Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A, B) dưới đây, sau đó thực hiện yêu cầu.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A, B) dưới đây, sau đó thực hiện yêu cầu.
Nếu hay dọc truyện phiêu lưu, có lẽ bạn sẽ thích câu chuyện Một chuyến phiêu lưu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoà. Chuyện kể rằng, một hôm, mèo nhép rủ chuột xù sang sông chơi, nhưng chuột xù từ chối. Mèo nhép khăng khăng muốn đi nên chuột dành đồng ý vì không nỡ để bạn mạo hiểm một mình. Hai bạn nhờ bác ngựa đưa sang sông. |
A Chuột xù nói: – Bác ngựa bảo nguy hiểm lắm. Mèo nhép hứ một cái: – Cậu không đi thi thôi, tớ đi một mình.
|
Đồng cỏ bên kia sông quả là một thế giới xanh tuyệt đẹp! (A) Thích chí, mèo nhép nhảy nhót khắp nơi, mặc dù chuột xù đã cảnh báo rằng trong bụi cỏ có hang rắn. Y như chuột lo ngại, rắn bị phá giấc ngủ, tức giận quăng mình về phía mèo nhép. Chuột xu vội nhảy từ mỏm đá xuống mình rắn để cứu bạn. Rắn tối sầm mặt mũi, còn chuột tế văng ra. May thay, bác ngựa kịp thời chạy đến cứu hai ban. Trên lưng bác ngựa trở về, thấy chuột xù nằm thiêm thiếp, mèo nhép cứ sụt sịt, nước mắt rơi ướt lông chuột xù. Mèo không để ý, miệng chuột đang mỉm lại do cố nén cười. Câu chuyện thật thú vị và hài hước. Mèo nhép dã có bài học quý giá về việc phải biết lắng nghe người khác để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. |
B Cả phủ kín cánh đồng như một tấm thảm xanh mát. Cây cối cũng xanh mướt như ngày nào cũng được gọi rửa. Không gian ngai ngái mùi cỏ thơm, thật dễ chịu! |
a. Bài văn trên kể lại câu chuyện gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu ý chính của mỗi phần.
c. Mỗi chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần nào của bài văn?
d. Tìm nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B.
A. Sáng tạo thêm chi tiết tả cảnh.
B. Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Bài văn trên kể lại câu chuyện Một chuyến phiêu lưu.
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nếu ý chính của mỗi phần.
- Mở bài: Từ đầu đến “Nguyễn Thị Kim Hòa” => Nội dung: Giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài: Từ “Chuyện kể rằng” đến “do cố nén cười”. => Nội dung: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.
- Kết bài: Đoạn còn lại. => Nội dung: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
c. Mỗi chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần thân bài của bài văn.
d. Nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B.
A. Sáng tạo thêm chi tiết tả cảnh:
“Cả phủ kín cánh đồng như một tấm thảm xanh mát. Cây cối cũng xanh mướt như ngày nào cũng được gọi rửa. Không gian ngai ngái mùi cỏ thơm, thật dễ chịu!”
B. Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật:
“Chuột xù nói:
– Bác ngựa bảo nguy hiểm lắm.
Mèo nhép hứ một cái:
– Cậu không đi thi thôi, tớ đi một mình.”
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Theo em, đoạn dưới đây có thể thay cho đoạn nào của câu chuyện?
Chuột xù lồm cồm bò dậy, thấy mèo nhép vẫn sợ hãi, run lập cập. Một lúc lâu, mèo nhép mới xấu hổ bảo:
– Bờ sông bên nhà mình cũng đẹp lắm. Chúng mình về thôi.
Bác ngựa và chuột xù cười phá lên. Mèo nhép cũng bẽn lẽn cười.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu chuyện và đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn có thể thay cho đoạn “Trên lưng bác ngựa trở về” đến “do cố nén cười”.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Liệt kê các phương pháp em có thể áp dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các cách mà em có thể sử dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo:
- Mở rộng mô tả về ngoại hình và hành động của nhân vật.
- Thay đổi cách kết thúc của câu truyện.
- Hình dung mình tham gia vào câu chuyện, trải nghiệm mọi chi tiết bằng các giác quan như “nhìn”, “nghe”, “chạm vào”...
- Tạo thêm lời thoại mới cho nhân vật.
-...
Chú ý
Trong việc viết bài văn kể chuyện sáng tạo, tác giả có thể bổ sung chi tiết (như lời thoại, mô tả, lời kể,...) hoặc thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi ý nghĩa và nội dung chính của câu chuyện.
Bài văn được chia thành 3 phần:
– Bắt đầu: Giới thiệu về câu chuyện.
– Phát triển: Kể lại câu chuyện với sự sáng tạo.
- Kết bài: Tường thuật cảm xúc và suy nghĩ về câu chuyện.
Bài tập 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Kể lại câu chuyện Một chuyến phiêu lưu cho người thân nghe và bổ sung thêm chi tiết sáng tạo.
Phương pháp:
Trong việc sáng tạo chi tiết, em có thể dựa vào câu chuyện gốc và thêm vào.
Lời giải chi tiết:
Sau câu “Mèo không để ý, miệng chuột đang mím lại do cố nén cười.”, thêm vào: Chuột không thể kiềm chế được nữa, bắt đầu cười to. Bác ngựa và mọi người khác cũng cười theo chuột. Mèo nhép cảm thấy xấu hổ và tức giận khi nhận ra mình đã bị lừa.
Bài tập 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm hiểu một câu chuyện về tuổi thơ.
Phương pháp:
Tìm đọc câu chuyện tuổi thơ từ sách báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
Câu chuyện “Alice ở xứ sở thần tiên” của Lewis Carroll là một trong những câu chuyện kinh điển về thế giới tuổi thơ. Trong câu chuyện này, cô bé Alice bước vào một thế giới kỳ lạ và mơ mộng sau khi rơi vào một hố thần kỳ. Tại đây, cô gặp phải những nhân vật kỳ quái như Cheshire Cat, Mad Hatter, và Queen of Hearts.
Trong hành trình của mình, Alice trải qua nhiều cuộc phiêu lưu thú vị và gặp phải nhiều tình huống hài hước và đầy màu sắc. Câu chuyện không chỉ là một cuộc phiêu lưu mà còn là một cuộc hành trình tìm kiếm bản thân và hiểu biết về thế giới xung quanh.