Bạch đàn cầu vồng (Eucalyptus deglupta) là một loài cây khổng lồ luôn xanh quanh năm.
Trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Philippines, New Guinea và Indonesia, tồn tại một loại cây gần như một tác phẩm nghệ thuật hơn là một loài cây. Bạch đàn cầu vồng (Eucalyptus deglupta) được đặt tên theo các sọc màu sặc sỡ trên thân cây, do cây rơi lớp vỏ mỏng trong suốt cuộc đời.
Bạch đàn deglupta thường được gọi là bạch đàn cầu vồng vì cách rụng vỏ độc đáo của nó. Khi lớp vỏ ngoài cùng bong ra, phần thân cây sẽ lộ ra màu xanh tươi, nhưng dần dần chuyển sang màu xanh lam, tím, cam và cuối cùng là màu nâu. Bạch đàn cầu vồng không rụng vỏ cùng lúc mà rụng từng phần trong suốt cả năm, tạo nên hiệu ứng cầu vồng rất đặc biệt.
Còn được biết đến với tên gọi 'kẹo cao su Mindanao' hoặc 'kẹo cao su cầu vồng', loài cây tuyệt đẹp này có nguồn gốc từ Philippines, Indonesia và Papua New Guinea. Đây là loài bạch đàn duy nhất thường sống trong rừng mưa - với phạm vi phân bố tự nhiên kéo dài đến bán cầu bắc - và là một trong bốn loài bạch đàn trong hơn 700 loài không xuất hiện ở Úc.
Lớp vỏ bên ngoài màu nâu bong ra thành các dải dài và hẹp, để lộ lớp vỏ bên trong màu xanh tươi, dần dần đổi màu khi tiếp xúc với không khí - chuyển sang màu xanh lam và tím, sau đó là các sắc thái đỏ, vàng và cuối cùng là màu nâu. Trong những năm gần đây, người ta cũng sử dụng những cây đầy màu sắc này như một vật trang trí, chủ yếu dùng cho thiết kế cảnh quan để thêm màu sắc cho khung cảnh xanh tươi trong công viên, nhà ở hoặc vườn bách thảo.
Bạch đàn deglupta là một loại cây phát triển nhanh, thường đạt chiều cao 60–75 m với thân cây có đường kính lên tới 240 cm. Cây này được trồng rộng rãi trên khắp thế giới trong các đồn điền cây, chủ yếu để lấy gỗ làm bột giấy dùng làm giấy trắng. Đây là loài chiếm ưu thế được sử dụng để trồng rừng làm bột giấy ở Philippines. Ở Mỹ, bạch đàn cầu vồng mọc ở vùng khí hậu không có sương giá ở Hawaii và các khu vực phía nam California, Texas và Florida. Tuy nhiên, ở lục địa Hoa Kỳ, cây chỉ phát triển tới độ cao từ 100 đến 125 feet (30-38 m).