Nhiều người học dẫu biết tầm quan trọng của những ngày ôn cận thi nhưng không biết làm cách nào để tận dụng một tháng cuối trước khi kì thi đến. Bài viết này xoay quanh mục tiêu để đạt được 6.0 của người học và phương pháp ôn tập có chủ đích để giúp người học đạt được mục tiêu này.
Key takeways: |
---|
|
The importance of the last month before the exam
Củng cố kiến thức: Tháng ôn luyện cuối cùng giúp củng cố kiến thức đã tích lũy và kỹ năng làm bài. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý Giáo dục (Journal of Educational Psychology) , việc lặp lại cách quãng và thực hành có chủ ý trong những tuần trước kỳ thi có thể cải thiện khả năng ghi nhớ và nhớ lại thông tin một cách tốt hơn.
Xác định điểm yếu: Luyện tập trong tháng cuối cùng trước kỳ thi có thể giúp người học xác định điểm yếu của mình và tập trung nỗ lực khắc phục chúng. Điều này có thể giúp cải thiện điểm tổng thể trong kỳ thi.
Xây dựng kỹ năng làm bài kiểm tra: Luyện tập trong tháng cuối cùng cũng có thể giúp người học xây dựng kỹ năng làm bài kiểm tra của họ, chẳng hạn như việc quản lý thời gian, chiến lược và tư duy phản biện.
Applying “Deliberate practice” to preparing for IELTS Writing in the last month:
Theo như một nghiên cứu có tên “ Ảnh hưởng của việc luyện tập có chủ đích và những kiến thức tích lũy lên kết quả học tập” của Helen Wong và cộng sự, việc luyện tập có chủ đích có một ảnh hưởng tích cực lên sự cải thiện về hiệu suất và kết quả học tập của người học. Hơn nữa, góp phần vào việc cải thiện thành tích học tập của học sinh là các hoạt động học tập có cấu trúc, thực hành tự điều chỉnh, phản hồi và hướng dẫn liên tục, cũng như việc được luyện tập trong môi trường học tập phù hợp.
Vậy thì đối với IELTS Writing, việc luyện tập có chủ đích nhắm đến việc đạt được mục tiêu 6.0 là hoàn toàn có cơ sở vì như phân tích ở trên, nếu người học có thể áp dụng thành công chiến lược ôn tập này trong một tháng cuối trước kì thi thì những kiến thức đã được tích lũy sẽ được củng cố và việc luyện tập tập trung vào điểm yếu sẽ giúp người học nâng cao kỹ năng viết một cách dễ dàng hơn.
Để thấy được sự tiến bộ rõ ràng trong một tháng cuối đối với kỹ năng viết, chiến lược ôn tập cần phải bảo đảm những yếu tố quan trọng hình thành nên việc luyện tập có chủ đích :
Xác định điểm yếu cần cải thiện: việc luyện tập có chủ đích tập trung vào cải thiện những lỗi sai trong kỹ năng viết mà chính cá nhân người học hay mắc phải ( sử dụng từ đồng nghĩa để paraphrase chưa hiệu quả, không biết cách triển khai ý tưởng sao cho chặt chẽ, chưa quản lý tốt được thời gian khi viết,...)
Xác định mục tiêu: mục đích to đối với người học là overall 6.0 cho kỹ năng viết, nhưng để đạt được mục tiêu to cần phải hoàn thành mục tiêu nhỏ ( ở đây chính là việc cải thiện những điểm yếu đã xác định ở trên). Ví dụ, ở band điểm này, người học gặp vấn đề về việc triển khai ý tưởng, mặc dù đã đưa ra được quan điểm những những ý tưởng triển khai đôi khi còn rời rạc hoặc chưa liên quan.
