Ngày nay, cụm từ “Tư duy phản biện” đang ngày càng được nhiều người quan tâm. Không chỉ phục vụ trong giao tiếp và công việc hàng ngày, “Tư duy phản biện” còn là một công cụ hữu hiệu để cải thiện band điểm cho IELTS Writing Task 2. Bài viết này cung cấp khái niệm cơ bản về “Tư duy phản biện”, đồng thời chỉ ra từng bước thực hiện quá trình tư duy này khi tiếp cận các dạng bài trong IELTS Writing Task 2.
What is Critical Thinking?
Defining 'Critical Thinking'
Tư duy phản biện là khả năng tư duy phân tích và đánh giá một cách rõ ràng, hợp lý về vấn đề cụ thể để làm sáng tỏ và chứng minh tính đúng đắn của vấn đề đó. Trên thực tế, tư duy phản biện được dùng để đánh giá độ tin cậy của các thông tin như tin tức, quan điểm hoặc góc nhìn. Cụ thể, khi sử dụng thành thạo kỹ năng tư duy phản biện, một người có thể:
Hiểu được mối liên hệ giữa các ý tưởng.
Xác định được mức độ quan trọng và sự liên quan của luận điểm.
Chỉ ra được những lỗi sai trong cách lập luận.
Tiếp cận vấn đề một cách mạch lạc và có hệ thống.
Nhận định về tính đúng đắn của các giả định, niềm tin và giá trị cá nhân.
Để luyện tập tư duy phản biện, người đọc cần có khả năng quan sát, tham khảo, chiêm nghiệm, đánh giá, phân tích và giải quyết vấn đề. Khi tiếp cận một vấn đề mới, người đọc có thể dựa vào những câu hỏi sau để phân tích và đánh giá:
Who: Ai là người đưa ra nhận định?
What: Nhận định được đưa ra có ý nghĩa gì?
Where: Ở ngữ cảnh nào góc nhìn đó được thể hiện?
When: Trong khoảng thời gian nào nhận định được đưa ra? Nhận định có liên quan đến sự kiện cụ thể nào không?
Why: Tại sao nhận định đó lại được thể hiện? Có lý do nào đằng sau quan điểm đó?
How: Luận điểm được đưa ra như thế nào?
Ngoài ra, tùy vào vấn đề cụ thể mà người đọc có thể đặt ra thêm nhiều câu hỏi liên quan để tiếp cận và đánh giá tính đúng đắn của vấn đề một cách khách quan nhất.
Why is 'Critical Thinking' Necessary in IELTS Writing Task 2?
Task response
Task achievement: Đánh giá liệu người viết có đề cập đến đúng trọng tâm vấn đề và yêu cầu cần thiết trong bài luận hay không.
Coherence and cohesion
: Đánh giá mức độ rõ ràng, hợp lý trong bố cục và cách liên kết các ý tưởng xuyên suốt bài luận.
Lexical resource: Đánh giá sự đa dạng trong từ vựng có liên quan đến chủ đề mà người viết dùng trong bài luận.
Grammatical Range and Accuracy: Đánh giá tính chính xác về các cấu trúc ngữ pháp và chính tả trong bài luận.
Trong đó, các tiêu chí về nội dung (Task response, Coherence and cohesion) đòi hỏi người viết cần có tư duy phản biện để phân tích đúng vấn đề và sắp xếp các lý lẽ theo trình tự hợp lý. Nhìn chung, các bước thực hiện quá trình tư duy phản biện để làm một bài IELTS Writing Task 2 như sau:
Ở bước này, người viết cần đọc kỹ đề và xác định chủ đề trọng tâm trong đề bài.
