
Trước đây, các ứng dụng Android được phân phối dưới dạng APK (Android Package). Mỗi file APK chứa phiên bản đã được biên dịch của một ứng dụng kèm theo các tài nguyên đa phương tiện quan trọng như biểu tượng và âm thanh. Ngoài ra, một file kê khai và các signing keys (khoá chứng thực danh tính) của nhà xuất bản ứng dụng cũng được kèm theo.
Vào tháng 5 năm 2018, Google đã giới thiệu Android App Bundles (AAB) như một giải pháp mới để giải quyết các vấn đề với định dạng APK. Tại Google I/O 2021, Google thông báo rằng AAB sẽ trở thành định dạng ứng dụng Android mặc định và từ tháng 8 năm 2021, Play Store sẽ yêu cầu ứng dụng mới sử dụng AAB. Điều này tạo ra sự phức tạp cho các nhà phát triển.
Vậy tại sao Google lại thay đổi định dạng ứng dụng của Android?
AAB được giới thiệu như một giải pháp để đối phó với các thách thức trong việc đóng gói ứng dụng trên hệ sinh thái Android. Hệ điều hành Android chạy trên nhiều thiết bị với nhiều kích thước màn hình, hiệu năng, ngôn ngữ và kiến trúc CPU khác nhau, và định dạng APK thông thường cần đóng gói tất cả tài nguyên để hỗ trợ mọi loại thiết bị.
Vào tháng 5 năm 2018, Google đã giới thiệu Android App Bundles (AAB) như một giải pháp mới để giải quyết các vấn đề với định dạng APK. Tại Google I/O 2021, Google thông báo rằng AAB sẽ trở thành định dạng ứng dụng Android mặc định và từ tháng 8 năm 2021, Play Store sẽ yêu cầu ứng dụng mới sử dụng AAB. Điều này tạo ra sự phức tạp cho các nhà phát triển.
Vậy tại sao Google lại thay đổi định dạng ứng dụng của Android?
Lợi ích của AAB
AAB được giới thiệu như một giải pháp để đối phó với các thách thức trong việc đóng gói ứng dụng trên hệ sinh thái Android. Hệ điều hành Android chạy trên nhiều thiết bị với nhiều kích thước màn hình, hiệu năng, ngôn ngữ và kiến trúc CPU khác nhau, và định dạng APK thông thường cần đóng gói tất cả tài nguyên để hỗ trợ mọi loại thiết bị.

App Bundle mang lại một cách tiếp cận mới. Nhà phát triển sẽ đóng gói nhiều phiên bản khác nhau của ứng dụng thành một gói duy nhất, sau đó Play Store sẽ tạo ra gói cài đặt phù hợp với từng thiết bị và yêu cầu cụ thể của người dùng. Người dùng vẫn tải về file APK, nhưng sẽ là file APK được tối ưu tự động trên cloud phù hợp với thiết bị của họ.
Thay đổi gì sẽ đến với APK?
Từ tháng 8 năm 2021, Google sẽ dần loại bỏ hỗ trợ cho định dạng APK. Các ứng dụng mới trên Play Store sẽ phải sử dụng App Bundle. Các ứng dụng hiện tại vẫn được hỗ trợ, nhưng có thể sẽ yêu cầu chuyển đổi sang AAB trong tương lai. Đối với người dùng, việc giảm kích thước tải xuống và tiết kiệm dung lượng lưu trữ là một điều tốt. Tuy nhiên, người dùng phiên bản Android cũ sẽ không được hưởng lợi ích này.
Nhược điểm của AAB
Dù có lợi ích rõ ràng, App Bundle cũng mang lại một nhược điểm quan trọng cho cả nhà phát triển và người dùng. Hệ thống App Bundle tập trung vào việc tạo các file APK đã được ký trên cloud, buộc nhà phát triển phải giao signing keys của họ cho Google thay vì tự ký các bản cập nhật trên cơ sở hạ tầng của mình. Google sau đó sẽ chuyển đổi App Bundle thành các file APK đã ký.
Quá trình ký chứng thực giúp thiết bị Android xác minh rằng các bản cập nhật đến từ cùng một nhà xuất bản với ứng dụng đã được cài. Đây là một phần quan trọng của hệ sinh thái để ngăn chặn các ứng dụng độc hại ghi đè lên các bản cài đặt chính chủ. Mặc dù Google hứa cho phép nhà phát triển sử dụng signing keys của riêng họ, nhưng chúng phải được lưu trữ trên Play Store.

Việc Google lưu trữ signing keys sẽ tăng cường quyền lực của họ trong việc phân phối ứng dụng Android. Bất kỳ ai xâm nhập thành công vào Play Store đều có thể xuất bản các bản cập nhật ứng dụng đến các tài khoản nhà phát triển vì tất cả các signing keys được tập trung ở đây.
Ngoài ra, điều này cũng cho phép Google tự động cài đặt các bản cập nhật ứng dụng, đặc biệt trong trường hợp được Chính phủ yêu cầu. Google đã có khả năng cài đặt ứng dụng trên thiết bị Android một cách âm thầm, và giờ đây họ đã kiểm soát “chìa khóa” đến vương quốc của nhà phát triển và có thể cài đặt các bản cập nhật chưa được phê duyệt của các ứng dụng hiện có MỘT CÁCH BÍ MẬT.
Ảnh hưởng trực tiếp đến các App Store từ bên thứ ba
App Bundle cũng đặt ra một thách thức cho tính mở của hệ sinh thái Android. Trong những năm gần đây, vai trò quản lý của Google trong hệ sinh thái Android ngày càng được khẳng định. App Bundle là một bước tiến khác trong việc kiểm soát của Google, đặc biệt là đối với các App Store bên thứ ba nơi cung cấp các file APK trực tiếp.

Với việc nhà phát triển hiện phải biên dịch App Bundle, các bản build APK đang dần bị loại bỏ. Không lâu nữa có thể sẽ không còn khả năng cài đặt APK trực tiếp hoặc tạo APK từ Android Studio. Hiện tại, nhà phát triển vẫn có thể tải xuống các file APK đã ký từ Play Store sau khi gửi App Bundle. Tuy nhiên, điều này vẫn tạo ra một số phiền toái cho họ khi phải làm thủ công hoặc tạo chúng trên máy cục bộ.

Google đã thông báo việc chuyển đổi bắt buộc sang App Bundle chỉ vài ngày sau khi Microsoft tuyên bố hỗ trợ ứng dụng Android trên Windows 11 từ Amazon App Store. Quyết định này của Google có thể nhằm mục đích hạn chế ảnh hưởng của mối quan hệ đối tác Microsoft - Amazon, khi chỉ hỗ trợ các file APK thông thường.
Phản biện cuối cùng
AAB là một định dạng ứng dụng mới với hiệu suất vượt trội so với APK thông thường. Mặc dù các thiết bị vẫn nhận các file APK, nhưng mỗi APK sẽ được điều chỉnh cụ thể cho từng phiên bản hệ điều hành, hình thức thiết kế và ngôn ngữ sử dụng.
Mặc dù nhiều người dùng Android đón nhận App Bundle, nhưng nó không phải là giải pháp hoàn hảo cho mọi nhà phát triển và hệ sinh thái Android. Mô hình này chuyển quyền kiểm soát phân phối ứng dụng sang Google, yêu cầu tiết lộ các signing keys, có thể dẫn đến việc các “bản cập nhật bắt buộc” trở thành thực tế và đe dọa trực tiếp đến các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba.
Nguồn: CloudSavvyit