Luyện tập cụ thể có sự lặp lại: thay vì cứ cố gắng nhồi nhét làm càng nhiều đề writing càng tốt, điểm yếu sẽ dễ dàng được khắc phục hơn nếu người học chỉ tập trung luyện tập đúng dạng. Cũng từ ví dụ trên, người học nên tập trung luyện tập triển khai ý tưởng cho đoạn văn 1- 2 ý tưởng để trau dồi kiến thức xã hội liên quan đến chủ đề và củng cố lập luận chặt chẽ nhờ vào việc tập trung duy nhất vào việc phát triển ý tưởng đó. Quan trọng hơn, việc lặp đi lặp lại một dạng/ phần đó sẽ giúp người học dễ dàng trở nên thuần thục và khắc phục vấn đề.
Analysis of the components to revise for the Writing test for students aiming for 6.0:
Để đạt được 6.0 cho kỹ năng viết, người học cần phải đạt được các tiêu chí sau đây:
(Phân tích cụ thể từ IELTS band descriptor public version)
Task 1 of IELTS Writing
Task achievement: trả lời được yêu cầu đề bài, trình bày được overview tương đối rõ ràng, đưa ra được các đặc điểm chính nhưng các chi tiết còn chưa liên quan, không
phù hợp hoặc không chính xác.
Coherence and cohesion: Về sự mạch lạc, thí sinh sắp xếp thông tin một cách khá hợp lý, chia bố cục khá rõ ràng, dùng các từ nối một cách hiệu quả, tuy nhiên mạch liên kết bên trong
và/hoặc ở giữa các câu văn vẫn còn một chút vấn đề hoặc máy móc,
có sử dụng được từ thay thế nhưng không phải lúc nào cũng mang lại sự
hiệu quả và rõ ràng.
Lexical resource: Thí sinh có vốn từ vựng đủ để trả lời được yêu cầu đề bài, tuy có thể mắc một số lỗi dùng
từ nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến việc truyền tải nội dung. Có cố gắng sử dụng một số những từ ít phổ biến (less common vocab) nhưng vẫn còn chưa chính xác.
Grammatical range and accuracy: có thể dùng cả câu đơn và câu phức, thường những câu phức được dùng thiếu sự linh hoạt. Toàn bài có thể mắc từ 10- 20 lỗi lớn hoặc nhỏ (bao gồm cả dấu chấm phẩy) nhưng các lỗi này hiếm khi gây ảnh hưởng đến việc đọc hiểu cả câu.
Task 2 of IELTS Writing
Task response: trả lời đầy đủ các phần trong đề bài mặc dù có một số phần được đề cập nhiều hơn các phần còn lại. Người viết có đưa ra được luận điểm nhưng việc phát triển ý chưa được phát triển tốt vẫn chưa cụ thể, đôi khi bị tối nghĩa.
Ví dụ: Người viết đưa ra quan điểm đồng ý với việc đọc sách sẽ góp phần cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và trí tuệ về cảm xúc của trẻ em. Người viết phân tích rất kỹ ngôn ngữ sẽ được phát triển như thế nào nếu trẻ em đọc sách thường xuyên nhưng vấn đề đọc sách có lợi cho trí tuệ cảm xúc của trẻ em thì chưa đưa ra lập luận rõ ràng để chứng minh quan điểm đó, có thể là do những ý tưởng được đưa ra chưa liên quan/ chưa đủ sức thuyết phục.
Coherence and cohesion: Về sự mạch lạc, người viết có sắp xếp thông tin và ý tưởng một
cách tương đối mạch lạc và đã có
sự diễn tiến trong nội dung khi nhìn
vào tổng thể bài. Tuy vậy thì khi đi
nhìn chi tiết mỗi đoạn thì vẫn còn
sự mơ hồ hay thiếu mạch lạc. Về sự liên kết, dùng các từ nối một cách hiệu quả, có sử dụng được từ thay thế. Tuy nhiên mạch liên kết bên trong và/hoặc ở giữa các câu văn vẫn còn một chút vấn đề nhỏ hoặc máy móc (Có thể có một vài thông tin nên ở thân bài 1 thì lại bị đưa xuống thân bài 2, hay nhìn chưa ra được trọng tâm của đoạn là ở đâu).
