
Dự án đắt giá nhất thời chiến
Anh quốc và Hoa Kỳ là những đối thủ nặng ký về oanh tạc hạng nặng trong cuộc chiến. Dù Anh từng dẫn đầu thế giới về sản xuất oanh tạc cơ vào đầu cuộc chiến, thì sức mạnh công nghiệp của Mỹ đã khiến họ sớm bị lu mờ. Trong khi đó việc sản xuất oanh tạc cơ hạng nặng của Đức, Ý và Nhật lại khá mờ nhạt.

Thiết kế của Superfortress
B-29 nhanh chóng trở thành máy bay ném bom có khả năng mạnh nhất cuộc chiến. Nó cũng là oanh tạc cơ nặng nhất vào thời đó và có thể bay nhanh hơn, chở nhiều trọng tải hơn và đạt độ cao lớn hơn bất kỳ oanh tạc cơ nào khác cùng thời. Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ nhận xét: “B-29 là máy bay ném bom, điều khiển bằng cánh quạt, tinh vi nhất trong Thế chiến II và là oanh tạc cơ đầu tiên chứa phi hành đoàn trong các khoang được điều áp. Boeing đã lắp đặt hệ thống vũ khí, động cơ đẩy và hệ thống điện tử hàng không rất tiên tiến cho Superfortress”.




Nhiệm vụ chính của B-29: Nhật Bản
Các máy bay B-29 được sử dụng để ném bom Nhật Bản một cách có hệ thống trong giai đoạn sau của cuộc chiến Thái Bình Dương với đỉnh điểm là hai vụ thả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki. Chúng hoạt động từ các căn cứ ở Saipan (Guam) và Tinian thuộc quần đảo Mariana chiếm được trong chiến dịch 'nhảy đảo'. Đầu thập niên 1950, B-29 tiếp tục được sử dụng trong cuộc chiến Triều Tiên. Nhưng gió mạnh ở độ cao lớn khiến việc ném bom Nhật Bản khó chính xác, kể cả khi có sự hỗ trợ của máy tính. Với kết quả ném bom đáng thất vọng, Thiếu tướng Curtis E. LeMay đã ra lệnh cho các oanh tạc cơ từ bỏ những mục tiêu chiến thuật ở Nhật Bản. Thay vào đó, chúng bay thấp vào ban đêm, sử dụng bom lửa để thả xuống các thành phố của Nhật, tàn phá phần lớn cơ sở hạ tầng kinh tế và công nghiệp của nước này.
Các vai trò thời hậu chiến
Sau chiến tranh, Superfortress đã đảm nhận một loạt vai trò khác từ tiếp nhiên liệu trên không, trinh sát thời tiết, tìm kiếm cứu nạn cho đến tuần tra hàng hải. Năm 1948, khi đang thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bầu khí quyển, một chiếc B-29 đã bị rơi và chìm xuống hồ Mead ở miền Tây Hoa Kỳ. Sau đó, chúng được chuyển thành phi cơ vận chuyển Bell X-1 để thực hiện chuyến bay siêu thanh đầu tiên.
Hai máy bay B-29 được gọi là “Fifi” và “Doc”.
Hiện nay, có 2 chiếc B-29 mang tên “Fifi” và “Doc” vẫn hoạt động và du khách có thể mua vé để tham quan chúng trên không. B-29 là một biểu tượng của sức mạnh công nghiệp và sự đổi mới của Mỹ trong thế kỷ XX, đồng thời cũng là một lời nhắc về tàn phá của chiến tranh.
Theo [1], [2].