1. Đặt vấn đề
- Áp Lực Đồng Trang Lứa là một thuật ngữ phổ biến trong giáo dục, tâm lý học, pháp luật và văn hóa xã hội. “Peer” chỉ những người cùng trang lứa, có thể cùng tuổi, cùng nghề nghiệp hoặc vị trí xã hội; “pressure” là áp lực. Nó đề cập đến áp lực từ những người cùng nhóm xã hội và áp lực bản thân phải điều chỉnh để phù hợp hoặc tránh cảm giác kém cỏi. Sự so sánh với người khác ảnh hưởng lớn đến tâm trí của chúng ta.
- Nhiều người đã trải qua sự so sánh bản thân với người khác, nhưng áp lực từ đồng trang lứa đặc biệt hiện nay trong thời đại kỹ thuật số. Từ giai đoạn học cấp, chúng ta đã chịu áp lực từ gia đình và trường học, và nó càng lớn khi môi trường kỹ thuật số phát triển. Từ trường học, áp lực đồng trang lứa mở rộng sang công việc, gia đình và xã hội, luôn có người để so sánh và gây áp lực.
2. Biểu hiện của Áp Lực Đồng Trang Lứa
Nhận Diện Biểu Hiện của Áp Lực Đồng Trang Lứa
- Mặc dù không phải lúc nào cũng dễ nhận biết, nhưng có thể nhận diện qua một số dấu hiệu sau đây:
- Tránh xa khỏi các môi trường học tập, công việc hoặc hoạt động xã hội vì cảm thấy tự ti khi so sánh với những người thành công hơn.
- Thay đổi hành vi: trở nên trầm tính hơn hoặc ngại giao tiếp hơn với bạn bè và người xung quanh.
- Hành động theo FOMO (Fear of Missing Out - Sợ bị bỏ lỡ): Tham gia những hoạt động mà không thực sự yêu thích vì sợ bị bỏ rơi.
- Luôn cố gắng hòa mình và mong được mọi người yêu thích: Họ lo lắng về việc bị ghét bỏ, sợ làm tổn thương người khác, và ngần ngại thể hiện ý kiến cá nhân. Nhưng điều đáng tiếc là, càng cố gắng làm hài lòng mọi người, họ lại càng không được tôn trọng, và kết quả là họ phải cố gắng hòa mình hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn mệt mỏi.
- Tâm trạng thất vọng và nhạy cảm đối với mọi điều: Khi bạn bắt đầu so sánh bản thân với người khác, bạn đang tự làm tổn thương và tự hạ thấp mình. Kết quả là, lòng tự trọng và tâm lý của bạn trở nên yếu đuối, dẫn đến việc bạn dễ cáu giận với những điều nhỏ nhặt và luôn cảm thấy bị tổn thương bởi những lời nói vô tình.
- Ám ảnh với bề ngoài: Khi cảm xúc bên trong không ổn định, chúng ta thường cố gắng chứng minh giá trị của bản thân bằng các thành tựu ngoại vi. Điều này có thể là sự ám ảnh về cân nặng, thành tích, hoặc nhu cầu thể hiện sự giàu có và sức hấp dẫn bề ngoài. Chúng ta cố gắng để chứng tỏ mình đáng được tôn trọng và yêu quý, thực chất là để che giấu những tổn thương tâm lý bên trong.
- Khó ngủ: Khi tâm trạng không ổn định, chất lượng giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng. Rất khó để đi vào giấc ngủ hoặc ngủ sâu khi tâm trạng chưa ổn định.
3. Những Đối Tượng Bị Ảnh Hưởng
- Học sinh và sinh viên: Đây thường là nhóm được nhắc đến nhiều nhất khi nói về áp lực đồng trang lứa. Do thiếu kinh nghiệm sống và thay đổi trong tâm sinh lý, tình cảm, họ dễ bị tác động. Lứa tuổi này thường muốn khẳng định bản thân và thường mang cái tôi lớn. Mạng xã hội đã khiến chúng ta nhìn thấy người khác thành công, đẹp hơn, giỏi hơn, và từ đó chúng ta cảm thấy áp lực từ những hình ảnh đó và tự tạo ra áp lực cho bản thân.
- Người đã tốt nghiệp và đi làm: Khi bạn đạt đến độ tuổi 25-30, bạn thường bắt đầu so sánh với bạn bè khi họ đã lập gia đình, mua nhà, hay thăng chức. Điều này có thể gây ra cảm giác tự ti và thất bại. Xã hội vẫn còn những quy tắc ngầm như đàn ông phải biết uống rượu mới là đàn ông, hoặc 30 tuổi chưa mua nhà là thất bại.
4. Cách để Vượt Qua Áp Lực Đồng Trang Lứa
“
Bạn được sinh ra là độc nhất, đừng chết như một bản sao”
John Mason đã từng nói: “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Ý nghĩa của câu này là cần giữ bản sắc riêng trong cuộc sống vì mỗi người là một cá thể độc đáo. Đừng bắt chước người khác mà hãy khám phá tiềm năng của bản thân.
- Xác định mục tiêu cho hành trình của mình: Hãy nhìn về phía trước và quyết định những điều bạn muốn đạt được. Mục đích của bạn trong cuộc sống là tìm và thực hiện những điều khiến bạn mỉm cười và quên đi thời gian.
- Hãy yêu bản thân: Kiểm soát mọi thứ thu nạp vào cuộc sống của bạn và không để bị chi phối bởi những điều nhỏ nhặt. Hãy chấp nhận bản thân và đừng so sánh với người khác.
- Áp lực tạo ra kim cương: Sử dụng áp lực để phấn đấu và phát triển bản thân. Đừng để áp lực làm bạn mệt mỏi và tự ti. Hãy nhìn nhận và giải quyết áp lực một cách tích cực.
Tóm lại, Áp Lực Đồng Trang Lứa không giúp chúng ta phát triển mà chỉ làm tổn thương tinh thần. Hãy trân trọng bản thân và tạo ra phiên bản tốt nhất của chính mình, không cần phải giống ai khác để cảm thấy hạnh phúc.
Tác Giả: Khánh Linh