Đọc và trả lời câu hỏi. Chim chiền chiện. Những từ nào cho thấy chim chiền chiện bay lượn giữa không gian rộng lớn? Tiếng hót của chim chiền chiện được mô tả qua những dòng thơ nào? Đưa ra cảm nhận của em về tiếng chim chiền chiện trong bài thơ. Bài đọc Trai ngọc và hải quỳ. Cá mực mang theo đi học. Khi gặp cô trai, tại sao cá mực lễ phép trả lời trước rồi nhanh chóng rời đi? Vì sao cá mực muốn đến gần hải quỳ? Cô trai đã làm gì khi thấy cá mực và cá cơm đến gần hải quỳ? Cá mực đã hiểu ra điều gì?
A. Đọc
Phần I
Câu 1:
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
(Trích)
Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào.
Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hót long lanh Như cành sương chói.
Tiếng ngọc trong veo Chim gieo từng chuỗi Lòng chim vui nhiều Hát không biết mỏi. |
Chim bay, chim sà Lúa tròn bụng sữa Đồng quê chan chứa Những lời chim ca.
Bay cao, cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời.... (Huy Cận) |
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Những từ nào cho thấy chim chiền chiện bay lượn giữa không gian rộng lớn?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 5 để tìm từ cho thấy chim chiền chiện bay lượn giữa không gian rộng lớn.
Lời giải chi tiết:
Những từ cho thấy chim chiền chiện bay lượn giữa không gian rộng lớn là: Bay vút, vút cao/ Cánh đập trời xanh/ Cao hoài, cao vợi/ Bay cao, cao vút / Chim biến mất rồi
Câu 2
2. Tiếng hót của chim chiền chiện được mô tả qua những dòng thơ nào? Đưa ra cảm nhận của em về tiếng chim chiền chiện trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Tiếng hót của chim chiền chiện được mô tả qua những dòng thơ: Tiếng hót long lanh/ Như cành sương chói/Tiếng ngọc trong veo/ Chỉ còn tiếng hót/ Làm xanh da trời....
Cảm nhận của em về tiếng chim chiền chiện trong bài thơ: Tiếng chim chiền chiện trong bài thơ rất tuyệt vời. Tiếng chim nhẹ nhàng, êm dịu như những hạt sương làm cho bầu trời trở nên xanh mát và tươi sáng.
Phần II - Đọc hiểu
Trái Ngọc Và Hải Quỳ
Cá mực vui vẻ bước đi trong lòng biển xanh ngát, cùng với cái lọ mực bên cạnh.
– Cá mực đang đi đâu thế? – Cô trai cười nhẹ, nhấc lên vỏ sò và hỏi.
– Thưa cô, cháu đang đi học ạ!
Cá mực lịch sự trả lời xong liền vội vã bơi đi, hơi sợ hãi khi nhìn thấy vỏ sò của cô trai. Cá mực nhanh chóng đến gần một bó hoa đa sắc bên đường. Những bông hoa mềm mại, rực rỡ màu sắc như đang chào đón. Cá mực tiến gần hơn, và những bông hoa nở rộ múa tưng bừng. Bỗng dưng, tiếng gọi của cô trai vang lên, khiến cá mực giật mình:
– Bé mực, đừng lại gần nó, rất nguy hiểm đấy!
Cá mực do dự, không biết nên tin ai. Đột nhiên, một chú cá cơm nhỏ bé bơi tới chơi đùa với những bông hoa mềm mại xung quanh. Cô trai gọi cá cơm, nhưng không kịp, những cánh hoa đã nhanh chóng đóng lại. Cá mực suy nghĩ ném lọ mực vào bông hoa để mực lan ra, nhưng cá cơm đã bị bông hoa chật chội bao phủ và kéo vào lòng hoa. Chú cá cơm biến mất trong nháy mắt.
Cá mực hoảng sợ, chạy về phía cô trai. Khi cô trai mở miệng kinh ngạc nhìn sự việc vừa xảy ra, cá mực bất ngờ thấy trong lòng cô trai có một viên ngọc sáng lấp lánh.
Cô trai cảnh báo:
– Bông hoa dù đẹp nhưng rất hiểm ác. Đó là hải quỳ. Em phải tránh xa. Cá mực cảm động và muốn nói với cô trai: “Dù áo em trông xấu xí, nhưng bên trong là một tấm lòng ngọc..
