Những mẹ bầu thèm ăn trứng vịt lộn nhưng không biết liệu món ăn này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé
Trứng vịt lộn là nguồn dinh dưỡng phong phú và được nhiều người yêu thích. Liệu mẹ bầu có thể ăn món này không? Theo quan niệm cổ truyền, phụ nữ mang thai ăn trứng vịt lộn sẽ khiến con sinh ra có lông rậm. Cùng khám phá vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.
Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn là một nguồn dinh dưỡng đáng giá với giá thành rất phải chăng. Theo nghiên cứu, một quả trứng vịt lộn chứa: 188 Kcal, 13.6g protein, 12.4g lipid, 2mg sắt, 116mg canxi và 212g phốt pho.
Ngoài ra, trứng vịt lộn còn chứa lượng vitamin C và beta-carotene lớn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B2 và Vitamin B1 trong trứng vịt lộn hỗ trợ chuyển hóa năng lượng cho cơ thể hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trứng vịt lộn cũng chứa hàm lượng cholesterol cao hơn mức bình thường (khoảng 359mg). Điều này có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, và đường huyết cao.
Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộnBà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không?
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc ăn trứng vịt lộn có thể gây hại cho thai nhi trong bụng mẹ, cũng như khiến cho bé sinh ra có lông. Vì vậy, mẹ bầu có thể tiêu thụ trứng vịt lộn một cách hợp lý vì món này chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu vẫn có thể ăn trứng vịt lộn một cách hợp lýMẹ bầu ăn quá nhiều trứng vịt lộn có tốt không?
Mặc dù trứng vịt lộn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng việc mẹ bầu tiêu thụ quá mức có thể gây ra một số vấn đề như sau:
- Làm tăng hàm lượng cholesterol dư thừa trong máu, gây nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch, đái tháo đường,...
- Tiêu thụ quá nhiều trứng vịt lộn có thể dẫn đến việc thừa vitamin A, gây ra các vấn đề không tốt cho thai nhi như làm cho da trở nên vàng, bong tróc da, và ảnh hưởng đến việc hình thành xương.
Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu ăn trứng vịt lộn
Một số lưu ý mà các mẹ bầu cần biết khi ăn trứng vịt lộn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé như sau:
- Chỉ ăn 2 quả trứng vịt lộn trong một tuần, mỗi lần ăn cách nhau vài ngày.
- Tuyệt đối không ăn rau răm kèm theo món ăn vì loại rau này gây co bóp tử cung mạnh, tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
- Tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn khi mẹ bầu mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, tim mạch,...
- Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh tiêu thụ vào buổi tối vì trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao, có thể gây đầy hơi, khó tiêu.
- Không nên ăn trứng vịt lộn cùng với các gia vị nóng như ớt, tỏi,... vì có thể gây ợ nóng, đầy hơi cho mẹ bầu.
- Khi mang thai, các bà mẹ cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm.
- Khi chế biến trứng vịt lộn nên rửa sạch, chế biến chín kỹ.
- Khi ăn trứng vịt lộn thì không nên ăn cùng lúc với các thực phẩm giàu vitamin A.
Một số câu hỏi liên quan
Khi nào là thời điểm tốt nhất để mẹ bầu ăn trứng vịt lộn?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, buổi sáng là thời điểm tốt nhất để bổ sung trứng vịt lộn vào chế độ ăn của mẹ bầu. Có thể ăn trứng vịt lộn trong bữa ăn sáng hoặc ăn nhẹ vào giữa buổi sáng.
Nhiều mẹ tin rằng ăn trứng vịt lộn khi mang thai sẽ giúp sau sinh có chân dài, môi đỏ, da trắng và tóc mượt. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng nào cho điều đó.
Thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn là khi nào?Mẹ bầu nên bắt đầu ăn trứng vịt lộn từ khi nào?
Mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn trong suốt thời kỳ mang thai, nhưng không nên ăn quá nhiều trong cùng một lần.
Cụ thể, trong những tháng đầu của thai kỳ, chỉ nên ăn tối đa 2 quả trong 1 tuần, nhưng không nên ăn cùng một lúc.
Thường khi ăn trứng vịt lộn thì thường kèm theo rau răm. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì không nên ăn rau răm, vì loại rau này có thể làm co tử cung, gây nguy cơ sảy thai.
Thông tin trên là tóm tắt về việc phụ nữ mang thai có thể ăn trứng vịt lộn hay không. Hãy nhớ và chú ý một số điều khi ăn trứng vịt lộn để đảm bảo an toàn cho bé và cho bản thân nhé.
Nguồn: hellobacsi.com