Trước tình trạng những kênh tin tức hay mạng xã hội sử dụng hình ảnh từ trò chơi ArmA 3 để biến thành những thông tin giả mạo đánh lừa mọi người, hãng game cộng hòa Séc, Bohemia Interactive đã phải lên tiếng.
- Độ phân giải vô cùng thấp: Thậm chí những chiếc điện thoại cũ cũng có thể quay video ở độ phân giải HD. Video giả mạo thường mờ và nhòe, cố ý giảm độ phân giải để che giấu sự thật rằng chúng được quay từ trò chơi điện tử.
- Camera lắc lư: Để tăng phần kịch tính, video thường không thu trực tiếp từ game. Người làm video sẽ cầm điện thoại quay màn hình máy tính với trò chơi chạy ở độ phân giải thấp, lắc camera cố ý tạo hiệu ứng rung khi có hiện tượng nổ.
- Quay vào ban đêm: Hình ảnh từ game thường được làm tối để che giấu chi tiết thấp của môi trường ảo trong game.
- Thiếu âm thanh: Âm thanh trong game thường dễ phân biệt so với thực tế.
- Thiếu con người trong video: Dù game có thể mô phỏng vũ khí và xe quân sự chi tiết, nhưng việc mô phỏng cử động cơ thể con người vẫn khá khó, ngay cả trong những trò chơi điện tử mới và cao cấp nhất.
- Lộ giao diện game: Đôi khi giao diện game như lựa chọn vũ khí, đếm đạn, tình trạng xe cộ và tin nhắn game hiện rõ trong video, thường ở góc màn hình.
- Hiệu ứng không tự nhiên: Ngay cả trong những game hiện đại nhất, khó khăn trong việc mô phỏng tự nhiên hiệu ứng cháy nổ, khói và lửa, đặc biệt là khi chúng phải đối mặt với điều kiện môi trường khác nhau. Nếu khói xuất hiện rời rạc theo từng khối, đó có thể là video giả mạo.
- Xe, vũ khí và trang bị không hợp lý: Những người có kiến thức sâu về quân sự có thể nhận diện sự không hợp lý trong hình ảnh giả mạo mô tả cuộc chiến trong một khu vực. Một ví dụ là đoạn video giả mạo mô tả hệ thống phòng không C-RAM của Mỹ bắn hạ một chiếc máy bay A-10 cũng của Mỹ. Cũng có thể nhận ra lính đeo những phù hiệu và mặc trang phục ngụy trang không có thật ngoài đời.