Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Trong truyện thơ, có thơ và có chuyện. Hai yếu tố đó bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau. Thường thì chuyện nhờ có thơ, chuyện thêm đậm đà, thơ nhờ có chuyện, thơ thêm sâu sắc, tách riêng thơ đằng thơ, chuyện đằng chuyện sẽ mất mát rất nhiều:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Hai câu này tách riêng ra vẫn hay, vẫn gợi lên một cảnh đẹp, tình tứ và nên thơ. Nhưng phải đặt nó đúng vào cái chỗ của nó trong Truyện Kiều lúc Kim – Kiều mới gặp nhau lần đầu, chưa nói được với nhau một lời nào những mối tình giữa hai người thì đã mãnh liệt, mãnh liệt đến mức:
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê
Y như trong câu ca dao ngày trước:
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó trao lời khó trao
Ta phải nhớ rõ lúc này là lúc hai người gặp nhau, yêu nhau, chưa nói được gì với nhau đã phải xa nhau mới thấy hết chiều sâu trong cái cảnh dưới dòng nước chảy, tơ liễu thướt tha.
(Hoài Thanh toàn tập, tập 4, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 484 – 485)
Câu 1
Câu 1 (trang 23, sách Bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Tóm tắt luận điểm chính của đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ toàn bộ văn bản để đưa ra được luận điểm chính của đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Nội dung đoạn trích được triển khai xoay quanh chỉ một luận điểm và luận điểm đó không khó nhận ra (nằm ngay ở phần mở đoạn). Tác giả trình bày luận điểm bằng các câu ngắn, gối nhau thành từng lớp, gợi mở vấn đề một cách tuần tự.
Câu 2
Câu 2 (trang 23, sách Bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Đánh giá cách tác giả đưa bằng chứng và phân tích bằng chứng trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ toàn bộ văn bản để nhận xét về cách tác giả đưa bằng chứng và phân tích bằng chứng.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả chọn được bằng chứng rất tiêu biểu. Trong đời sống, câu thơ “Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha” thường được dẫn ra như một đơn vị độc lập để “áp” vào một cảnh sắc thơ mộng nào đó. Cách vận dụng này hết sức tự nhiên nhưng cản trở việc cảm thụ sâu sắc về chính câu thơ ấy trong ngữ cảnh của tác phẩm.
- Khi phân tích bằng chứng, tác giả vừa huy động kiến thức chung về Truyện Kiều và ca dao, vừa dựa trên những trải nghiệm thực tế để giúp người đọc thấy rằng câu thơ được dẫn chứa đựng bên trong cả một thiên tình sử, cần được đọc với một tâm thế khác, cách nhìn khác.
- Nhìn chung, khi nêu bằng chứng, tác giả đạt được một kết quả “kép”: vừa làm sáng tỏ luận điểm về sự thống nhất giữa “chuyện” và “thơ trong truyện thơ, vừa gợi ý cho người đọc thấy được những tầng nghĩa sâu xa trong các câu thơ của Truyện Kiều.
Câu 3
Câu 3 (trang 23, sách Bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Dựa vào cách nhà phê bình Hoài Thanh đã làm rõ mối liên hệ giữa 'chuyện' và 'thơ' trong đoạn trích, hãy phân tích một tình huống có liên quan trong văn bản Lời tiễn dặn để chứng minh quan điểm của bạn.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ lại phần nhà phê bình Hoài Thanh đã làm rõ mối liên hệ giữa 'chuyện' và 'thơ' để phân tích một tình huống có liên quan trong văn bản Lời tiễn dặn để chứng minh quan điểm của bạn.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn Lời tiễn dặn, ta thấy rõ sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Tác giả sử dụng miêu tả tâm trạng và quan sát để tạo ra hình ảnh sâu sắc, và cấu trúc câu lặp lại cùng với lối sử dụng điệp từ làm cho nội dung trở nên phong phú, trữ tình và cảm động. Từ ngữ như 'anh yêu em', 'đôi ta yêu nhau' tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa nhân vật và người đọc, tăng cường tính trải nghiệm của tác phẩm thơ.
Câu 4
Câu 4 (trang 23, sách Bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Trong đoạn trích, nhận xét của tác giả về mối liên hệ giữa 'chuyện' và 'thơ' chỉ được áp dụng trong phạm vi thể loại truyện thơ. Theo bạn, liệu nhận xét đó có thể áp dụng cho những bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích, đưa ra quan điểm cá nhân về việc áp dụng nhận xét của tác giả vào những bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự.
Lời giải chi tiết:
Trong thơ trữ tình, yếu tố “chuyện” (cũng là yếu tố tự sự) không nhất thiết phải có. Vô số bài thơ không cần có yếu tố “chuyện” vẫn gây được những ấn tượng sâu sắc, vẫn được ca ngợi là thơ hay. Như vậy, “chuyện” chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố có thể tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của thơ trữ tình. Khi tác giả đã chủ động đưa “chuyện” vào tác phẩm thơ, thì dĩ nhiên “chuyện” là yếu tố quan trọng và cần được kết hợp với “thơ” để tạo nên sự hài hòa. Vì vậy, nhận xét của tác giả có thể áp dụng cho cả những bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự.
Câu 5
Câu 5 (trang 23, sách Bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Phân tích sự mạch lạc và sự liên kết trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ toàn bộ văn bản để phân tích sự mạch lạc và sự liên kết trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
- Về sự mạch lạc: Từ việc nêu luận điểm đến việc đưa ra bằng chứng và phân tích, tác giả đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề, tạo nên sự hài hòa và sự phong phú trong nội dung của đoạn trích.
- Về sự liên kết: Các từ như 'chuyện', 'thơ', 'tách riêng' được lặp lại nhiều lần trong các câu khác nhau, tạo ra sự liền mạch và mạch lạc trong đoạn trích.