Câu 1
Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Bức tường có nhiều phép lạ
Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhẩm đề bài tập làm văn: “Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào.”. Quy thở dài: “Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”.
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa…rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài.
Bố vào. Đúng lúc quá!
Quy chạy lại:
- Bố ạ, con nhìn mãi mà bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.
Bố hiểu ngay, tủm tỉm:
- Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết.
Quy nhoẻn cười:
- Vâng
- Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi…
Quy chớp mắt:
- Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ?
- Có chứ!
- Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa…
Bố lại tủm tỉm:
- Thế mà con bảo chẳng thấy gì
Quy ngơ ngác:
- Thật đấy ạ
- Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa mà con biết!
Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào…
Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ…
Trả lời câu hỏi
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây
a. Vì sao Quy nhìn bức tường trước mặt khi làm bài?
Vì bức tường có màu vôi xanh mát.
Vì bức tường trông như tấm màn ảnh rộng.
Vì trên bức tường có những cơn mưa.
Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.
b. Từ ngữ nào sau đây phù hợp để nhận xét về bạn Quy?
Chăm chỉ
Nhút nhát
Láu lỉnh
Nhanh nhẹn
c. Nhờ đâu Quy viết được bài tập làm văn?
Nhờ những hình ảnh từ bức tường có nhiều phép lạ
Nhờ những hình ảnh từ tấm màn ảnh rộng
Nhờ những bức ảnh bố chụp cho Quy ngày bé
Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra
d. Bố hướng dẫn Quy viết bài văn tả cơn mưa như thế nào?
* 1. Nhìn vào bức tường
2. Ngồi vào bàn
3. Viết bài văn
4. Nghĩ đến những trận mưa
* 1. Nghĩ đến những trận mưa
2. Nhìn vào bức tường
3. Ngồi vào bàn
4. Viết bài văn
* 1. Nhìn vào bức tường
2. Nghĩ đến những trận mưa
3. Ngồi vào bàn
4. Viết bài văn
* 1. Ngồi vào bàn
2. Nhìn vào bức tường
3. Nghĩ đến những trận mưa
4. Viết bài văn
e. Trong câu 'Hôm ấy, trời đang nắng thù mưa.' có những danh từ chỉ hiện tượng nào?
nắng, mưa
hôm ấy, trời nắng
trời, nắng, mưa
hôm ấy, nắng, mưa
f. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho các từ in đậm trong câu 'Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài.'?
động viên
hướng dẫn
thực hiện
giúp đỡ
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
g. Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp?
h. Theo em, vì sao Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ?
i. Em biết thêm điều gì sau khi đọc bài?
j. Đặt câu giới thiệu hoặc nhận xét về một nhân vật trong bài đọc.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.
b. Láu lỉnh
c. Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra
d. 1, Ngồi vào bàn
2, Nhìn vào tường
3, Nghĩ đến những trận mưa
4, Viết bài văn
e. Nắng, mưa
f. Hướng dẫn
g. Bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp để giúp Quy tưởng tượng rõ nét nhất cảnh sắc, sự biến đổi,... của trời mưa cho bài văn của mình.
h. Điều này có lẽ là do Quy đã từng trải qua những trận mưa bố tức thời và gặp phải những phép lạ. Do đó, Quy đã quyết tâm lưu giữ những kỷ niệm ấy và khéo léo đóng góp những nét nhận diện vào bức tường của mình.
i. Sau khi đọc bài bức tường có nhiều phép lạ, em đã biết thêm rằng, chỉ cần một tượng trưng, một hình ảnh hay một bức tường để lưu giữ những kỷ niệm và những nét nhận diện của chúng ta.
j. Quy là một nhân vật đáng ngưỡng mộ trong bài bức tường có nhiều phép lạ. Với sự tỉ mỉ và sáng tạo, Quy đã sáng tạo nên một bức tường tuyệt vời để lưu giữ những kỷ niệm của mình.
Câu 2
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn thuật lại một trải nghiệm thú vị ở trường.
b. Viết bài văn kể lại câu chuyện về gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm.
Phương pháp giải:
Lựa chọn đề và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Một trong những trải nghiệm thú vị ở trường là phong trào bảo vệ môi trường, một hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Tuần trước, trường của tôi cùng nhiều trường khác tại thành phố đã tổ chức phong trào trồng cây xanh tại Công viên Hòa Bình. Phong trào nhận được sự ủng hộ từ đông đảo học sinh.
Sáng ngày 5/6, hàng trăm học sinh ở Hà Nội đã tự nguyện đến nhặt rác, dọn vệ sinh tại Công viên Hoà Bình. Chiến dịch Ngày Môi trường Thế giới 5/6 được tổ chức với mong muốn lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường rộng rãi trong cộng đồng qua hai hoạt động chính: trồng cây để phủ xanh công viên và tổng vệ sinh khuôn viên công viên Hòa Bình, tạo điều kiện cho không chỉ các bạn thiếu niên nhi đồng mà còn cho các bậc phụ huynh tham gia các hành động bảo vệ môi trường.
8h sáng, chúng tôi được xe buýt đưa đến công viên để tụ tập. Tôi thuộc tổ số 2 của lớp 6C và tham gia trồng cây bàng cùng các bạn. Các bạn nam đào hố, tôi phụ trách cho cây vào hố và lấp đất. Một số bạn khác tưới nước cho cây sau khi trồng. Dù công việc khá vất vả và thời tiết nắng nóng, chúng tôi ai cũng nhiệt tình tham gia.
Sau một ngày làm việc hăng say, học sinh trường tôi cùng người dân địa phương tiến hành tổng vệ sinh công viên Hòa Bình, trồng cây và thu gom rác thải.
Chúng tôi mong muốn lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng và giúp giới trẻ có cái nhìn đúng đắn và hành động bảo vệ môi trường. Dù làm việc mệt mỏi nhưng chúng tôi đều vui vẻ vì đã góp phần bảo vệ môi trường.