Thì ra, điều đẹp bên ngoài chưa chắc đã tốt, điều xấu bên ngoài cũng không chắc là xấu.
(Theo Vân Long)
Câu 1
Cá mực mang theo đi học cái gì? Tìm câu trả lời đúng.
A. Nước biển xanh biếc.
B. Một cái lọ mực.
C. Những bông hoa đẹp.
D. Nhiều đồ dùng học tập.
Phương pháp giải:
Đọc câu văn đầu tiên để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cá mực mang theo một cái lọ mực đi học.
Chọn B.
Câu 2
Khi gặp cô trai, vì sao cá mực lễ phép trả lời rồi vội vã bơi đi? Tìm câu trả lời đúng.
A. Vì cá mực sợ muộn giờ học.
B. Vì cá mực hơi sợ khi nhìn thấy vỏ ngoài của cô trai.
C. Vì cá mực muốn đi ngắm bông hoa đẹp.
D. Vì cá mực muốn bơi đi gặp cá cơm.
Phương pháp giải:
Đọc câu văn thứ 4 để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Khi gặp cô trai, cá mực lễ phép trả lời rồi vội vã bơi đi vì cá mực hơi sợ khi nhìn thấy vỏ ngoài của cô trai.
Chọn B.
Câu 3
Vì sao cá mực muốn đến gần hải quỳ? Tìm câu trả lời đúng.
A. Vì cá mực nghe thấy tiếng gọi của hải quỳ.
B. Vì hải quỳ đẹp, những cánh tay hoa mềm mại như gọi chào.
C. Vì cá mực muốn cùng cá cơm đến chơi với hải quỳ.
D. Vì cá mực muốn bơi đến gần hơn để cứu cá cơm.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn 2 để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cá mực muốn đến gần hải quỳ vì hải quỳ đẹp, những cánh tay hoa mềm mại như gọi chào.
Chọn B.
Câu 4
Khi thấy cá mực và cá cơm bơi đến gần hải quỳ, cô trai đã bước tiến lớn tiếng gọi không được đến gần chúng, rất nguy hiểm.
Câu 5
Cá mực đã hiểu được điều gì về cô trai và hải quỳ?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn cuối của bài để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cá mực đã nhận ra rằng bên trong tấm áo xấu xí của cô trai chứa đựng một tấm lòng quý báu. Hoá ra, cái đẹp bề ngoài chưa chắc đã là tốt, và cái xấu bề ngoài chưa chắc là xấu.
Câu 6
Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì?
Phương pháp giải:
Suy ngẫm và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài học mà chúng ta rút ra từ câu chuyện này là không nên đánh giá người khác chỉ qua vẻ bề ngoài. Có những người có ngoại hình không đẹp nhưng bên trong lại rất tốt. Ngược lại, có những người ngoại hình đẹp nhưng lại có tâm hồn xấu.
Câu 7
Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ dưới đây và tạo câu với mỗi từ tìm được.
Phương pháp giải:
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Vội và vã: nhanh chóng, hối hả,...
- Hân hoan: vui mừng, phấn khởi,...
- Lo lắng: lo sợ, lo ngại,...
- Động đậy: run sợ, nao lòng,...
Ví dụ: Mỗi khi đạt được thành công, em rất vui mừng.
Em rất xúc động sau khi nghe câu chuyện của Huyền.
Câu 8
Tìm động từ trong mỗi câu dưới đây:
- Cá mực lễ phép đáp lại rồi vội vàng bơi đi.
- Cá mực tiến gần hơn, những cánh hoa phấn khởi múa mãi lên.
- Cá mực kinh sợ, chạy lại gần cô trai.
- Bé mực bị cảm động.
Phương pháp giải:
Em đọc kỹ các câu văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Cá mực lễ phép đáp lại rồi vội vàng bơi đi.
- Cá mực tiến gần hơn, những cánh hoa phấn khởi múa mãi lên.
- Cá mực kinh sợ, chạy lại gần cô trai.
- Bé mực bị cảm động.
B. Viết
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em.
Đề 2: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người.
Phương pháp giải:
Em chọn 1 trong 2 đề và tiến hành viết bài văn.
Lời giải chi tiết:
Bài văn tham khảo:
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy - về tiết học đáng nhớ ấy.
Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!”
Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời. - Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ! Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên: “Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng.
Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc.
Cô gượng cười bảo: “Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ niệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.