Khi tham dự phần thi IELTS Speaking, một số thí sinh có xu hướng đưa ra các câu trả lời rất ngắn, đôi khi chỉ có bao gồm một từ, cụm từ hay một câu, chẳng hạn như ‘Yes’, ‘Not really’, hay ‘I am a student.’ Việc đưa ra các câu trả lời quá ngắn như các trường hợp nêu trên sẽ khiến giám khảo khó có thể đánh giá được trình độ sử dụng ngôn ngữ thật sự của thí sinh. Chính vì vậy, để mở rộng câu trả lời trong các phần thi IELTS Speaking, người học có thể mở rộng đáp án bằng việc suy nghĩ tới các câu hỏi bắt đầu với câu hỏi Wh-Questions vô cùng quen thuộc, chẳng hạn như What, Where, When, Why, Who,….
Với bài viết này, tác giả sẽ phân tích chức năng của từng loại câu hỏi Wh-Questions nói trên và phân tích ứng dụng của chúng trong việc triển khai ý tưởng của các phần thi IELTS Speaking.
Wh-Questions are often utilized to expand ideas in IELTS Speaking
Câu hỏi bắt đầu với Wh- | Mục đích | Ví dụ |
What | Tìm hiểu sâu hơn về các mặt của câu hỏi mà đề bài đưa ra |
|
When | Suy nghĩ sâu hơn về khoảng thời gian xảy ra sự kiện, hiện tượng. |
|
Where | Giúp người học mở rộng ý tưởng về địa điểm, nơi chốn của một sự kiện cụ thể |
|
Who | Mở rộng ý tượng về các đối tượng cùng tham gia hoạt động, các nhân vật liên quan đến sự kiện |
|
Why | Một trong các chữ Wh được sử dụng phổ biến, nhằm chỉ nguyên nhân của câu trả lời đưa ra. |
|
How | Liệt kê cách thức, trình tự xảy ra của một sự việc, hiện tương. |
|
Utilizing Wh-QUESTIONS in brainstorming ideas for IELTS Speaking
Speaking Part 1 and Part 3
Bài mẫu trong IELTS Speaking Part 1: Do you like to try new activities? (Dịch: Bạn có thích trải nghiệm hoạt động mới không?)
Nhận xét: Với câu hỏi trên, sau khi trả lời là ‘Yes, I do’. Người viết có thể brainstorm ý tưởng bằng cách đặt các câu hỏi WH-Questions như:
Wh-questions | Câu hỏi chi tiết | Ý tưởng |
What | What kind of new activities? (Hoạt động mới nào?) |
|
Why | Why do you want to try? (Tại sao muốn thử nghiệm?) |
|
When | When will you start? (Khi nào bắt đầu?) |
|
Who | Who will you do it with? (Thực hiện với ai?) |
|
Where | Where will you do it? (Thực hiện ở đâu?) |
|
Lưu ý: Đối với một câu hỏi IELTS Speaking Part 1 và Part 3, thí sinh không nhất thiết phải sử dụng tất cả các ý tưởng trong các dạng câu hỏi Wh-Questions. Người học có thể chọn lọc từ 2 đến 3 ý tưởng nêu trên, và từ đó sắp xếp để đưa ra câu trả lời phù hợp.
Speaking Part 2
Tương tự như IELTS Speaking Part 1, người học hoàn toàn có thể brainstorm ý tưởng dựa vào các câu hỏi Wh-questions trong phần 2 của bài thi nói. Một mẫu đề bài IELTS Speaking Part 2 được đưa ra như sau: Describe a website that is useful to you (Dịch: Hãy mô tả một website hữu ích với bạn)
Với đề bài trên, người học có thể sử dụng các dạng câu hỏi Wh-Questions để triển khai ý tưởng như:
Wh-questions | Câu hỏi chi tiết | Ý tưởng |
What | What is it? | Website called Ludwig |
When | When did you first know about this website? (Lần đầu tiên biết về website?) | college seniors recommended At first: quite hesitant due to the cost After that: think carefully, this website could assist future study and work |
How | How to use it? (Sử dụng như thế nào?) |
|
Why | Why is it useful? (Tại sao nó hữu dụng?) |
|
Lưu ý: Sau khi brainstorm ý tưởng trong IELTS Speaking Part 2, người học nên dành thời gian để sắp xếp các thông tin theo một trình tự nhất định, chẳng hạn như không gian hay thời gian, nhằm tạo lập một liên kết logic cho bài nói.
Một bài mẫu dựa trên nội dung brainstorm ở bảng phía trên có thể được trình bày như sau:
What: I would like to talk about a website called Ludwig, and my English has improved a lot thanks to this website.
When: Regarding how I first knew this amazing website, many college seniors told me that they usually use Ludwig to check their vocabulary and grammatical mistakes when writing their English thesis paper for graduation. At first, I was quite hesitant to use it because it would cost me about 4 dollars each month to be able to look up words unlimitedly. If we are not willing to pay that amount of money, we can just look up only 6 times a day in total. However, on second thoughts, I decided to pay the annual subscription fee because I think it would assist me a lot in my future study and work.
How: Regarding how to use this program, one can easily get access to Ludwig by simply typing Ludwig. guru into the Google search bar, and then it will lead you directly to the main webpage. As for me, I download the desktop app version into my computer to use when I cannot go online.
Why: There are many reasons why I love this app so much.
This platform provides a wide array of features aiding English learners in enhancing their precision, such as contextualizing sentences or comparing word frequencies, alongside translation and synonym discovery. Before Ludwig, I often made errors in selecting appropriate words and crafting concise sentences. However, through regular error checks on this platform, my essays typically achieve an A grade.
The resources offered by this platform are highly credible, drawing from esteemed publications like The Guardian, BBC, CNN, and The New York Times. Consequently, I place full confidence in it compared to some subpar online dictionaries available on app stores or Google Play.
In summary, Ludwig stands out as one of the most beneficial resources for my English learning journey, and I firmly believe it justifies every penny spent on my subscription.