Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 115 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập ở trang 108.
Lưu ý:
Phương pháp giải:
Em tiến hành viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập ở trang 108.
Lời giải chi tiết:
Trong các câu chuyện em đã được học, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây thì là.
Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.
Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhàng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...
Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới vội vã chạy đến. Nó thở hổn hển, nói:
- Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên.
Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng:
– Tên của con... thì là... thì là...
Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:
– Tôi có tên rồi! Tên tôi là 'thì là”!
Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Bà khen cậu:
- Con có một cái tên thật đặc biệt!
Muôn loài đều rất yêu thích tên của cậu.
Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 115 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
Gợi ý:
- Trình tự các sự việc
- Dùng từ, viết câu
- Chi tiết sáng tạo
- Chính tả
- ?
Phương pháp giải:
Em đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Em đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 115 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Ghi lại các từ ngữ gợi tả âm thanh có trong bài “Hãy lắng nghe”.
Phương pháp giải:
Em đọc lại bài đọc, tìm các từ ngữ gợi tả âm thanh và ghi lại.
Lời giải chi tiết:
Các từ ngữ gợi tả âm thanh có trong bài “Hãy lắng nghe”: xào xạc, nhè nhẹ, thì thầm, rào rào, im vắng, véo von, lảnh lót, rộn rã, thầm thì, lao xao, náo nức, tí tách.