Bước 2. Phân tích vấn đề
Dựa vào vấn đề chính đã xác định trong bước 1, người viết cần đưa ra các luận điểm tương ứng cho ý kiến được nêu. Những luận điểm đó có thể là luận điểm ủng hộ hoặc phản đối quan điểm của đề bài
Bước 3. Đánh giá luận điểm
Sau khi đã hình dung các luận điểm có liên quan, người viết cần đánh giá tính thuyết phục của mỗi luận điểm để lựa chọn những lý lẽ thuyết phục nhất đưa vào bài viết. Bước này sẽ phục vụ trực tiếp cho việc cải thiện band điểm của tiêu chí “Task response”.
Bước 4. Trình bày luận điểm
Đây là bước cuối cùng trong quá trình tư duy, cũng là lúc người viết có thể bắt đầu viết bài luận của mình. Dựa vào những luận điểm đã được chọn lọc ở bước 3, người viết cần sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý, sao cho người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được mạch ý của bài, cũng như mạch tư duy của người viết. Bước này sẽ phục vụ trực tiếp cho việc cải thiện band điểm của tiêu chí “Coherence and cohesion”.
Applying Critical Thinking to Analyze the Topic, Select Arguments, and Outline in IELTS Writing Task 2
Positive and Negative Aspects
Step 1. Identifying the Issue
Vấn đề chính: Dân số già và trẻ của một số quốc gia trên thế giới.
Dạng bài: Positive and Negative.
Step 2. Analyzing the Issue
Vì đề bài yêu cầu người viết xác đánh giá về ích lợi và hạn chế của vấn đề, nên việc đầu tiên người viết cần làm là chỉ ra được 2 mặt của vấn đề về dân số được nêu. Vì mọi vấn đề đều có 2 mặt, nên người đọc có thể dựa vào kiến thức cá nhân về xã hội để phân tích vấn đề.
Trong trường hợp người viết xác định việc một quốc gia dân số trẻ là có lợi cho sự phát triển của quốc gia đó, người viết cũng nên nêu những bất cập của vấn đề ở Body 1, rồi trong Body 2 sẽ bao gồm các luận điểm về mặt tích cực. Cụ thể như sau:
Body 1. Việc một quốc gia có dân số trẻ có thể gây ra nhiều bất lợi về mặt kinh tế và xã hội.
Lực lượng lao động trẻ thiếu kinh nghiệm thực tế về chuyên môn.
Người trẻ chưa có khả năng đối phó với những áp lực nơi công sở do thiếu kỹ năng sống.
Body 2. Việc một quốc gia có dân số trẻ sẽ mang lại nhiều thuận lợi để quốc gia đó phát triển.
Người trẻ năng động, có khả năng học hỏi và tiếp thu nhanh hơn những người lớn tuổi.
Nhật Bản là một ví dụ điển hình, vì ở thời kỳ dân số trẻ, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh hơn hẳn so với các quốc gia ở vùng lân cận. Sự già hóa dân số mới là vấn đề đáng lo ngại với quốc gia này.
Step 3. Evaluating Arguments
Ngoài các luận điểm đã được nêu ở bước 2, người viết có thể suy nghĩ thêm một vài luận điểm khác dựa vào chiêm nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành bước 3, người viết chỉ nên giữ lại 2 luận điểm để minh họa cho mỗi mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề.
Step 4. Presenting Arguments
Sau khi đã chọn được những luận điểm thuyết phục, người viết cần triển khai theo trình tự hợp lý. Đối với đề bài trên, người viết có thể tham khảo bài mẫu sau để cân nhắc về bố cục khi viết bài:
In some nations, the number of young adults has surpassed that of senior citizens in the recent years. Although there are several drawbacks which may derive from this situation, I still believe that the merits are greater.
As the population of some nations has become younger, a number of disadvantages may occur in terms of economic and societal aspects. In a working place, the decrease in older staff means that there are more inexperienced workers which leads to uncertainty in the management system. For example, young chief executive officers find it hard to manage a company effectively because they do not have sufficient psychological knowledge as well as interpersonal skills. Furthermore, youngsters need more time to enable themselves to build their confidence and cope with stress in the hectic life. Otherwise, the risk of conflicts in working places or daily activities can be higher than that of the older.
