Tri huyện nhận mình là 'Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền'. Hành động nào của y (qua lời thoại) thể hiện lời tự nhận là đúng?
Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Lập bảng so sánh hai nhân vật Tri huyện và Đề lại theo các tiêu chí: chức phận, tính cách, hành động. Những điều gì rút ra từ bảng so sánh trên có thể giúp bạn hiểu sâu thêm nội dung của cảnh tuồng Huyện đường?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135).
Lời giải chi tiết:
|
Tri huyện |
Đề lại |
Chức phận |
Chức quan cai quản một huyện ở Việt Nam thời phong kiến. → Người có vị trí, uy thế lớn. |
Viên thư kí ở huyện đường. |
Tính cách |
Tham lam, phóng đãng, vô liêm xỉ. → Một kẻ tự tung tực tác, bất chấp công lí, đạo lí. |
Nịnh hót, tính toán, vơ vét.
|
Hành động |
- “Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.” - “Phải nắm đứa có tóc ai nắm kẻ troc đầu.” (cười khoái trá). - “Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng, lí trưởng đòi ăn lót cần phạt trừn giới năm mươi quan tiền.” - “Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được. Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nên xử vội, vì xử Hến thì phải xử Sò.” |
- “Ta cứ để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng, thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.” - “Bẩm quan xử thật sâu sắc, nhưng đã xử Nghêu và Ốc rồi thì lấy gì mà không xử Sò với Hến được.”
|
→ Điều có thể rút ra từ bảng so sánh: Cả hai nhân vật tuy có chức phận, tính cách và hành động khác nhau nhưng hoàn toàn “gặp gỡ” nhau ở bản chất tham lam và mánh khoé đục khoét người dân “thấp cổ bé họng”. Sự “phối hợp hoạt động” của cả hai có thể làm bộ máy chính quyền trở nên thối nát, gây ra nhiều tai hoạ cho xã hội.
Câu 2
Tri huyện tự nhận mình là 'Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền'. Hành động nào của y (qua lời thoại) chứng minh lời tự nhận của y là hoàn toàn chính xác?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135).
- Tập trung vào lời thoại của nhân vật để minh chứng cho lời tự nhận.
Lời giải chi tiết:
Tri huyện tự nhận mình là 'Sự lí thường phân ấu/ Được thua tự đồng tiền”. Toàn bộ hành động sau đó của y đã chứng thực điều này:
- Dây dưa chưa xử kiện ngay để nghĩ kế mọi tiền của trùm Sò (“Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.').
- Thực thi nguyên tắc “nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu' khi tiến hành xử kiện kẻ có tội bị phạt nặng đã đành (một phần do không có tiền đút lót) nhưng nguyên cáo cũng không tránh khỏi việc bị phiền nhiễu.
- Dung túng cho thuộc hạ (lính lệ) giở trò đòi những người thưa kiện phải hối lộ.
Câu 3
Phân tích ý vị châm biếm toát ra từ lời thoại: “Quan chức nghĩ nên thú vị/ Vào ra cũng phải chuyên cần”
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135).
- Phân tích ý châm biếm từ lời thoại.
Lời giải chi tiết:
Lời thoại: “Quan chức nghĩ nên thú vị/ Vào ra cũng phải chuyên cần” toát ra ý vị châm biếm rất rõ:
- Tri huyện tỏ ra rất hài lòng với vị thế của mình. Y thấy “thú vị” với những việc làm có thể khiến người dân phải lo lắng, sợ hãi. Như vậy, cái có thể đưa đến cảm giác “thú vị” cho quan hoàn toàn khác cái đưa đến cảm giác thú vị cho những người bình thường. Quan đã trở thành một phần tất yếu của bộ máy cai trị thối nát.
- Từ “chuyên cần” được tri huyện nói ra không chút ngượng mồm. Hoá ra, “chuyên cần” ở đây chỉ là “chuyên cần' vơ vét, miễn sao “đầy túi tham” của mình là được. Theo đó, quan càng “mẫn cán” thì tai hoạ đối với tầng lớp bị trị càng lớn.