Lexical resource: Người viết có vốn từ vựng đủ để trả lời được yêu cầu đề bài, tuy có thể mắc một số lỗi dùng từ nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến việc truyền tải nội dung. Sự linh hoạt trong cách dùng từ dễ thấy hơn, tuy chưa xuyên suốt, vẫn còn sai ngữ cảnh.
Grammatical range and accuracy: có thể dùng cả câu đơn và câu phức, thường những câu phức được dùng thiếu sự linh hoạt. Toàn bài có thể mắc từ 10- 20 lỗi lớn hoặc nhỏ (bao gồm cả dấu chấm phẩy) nhưng các lỗi này hiếm khi gây ảnh hưởng đến việc đọc hiểu cả câu.
Suggestions on how to apply purposeful practice to exam preparation in the final month
Dưới đây là gợi ý về những vấn đề người học ở trình độ viết này có thể mắc phải và cách khắc phục.
Step 1: Recognize /consider the issues/ weaknesses while doing the tasks
Đối với tiêu chí task response/ task achievement: Có thể thấy, sự khác biệt rất rõ giữa band 5 và band 6 ở tiêu chí này là những khía cạnh của đề bài có được trả lời đầy đủ hay không. Người ở band 5 chỉ trả lời được một phần câu hỏi, nhưng người ở band 6 đã đề cập tất cả trong đề bài. Vậy thì khi tiếp cận với một đề nào đó, người viết cần dành thời gian (tầm 5 phút) gạch dưới hết tất cả những yếu tố cần phải được thảo luận trong đề bài.
Đối với task 1 thì cần phải xem xét có bao nhiêu thông tin nổi bật, chính trọng cần phải được đề cập và so sánh trong bài viết, cũng như thông tin nào quan trọng cần phải được đưa vào overview.
Ví dụ: The chart below shows the results of a survey about people’s coffee and tea buying and drinking habits in five Australian cities.
Summaries the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.Write at least 150 words.
Tác giả gợi ý cách note ý tưởng:
Ý chính đưa vào overview: Mọi người đến quán cà phê để uống cà phê hoặc trà - phổ biến nhất, ngoại trừ Adelaide, tỷ lệ người mua cà phê hòa tan > cà phê tươi ở tất cả các thành phố.
So sánh: Sydney - Melbourne (body 1), 3 thành phố còn lại (body 2)
Những con số nổi bật: body 1 (61 -63, hơn 45, 43- 44 ), body 2 (51- 49, 53- 50, 34 - 38)
Đối với task 2 thì cần phải xem xét kỹ đề bài yêu cầu gì, có bao nhiêu khía cạnh cần được bàn luận bằng cách gạch chân, khoanh tròn khi vừa đọc đề và lập dàn ý trước khi viết bài
Ví dụ: Childhood obesity is becoming a serious problem in many countries. Explain the main causes of this problem, and suggest some possible solutions.
Khi gạch chân những từ khóa quan trọng như trên, người học biết mình sẽ phải luôn chú tâm khai thác 2 khía cạnh là nguyên nhân và giải pháp của vấn đề việc tăng cân ở trẻ em. Từ đó, người học dễ dàng lập và lên ý tưởng hơn.
Đối với tiêu chí coherence and cohesion: vấn đề dễ dàng nhận thấy và gần như rất phổ biến ở band điểm 6 so với band 5 là việc triển khai, sắp xếp ý tưởng để tạo nên độ diễn tiến trong đoạn văn. Vậy thì để tránh lỗi sai này và biến nó thành điểm nổi bật trong band 6, người học cần tập trung giải quyết vấn đề này.
Đối với task 1: việc lập dàn ý như ở trên gợi ý đã quyết định phần nhiều cách những thông tin sẽ được so sánh và sắp xếp trong đoạn. Nếu người học làm tốt bước này, mạch bài viết sẽ rất dễ dàng để theo dõi mà không bị đột ngột do đưa thông tin này rồi lại nhảy qua phân tích số liệu khác mà hai ý không có sự liên quan.
Đối với task 2: việc áp dụng cấu trúc P.I.E sẽ giúp rất nhiều trong việc tạo nên sự phát triển và diễn tiến của bài viết, vì các thông tin trong đó đã được sắp xếp một cách hợp lí hơn.