Nevertheless, it is also obvious that the younger the citizens are, the faster the nation develops. A typical example is that when Japan was considered to be the young-population nation in the last decade, its development pace surpassed its neighbor countries, while it has slowed down recently and it is predicted that the economy there will hardly accelerate in the next ten years because of the higher average age. Moreover, the young generation is flexible, dynamic, creative and adaptable. As a consequence, more invention and innovation can be put into practice so as to enhance the living quality and boost the wealth of some specific nations.
In conclusion, although having a relatively large number of youngsters in one country has its pros and cons, I believe that the one with a high average age develops in a traditional way is good, but another with younger age on average is still better.
(300 words)
Persuasive essay
Step 1. Identifying the Issue
Vấn đề chính: Về giao thông công cộng, cụ thể là nhận định chính phủ nên chi tiền vào cải thiện đường sắt hơn những tuyến đường nhựa.
Dạng bài: Opinion essay.
Step 2. Analyzing the Issue
Ở dạng bài Opinion essay, người viết được yêu cầu thể hiện rõ quan điểm cá nhân về vấn đề được nêu (tán thành, không tán thành, 50-50). Vậy nên, việc người viết cần làm đó là nêu ra lý do dẫn đến quan điểm cá nhân một cách rõ ràng, hợp lý. Ở bài này, nếu phân tích theo quan điểm hoàn toàn tán thành, cả 2 phần Body cần lần lượt thể hiện các luận điểm nói về ích lợi của việc đầu tư đường sắt bởi chính phủ. Một số dẫn chứng tham khảo như sau:
Body 1. Lợi ích của cá nhân khi sử dụng đường sắt:
Chi phí rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng người lao động và học sinh, sinh viên.
Ví dụ điển hình là Nhật Bản, nơi đường sắt được phát triển, người dân được khuyến khích dùng tàu điện để việc đi lại thuận tiện hơn.
Giảm rủi ro bị bắt cóc ở trẻ em nhỏ.
Giảm rủi ro tai nạn giao thông so với việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
Body 2. Phát triển đường sắt cho giao thông giúp cải thiện môi trường:
Vấn đề về chất lượng không khí đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Giảm lượng khí thải từ các phương tiện giao thông cá nhân sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí.
Nhiều người dân nên được khuyến khích sử dụng tàu lửa hoặc tàu điện giúp bảo vệ môi trường.
Step 3. Evaluating Arguments
Ngoài các luận điểm đã được nêu ở bước 2, người viết có thể suy nghĩ thêm một vài luận điểm khác dựa vào chiêm nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành bước 3, người viết chỉ nên giữ lại các luận điểm điển hình để minh họa cho mỗi đoạn trong phần Body.
Step 4. Presenting Arguments
Sau khi đã chọn được những luận điểm thuyết phục, người viết cần triển khai theo trình tự hợp lý. Đối với đề bài trên, người viết có thể tham khảo bài mẫu sau để cân nhắc về bố cục khi viết bài:
In contemporary society, there are various kinds of transportation which play a crucial role in our daily life. To enhance this system, an idea has been proposed that governmental organizations should invest more money in railways rather than normal roads. Personally, I strongly agree with this point of view because of several benefits it may bring as follows.
From an individual perspective, this recommendation is suitable for people from all walks of life because it is reasonably-priced and safe. This public transport system can also lower the rate of accidents and social maladies such as kidnap rather than automobile so that it is also reliable for young children. For example, it costs a fortune to buy a personal car and few people can afford it. Therefore, Japanese government has provided subways at reasonable cost, with the purpose of making the traveling more convenient and safer for their citizens.
On the environmental level, railways are believed to help reduce daily emission. As the number of personal transports has been increasing rapidly, the amount of carbon dioxide released from these engines nowadays is higher than ever before. To deal with this serious problem, every single individual should use this kind of public transport instead of their own cars or bikes. Constructing more railways is the appropriate solution and should be carried out as soon as possible.
