Các nhà nghiên cứu đánh giá rằng loài rết khổng lồ này làm chết từ 2.109 đến 3.724 con chim mỗi năm.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng những con rết ăn thịt khổng lồ trên một hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương có thể tiêu thụ tới 3.700 con chim biển mỗi năm.

Bất chấp sự háu ăn kỳ dị của những con rết, các nhà khoa học vẫn đánh giá cao vai trò quan trọng của chúng trong việc khôi phục hệ sinh thái của hòn đảo sau sự can thiệp của con người.
Rết đảo Philip (Cormocephalus coynei) là những kẻ săn mồi hung dữ. Chúng có chiều dài gần 30 cm và được bao phủ bởi những tấm vỏ cứng như áo giáp. Để săn mồi hiệu quả nhất, chúng được trang bị một loại chất độc mạnh mẽ - điều mà chúng tiêm vào đầu của nạn nhân khi chúng không ngờ tới.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thú vị với chế độ ăn kiêng khủng khiếp của những con rết này. Bằng cách săn bắt và tiêu thụ hàng nghìn con chim petrel cánh đen mỗi năm, chúng đã chứng minh mình là loài săn mồi thống trị trên đảo Philip, nằm cách Australia 1.400 km về phía đông. Đồng thời, chúng đã trở thành một phần không thể thiếu của hệ sinh thái trong khu vực.
Các nhà nghiên cứu trên The Conversation ghi nhận rằng: 'Theo một cách nào đó, chúng đã thay thế vai trò sinh thái của các loài động vật có vú ăn thịt - mà không tồn tại trên đảo'.
Khi màn đêm buông xuống trên một hòn đảo xa xôi, từ hang ổ của mình, những con rết bắt đầu đi săn mồi. Hai chiếc râu như bộ ăng-ten nhạy cảm giúp chúng di chuyển qua các tầng rừng. Loài chim petrel cánh đen không xây tổ mà đào hang trên mặt đất, vì vậy con non của chúng chính là món ngon cho những kẻ săn mồi lắm chân.

Rết đi săn - hình ảnh: Luke Halpin
Đây là một cảnh tượng thực sự rùng rợn: thông thường, con rết sẽ cắn vào cổ chim non, tiêm chất độc vào đầu nó để gây tê liệt toàn thân rồi mới ăn thịt.
Bằng cách quan sát cách những con rết săn mồi và phân tích các mẫu mô lấy từ miệng của chúng cũng như trên phần còn lại của con mồi, các nhà nghiên cứu ước tính rằng loài thân đốt này sát hại từ 2.109 đến 3.724 con chim petrel non mỗi năm.

Theo các nhà khoa học, công trình nghiên cứu của họ là trường hợp đầu tiên được ghi nhận về đề tài rết săn chim biển. Tuy nhiên, lũ rết không chỉ săn những con chim biển – người ta đã thấy chúng ăn tắc kè, thằn lằn, dế và thậm chí cả những loài cá ăn xác thối.
Hóa ra, động vật có xương sống chiếm tới 48% khẩu phần ăn của những kẻ săn mồi hàng đầu này, trong khi chim non chỉ chiếm 8% mà thôi.
Mặc dù thực tế này khiến chúng ta phải nổi da gà, nhưng sự háu ăn của loài rết ở đây lại thực sự rất quan trọng đối với hệ sinh thái của hòn đảo.

Khi những chú chim báo bão săn mồi trên biển, đám rết đang tìm thức ăn trên cạn, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển chất dinh dưỡng từ một môi trường sang một môi trường khác. Điều này giúp thảm thực vật trên hòn đảo phục hồi và phát triển trở lại sau khi đã bị hủy hoại bởi con người.
Vào đầu thế kỷ 20, việc loại bỏ lợn và dê đã được thực hiện, và từ những năm 1980, việc loại bỏ cả thỏ cũng đã được tiến hành tại vườn quốc gia Đảo Norfolk gần đó. Điều này đã tạo điều kiện cho các quần thể chim biển và rết phục hồi, dẫn đến sự phát triển rực rỡ của hệ sinh thái trên đảo.