi tổ chức tiệc cuối năm với bạn bè và đồng nghiệp, chị An thường là người trả tiền cho toàn bộ nhóm. Với ưu đãi hoàn tiền 15% cho các khoản thanh toán ăn uống, mỗi lần thanh toán 2 triệu đồng, chị nhận được thêm 300.000đ.
Gần đây, nhiều ứng dụng ngân hàng điện tử đã bổ sung tính năng hoàn tiền khi mua sắm (Ảnh: NVCC)
Chưa kể, mới đây các ứng dụng ngân hàng điện tử còn tích hợp tính năng hoàn tiền khi mua sắm. Mỗi lần mua hàng trực tuyến, chị nhận được hoàn tiền, nhiều cửa hàng hoàn tiền lên đến hơn 10%, tức là mỗi đơn hàng trị giá 1 triệu đồng, chị nhận lại hơn 100.000đ. Đồng thời, còn có thêm số tiền hoàn 10% khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Với sự hỗ trợ của thẻ tín dụng, việc mua sắm đồ Tết hoặc thưởng thức ẩm thực, giải trí trong dịp Tết không còn gây áp lực lớn đối với chị An.