1. Thai 9 tháng là bao nhiêu tuần? Khi nào thai đủ tháng?
Về câu hỏi “thai 9 tháng là bao nhiêu tuần”, các chuyên gia giải thích: Thai 9 tháng tương đương 39 tuần. Thai đủ ngày là 40 tuần tuổi (tính theo ngày dự sinh). Tuy nhiên, khi thai trên 38 tuần đã được coi là đủ trưởng thành và có thể sống độc lập khi ra khỏi bụng mẹ.
Thai đủ ngày là thai đạt 40 tuần tuổi
Theo chuyên gia, trẻ sinh đủ 9 tháng (khoảng 39 đến 41 tuần) sẽ ít gặp biến chứng. Trẻ sinh sớm hoặc muộn hơn khoảng thời gian này có nguy cơ sức khỏe cao hơn. Thời gian sinh nở của phụ nữ được phân loại như sau:
- Sinh non: Trường hợp sinh trước 37 tuần tuổi.
- Sinh sớm: Trường hợp sinh từ 37 đến 38 tuần.
- Sinh đủ tháng: Trẻ sinh từ tuần 39 đến 40.
- Sinh cuối kỳ: Là những trường hợp sinh ở tuần thai thứ 41.
- Sinh quá ngày: Là những trường hợp sinh từ 42 tuần trở lên.
Mỗi thai phụ có thời gian sinh nở khác nhau do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tâm lý, cơ địa hay tác động từ môi trường. Chị em không nên quá lo lắng, việc sinh sớm hoặc muộn trong khoảng 1-2 tuần là bình thường và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, con so thường sinh sớm hơn dự kiến từ 7 đến 10 ngày.
2. Sinh non có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ sinh non?
Trẻ sinh non và cực non (từ tuần thai 28 đến 32) cần được chăm sóc đặc biệt và nhiều trường hợp phải điều trị lâu dài. Sinh non có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng trẻ.
Trẻ sinh non đối mặt nhiều rủi ro sức khỏe
Một số rủi ro thường gặp ở trẻ sinh non bao gồm chậm phát triển, nhẹ cân, vàng da, vấn đề thị giác và thính giác, khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, khó khăn khi ngậm vú và bú mẹ,…
- Những phụ nữ có nguy cơ sinh non:
+ Phụ nữ mang đa thai, thai quá lớn, quá nhiều nước ối,… Những yếu tố này làm tử cung căng quá mức, khiến mẹ bầu dễ chuyển dạ sớm.
+ Các sản phụ có nguy cơ:
-
Những bất thường ở tử cung như u xơ tử cung, hở eo tử cung,…
-
Nhiễm trùng đường tiểu.
-
Bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường,…
-
Thừa cân, béo phì hoặc quá nhẹ cân khi mang thai.
-
Nhiễm trùng toàn thân dẫn đến sốt cao.
-
Phẫu thuật vùng bụng trong thai kỳ.
+ Những mẹ bầu có thói quen không khoa học cũng tăng nguy cơ sinh non, như không khám thai đều đặn, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng thuốc không theo chỉ định bác sĩ,…
3. Phương pháp phòng tránh nguy cơ sinh non
Để phòng tránh sinh non, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi mang thai: Khi có ý định mang thai, chị em cần lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe. Duy trì cân nặng hợp lý và bổ sung vitamin cần thiết. Tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá và đặc biệt không lạm dụng thuốc.
Khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn làm tăng nguy cơ sinh nonThường xuyên vận động và tập thể thao để tăng sức đề kháng. Loại bỏ căng thẳng, giữ tinh thần tích cực. Nếu mắc bệnh mạn tính, cần điều trị dứt điểm trước khi mang thai. Tiêm đầy đủ vắc xin để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi trong thai kỳ.
- Trong khi mang thai: Mẹ bầu cần ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc. Vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh. Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và liên hệ ngay nếu có vấn đề bất thường. Kiểm soát cân nặng, tăng cân hợp lý, tránh tăng cân quá nhiều.
- Sau khi sinh con, mẹ nên chờ ít nhất 18 tháng trước khi mang thai lần nữa. Khoảng cách giữa các lần mang thai càng ngắn thì nguy cơ sinh non càng cao. Với những mẹ trên 35 tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian mang thai tiếp theo.
4. Mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ
Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ xử lý kịp thời:
- Ra máu âm đạo ở giai đoạn cuối thai kỳ. Lượng máu ra càng nhiều, tình trạng càng nghiêm trọng.
- Rỉ nước ối hoặc ra ồ ạt: Nước ối có thể hơi nhớt, mùi tanh. Cần đến bệnh viện ngay lập tức trong trường hợp này.
- Đau bụng dưới hoặc đau bất thường ở tử cung, nghỉ ngơi khoảng một giờ mà không thuyên giảm: Đây có thể là dấu hiệu sinh sớm, đặc biệt ở thai phụ dưới 37 tuần, cần đưa đến viện ngay.
Mẹ bầu nên khám thai định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi
- Thai nhi ít hoặc không cử động.
- Mẹ bầu sốt trên 38 độ, ngất xỉu, khó thở, nôn mửa, đau đầu, rối loạn thị giác,… cần được đưa đến bệnh viện ngay để xử lý.
Dưới đây là một số thông tin giúp mẹ bầu hiểu rõ về “bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần” và các phương pháp giúp giảm nguy cơ sinh non. Lời khuyên dành cho thai phụ là nên thường xuyên thăm khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.