In conclusion, the opinion that governments should change the shift of their spending from roads to railways is worth supporting as it upgrades the quality of commuting among residents. Also, since environmental issues are at an alarming level, this idea needs to be brought into reality immediately before it is too late.
(276 words)
Debate essay
Many governments think that economic progress is their most important goal. Some people, however, think that other types of progress are equally important for a country.
Discuss both views and give your own opinion.
(Test 4, Cambridge IELTS 11)
Step 1. Identifying the Issue
Vấn đề chính: Sự phát triển của đất nước. Cụ thể, nhận định cho rằng phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng nhất của một quốc gia.
Dạng bài: Discussion essay
Step 2. Analyzing the Issue
Với dạng bài Discussion essay, người viết cần xác định được 2 mệnh đề chính, tương ứng với 2 luận điểm cần phân tích ở Body 1 và Body 2. Cụ thể, 2 mệnh đề trong đề này như sau:
Body 1 (Mệnh đề 1): Phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng nhất của một quốc gia.
Nước Mỹ là quốc gia ưu tiên số 1 về phát triển kinh tế, có thể lấy làm ví dụ cho body 1.
Kinh tế là cột sống của quốc gia. Nếu kinh tế vững thì quốc gia sẽ có đủ ngân sách để cải thiện các vấn đề xã hội khác.
Body 2 (Mệnh đề 2): Những mục tiêu phát triển khác đều quan trọng như nhau trong việc xây dựng đất nước.
Phần Lan là một nước không xếp thứ hạng cao về kinh tế nhưng mức độ hạnh phúc của người dân thuộc top thế giới → Chất lượng cuộc sống tinh thần cũng cần được quan tâm.
Các mục tiêu khác, ví dụ như môi trường, y tế và giáo dục, nên được phát triển song song với mục tiêu kinh tế để giảm tỷ lệ tội phạm và đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
Step 3. Evaluating Arguments
Ngoài các luận điểm đã được nêu ở bước 2, người viết có thể suy nghĩ thêm một vài luận điểm khác dựa vào chiêm nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành bước 3, người viết chỉ nên giữ lại các luận điểm điển hình để minh họa cho mỗi đoạn trong phần Body.
Step 4. Presenting Arguments
Sau khi đã chọn được những luận điểm thuyết phục, người viết cần triển khai theo trình tự hợp lý. Đối với đề bài trên, người viết có thể tham khảo bài mẫu sau để cân nhắc về bố cục khi viết bài:
In this industrialized age, the leaders of all nations are making a great effort to make their territories thrive rapidly. A large proportion of governmental establishments focus on developing their economic targets as the most fundamental business, while the others divide their budget equally to deal with all issues related to human beings. The aim of this essay is to discuss both these perspectives and to support the latter idea as it is similar to my point of view.
The argument for prioritizing economic goals suggests that the standard to evaluate the wealth of a country depends on its financial condition. For example, it is obvious that the USA is the most thriving nation thanks to the highest average income per person and plenty of appropriate economic policies. Another instance which braces this opinion is that with an abundant national budget, it is more convenient to invest money in other aspects such as healthcare and education to upgrade the living quality for citizens.
Nevertheless, numerous politicians have contended that there exist other vital factors contributing to a nation's progress that should not be overshadowed by economic objectives but require equitable investment. Using Finland as an exemplary case, it is indisputable that the government there allocates resources to every facet, including environmental initiatives, healthcare, and education, which directly impact the Finnish populace. Additionally, the sustainability index of this region surpasses that of any other part of the world. Instances of social maladies like terrorism or arms trafficking are scarce. Consequently, inhabitants experience a tranquil and comfortable lifestyle.
In conclusion, I am inclined towards the second viewpoint advocating for balanced investment across diverse sectors. Therefore, I firmly assert that a national leader should endeavor to enrich their territory in a comprehensive manner rather than prioritizing one national concern over others.
(301 words)