1. Góc giải đáp: Có thai uống nước ngọt được không?
Các loại nước ngọt có gas hay nhiều người vẫn gọi là nước ngọt có thể mang lại những tác động xấu đối với sức khỏe của chúng ta và bà bầu hay thai nhi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng nên nhiều bà bầu vẫn đang tiêu thụ loại nước uống này.
Mẹ bầu nên tránh uống nước ngọt có gas
- Gây mệt mỏi cho mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Các sản phẩm nước ngọt có gas chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất làm ngọt nhân tạo, các loại hương liệu, chất bảo quản, nước bão hòa CO2 và một lượng caffein nhất định.
Khi sử dụng thường xuyên, các thành phần này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của mẹ bầu, gây hưng phấn, tăng nhịp tim, nhịp thở, thậm chí có thể gây hoa mắt, ù tai,… Do đó, mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi và lo lắng. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, nước ngọt có gas cũng chứa nhiều caffein, có thể kích thích niêm mạc dạ dày của mẹ bầu, tăng nguy cơ mệt mỏi, buồn nôn,...
CO2 trong nước ngọt có gas cũng chính là nguyên nhân gây chướng bụng, ợ hơi. Khi khí này vào dạ dày, nó tách khỏi nước và khi dạ dày co bóp sẽ đẩy khí CO2 ra ngoài gây ợ hơi. Mẹ bầu đã là nhóm người có nhiều nguy cơ về tiêu hóa. Nếu kết hợp với việc thường xuyên uống nước ngọt có gas, quá trình tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn.
Uống nhiều nước ngọt làm mẹ bầu mệt mỏi
- Tăng nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng ở mẹ bầu, không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi
Tiêu thụ nhiều nước ngọt cũng làm giảm khả năng hấp thụ sắt và kẽm của mẹ bầu, tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Nước ngọt có gas cũng có thể phá vỡ vitamin, gây thiếu vitamin B1 và gây mệt mỏi, ăn không ngon cho mẹ bầu.
Trong các loại nước ngọt có gas chứa Acid photphoric, có thể phản ứng với canxi, kẽm, magie, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng nguy cơ bài tiết canxi qua đường tiểu. Điều này gây cảm giác buồn tiểu nhanh hơn khi uống nước ngọt.
Tình trạng này kéo dài thường xuyên có thể khiến nhiều dưỡng chất bị đào thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn bình thường.
Nước ngọt có gas chỉ tạo năng lượng rỗng mà không cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Việc tiêu thụ nhiều nước ngọt có thể khiến các bà mẹ tăng cân nhưng vẫn thiếu dưỡng chất. Đồng thời, mẹ bầu sẽ nhanh no và không muốn ăn thêm thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất khác.
Uống nhiều nước ngọt có gas khi mang thai tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ.
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và tăng biến chứng thai kỳ
Phosphate trong nước ngọt có gas kết hợp với sắt khiến tạo ra những chất gây hại cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai. Bên cạnh đó, nước ngọt có gas cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp,…
Những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ uống nhiều nước ngọt có gas dễ mắc phải một số vấn đề sức khỏe, nhất là các bệnh về tim mạch, tình trạng thừa cân béo phì, bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
2. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai
Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể bổ sung một số thực phẩm lành mạnh dưới đây:
- Trái cây và rau củ quả: Đây là nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất và còn có tác dụng phòng ngừa nguy cơ táo bón.
- Thực phẩm giàu tinh bột chẳng hạn như ngũ cốc, khoai tây, khoai mỡ, gạo,… Ngoài cung cấp năng lượng, nhóm thực phẩm này cũng có chứa nhiều vitamin và chất xơ, giúp mẹ bầu có cảm giác no lâu hơn và đồng thời không cung cấp quá nhiều calo.
Mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây và rau củ
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu Protein như các loại thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và các loại đậu. Khi chế biến thịt gia cầm nên bỏ da, không nên ăn cá biển nhiều để tránh nhiễm độc thủy ngân, cần nấu chín kỹ trứng và không nên ăn trứng sống để tránh nhiễm khuẩn.
- Một số đồ ăn nhẹ lành mạnh trong thai kỳ có thể kể đến như khoai tây, bánh quy, sữa chua khoai tây,…
- Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn:
+ Nên rửa sạch trái cây và các loại rau củ quả. Đặc biệt phải rửa sạch bùn đất vì trong đất có thể chứa loại ký sinh trùng toxoplasma – gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
+ Trước khi chế biến thực phẩm cần vệ sinh tất cả các dụng cụ nấu ăn, rửa sạch tay, nhất là sau khi chuẩn bị các loại thực phẩm như thịt, động vật có vỏ và rau sống,… Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc này để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
+ Trong quá trình bảo quản thực phẩm cũng cần lưu ý: Thực phẩm sống và thực phẩm ăn liền cần phải bảo quản riêng biệt để tránh nguy cơ ô nhiễm.
+ Nên phân loại dao thớt thái thịt sống riêng và dao thớt thái thịt chín riêng.
+ Nên thực hiện nấu chín các loại thực phẩm như thịt, trứng và cá trước khi ăn.