Giải bài tập Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống, hữu ích cho thầy cô trong việc soạn giáo án.
Phần I. Vật nhiễm điện
Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu của bài học.
Khi dùng lược nhựa chải tóc nhiều lần, cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện (lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương), hai vật nhiễm điện trái dấu nên hút nhau.
II. Giải thích về sự nhiễm điện do cọ xát
Câu 1: Giải thích tại sao bụi bám nhiều vào cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng.
Giải thích:
Cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng bám nhiều bụi là do khi cánh quạt quay, ma sát với không khí xung quanh làm cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát. Cánh quạt sau mỗi lần sử dụng lại bị nhiễm điện và hút thêm bụi nên ta thấy bụi bám nhiều trên cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng.
Câu 2: Tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô vẫn thấy có bụi bông bám vào?
Giải thích:
Trong những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô, khăn bông khô sẽ cọ xát với các bề mặt được lau gây ra hiện tượng nhiễm điện do cọ xát làm các bề mặt được lau bị nhiễm điện và có thể hút được các vật nhỏ nhẹ. Khăn bông khô gồm nhiều sợi bông nhỏ nhẹ nên dễ bị các vật nhỏ hút bám vào các bề mặt được lau.