Đối với tiêu chí Lexical resource: ở band 6, người học được kỳ vọng là sẽ có một số lượng từ vựng đủ để trả lời đề bài, nhưng band 5 thường có vốn từ hẹp hơn, ít đáp ứng trong việc diễn tả ý tưởng cho chủ đề. Thế nhưng, có đủ từ vựng cho các chủ đề đa dạng khác nhau là một vấn đề lớn đối với nhiều người.
Đối với task 1: những từ vựng dùng để diễn tả con số hay so sánh là rất quan trọng, nếu chỉ học thuộc đơn thuần mà không áp dụng đúng ngữ cảnh còn có thể gây cản trở cho việc đạt được band điểm như mong muốn. Tác giả gợi ý một đầu sách rất hay và hiệu quả để giúp người đọc tích lũy kỹ năng này, trong sách chia rõ từng chương theo từng dạng và có bài tập áp dụng ngay liền với những ngôn ngữ mới được giới thiệu.
Đối với task 2: người học có thể được cung cấp một số lượng lớn từ vựng sử dụng được cho bài viết từ những chủ đề khác nhau ( hầu hết những chủ đề được thảo luận trong sách này là những chủ đề phổ biến trong IELTS writing), người học có thể áp dụng được từ theo đúng ngữ cảnh với các bài luyện tập có đáp án.
→ Từ vựng cho cả hai task của writing được phân tích ở trên đều có trong cuốn sách IELTS Advantage Writing Skills của tác giả Lewis Richards.
Đối với tiêu chí grammatical range and accuracy: ở band 6, người học cần kiểm soát được cách họ tạo ra câu dơn và câu phức để tạo nên sự khác biệt với band 5 nhưng không phải ai cũng làm tốt điều đó. Những lỗi sai phổ biến ở phần grammar có thể là sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ trong các mệnh đề phụ thuộc, khi người học cố gắng dùng câu phức thì những lỗi sai tương tự có thể xảy ra.
Đối với cả hai task, nếu trong trường hợp người học muốn biết rõ những cấu trúc grammar nào sẽ thường được sử dụng trong IELTS và cách sử dụng hiệu quả, sách Cambridge Grammar for IELTS là một lựa chọn tốt vì sách sẽ đưa ra những cấu trúc phù hợp từ cơ bản đến nâng cao.
Trong trường hợp người học muốn kiểm tra lỗi ngữ pháp trong bài viết của mình, những công cụ online như: https://www.grammarly.com/grammar-check hoặc https://quillbot.com/grammar-check cũng giúp người học tiết kiệm thời gian khá nhiều. Tuy nhiên, nó chỉ hiệu quả khi người học ghi nhận lại những lỗi sai được hiển thị và tìm hiểu luyện tập thêm về điểm ngữ pháp đó.
Step 2: Practice repeating specific identified issues
Việc cứ cố gắng nhồi nhét những từ vựng hay làm càng nhiều đề càng tốt mà không tập trung chính vào giải quyết vấn đề thì sẽ không mang đến hiệu quả cao. Một tháng cuối là thời gian vàng để khắc phục những vấn đề còn tồn đọng trong quá trình ôn thi.
***Lưu ý: mỗi người học sẽ có những vấn đề khác nhau, không phải học viên nào ở trình độ này cũng sẽ gặp khó khăn trong 4 tiêu chí như đã phân tích. Vậy nên, người học chỉ cần xác định đúng vấn đề và luyện tập lặp lại trên đúng dạng đó để cải thiện band điểm.
Conclusion
References:
Ericsson, K. A., et al. “The function of purposeful practice in the attainment of expert performance.” Psychological Review, vol. 100, no. 3, 1993, pp. 363-406.
“Purposeful Practice Exercises for Fundamental Skills.” Purposeful Practice for Psychotherapists, 2016, pp. 143-160.
“Just a Second...” ResearchGate | Find and Share Research, www.researchgate.net/publication/334457869_Effect_of_Purposeful_Practice_and_Previous_Knowledge_on_Academic_Performance.