Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là các nghiên cứu lý thuyết, không rõ Apple sẽ áp dụng công nghệ này vào mục đích gì và khi nào.
Trong tháng Tám vừa qua, Apple công bố một bằng sáng chế mới mang tên “Tích hợp màn hình LED chấm lượng tử và OLED để tạo nên màn hình hiệu quả cao (Quantum Dot LED and OLED Integration for High Efficiency Displays).
Phát minh này mô tả việc phá vỡ các phần tử trong một pixel thành các hạ pixel và kết hợp ưu điểm của cả hai công nghệ màn hình để tạo ra một loại màn hình lai. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu loại màn hình lai này có thể trở thành hiện thực hay không trong tương lai.
Hình ảnh minh họa việc kết hợp 3 hạ pixel - 2 hạ pixel đỏ và xanh lục của công nghệ OLED, và một hạ pixel xanh dương của công nghệ True QLED.
Vậy hai công nghệ màn hình OLED và QLED có những ưu, nhược điểm gì?
OLED: Cải tiến so với LCD
So với màn hình LCD, màn hình OLED mang lại nhiều lợi ích cách mạng hơn: độ tương phản lớn hơn và khả năng hiển thị màu sắc vượt trội. Với khả năng phát sáng trên từng pixel, màn hình OLED tiết kiệm năng lượng hơn màn hình LCD.
Nhờ pixel tự phát sáng, màn hình OLED không cần đèn nền, làm cho nó mỏng hơn và có thể uốn hoặc gập. Thời gian phản hồi trên OLED có thể đạt tới 0,01 mili giây, vượt trội so với màn hình LCD.
Tuy nhiên, sản xuất màn hình OLED phức tạp hơn màn hình LCD và một vài vấn đề nhỏ cũng có thể phá hủy màn hình. Do đó, chi phí sản xuất cũng cao hơn nhiều so với LCD.
Quantum Dot: Bước tiến tiếp theo trong tương lai
Công nghệ chấm lượng tử mà Apple đề cập trong bằng sáng chế của mình là True Quantum Dot (True QD) - một công nghệ khác biệt so với công nghệ hiện tại trên TV. Tương tự như OLED, ánh sáng trên màn hình True QD cũng phát ra theo yêu cầu, và nó được xem như sự kế thừa của OLED ở một số mặt.
Mặc dù TV lượng tử QLED đã xuất hiện, công nghệ này chỉ cải thiện đèn nền mà vẫn không sử dụng ở mức pixel.
Thay vì chấm lượng tử phát quang hấp thụ photon phía sau màn hình LED thông thường hoặc phần tử hữu cơ trên màn hình OLED, màn hình True QD sử dụng các hạt nano phát quang đáp ứng điện tử, có khả năng tự phát sáng.
So với OLED, công nghệ này có nhiều ưu điểm như tuổi thọ màn hình lâu dài hơn, độ bão hòa màu xanh tốt hơn, màn hình mỏng hơn cả OLED và quy trình sản xuất ít phức tạp hơn khi kỹ thuật hoàn hảo. Công nghệ True QD cũng có thể tạo ra màn hình với mật độ điểm ảnh lên tới 1.000 pixel trên mỗi inch.
Tuy nhiên, thời gian đáp hồi của màn hình QD gần giống với màn hình LED hơn, vì vậy màn hình lai có khả năng có thời gian phản hồi nhanh hơn, tương tự màn hình OLED.
Hình vẽ minh họa một pixel được kết hợp giữa OLED và QLED.
Vậy màn hình lai sẽ xuất hiện khi nào?
Trong khi TV QLED đã xuất hiện trên thị trường, màn hình True QD mới chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm. Apple đã nhận ra tiềm năng phát triển của công nghệ này và đang tiến hành phát triển nó.
Bằng sáng chế của Apple đề cập đến thách thức của việc phát triển màn hình lai và cách sản xuất chúng. Tuy nhiên, bằng sáng chế không tiết lộ khả năng sử dụng của loại màn hình này.
Vẫn chưa rõ khi nào màn hình kết hợp của Apple sẽ ra mắt. Tuy nhiên, điều này cho thấy Apple đang đặt cược vào tương lai với công nghệ này và đặt mục tiêu cải thiện thời gian đáp hồi trước khi loại màn hình mới này được ra mắt.
Công nghệ QLED trên TV thường có độ dày tương đối lớn, làm cho nó không phù hợp cho các màn hình nhỏ như trên điện thoại thông minh. True QD dự kiến sẽ mỏng hơn đáng kể so với QLED và OLED. Khi tích hợp một cách hợp lý, cả hai công nghệ này có thể khắc phục nhược điểm của nhau.
Tham khảo từ Apple Insider