Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1: Văn bản có bao nhiêu cược chú? Cược chú đó thuộc loại nào và có tác dụng gì? Phương pháp giải: Đọc đoạn kĩ đoạn trích Sử thi – niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên trong SBT Ngữ văn 10, tập 1, tr.19. Chỉ ra phần cược chú có trong văn bản, phân loại và nêu tác dụng. Lời giải chi tiết: Văn bản có 6 cược chú. Các cược chú đó đều là chú thích về nguồn gốc các trích dẫn được sử dụng trong văn bản. Tác dụng: Giúp người đọc hiểu văn bản và dễ dàng theo dõi.
Câu 3: Thông tin trong phần cược chú được trình bày như thế nào? Phương pháp giải: Đọc đoạn kĩ đoạn trích Sử thi – niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên trong SBT Ngữ văn 10, tập 1, tr.19. Chú ý phần cược chú trong đoạn trích. Lời giải chi tiết: Các thông tin trong phần cược chú được trình bày theo trật tự: tên tác giả (năm xuất bản), tên tài liệu, xuất xứ tài liệu. Trong đó, tên tài liệu được in nghiêng.
Câu 4: Bạn đánh giá như thế nào về các trích dẫn được sử dụng trong văn bản? Theo bạn, các thông tin được trích dẫn này có thực sự khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc đoạn kĩ đoạn trích Sử thi – niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên trong SBT Ngữ văn 10, tập 1, tr.19. Lý giải và nêu ý kiến của bản thân. Lời giải chi tiết: Tác giả sử dụng các trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau: từ lời giới thiệu trong cuốn Bài ca chàng Đăm Xăn của một công sứ người Pháp, từ một trí thức người Ê-đê, từ một nhà nghiên cứu văn học dân gian người Kinh, từ một nhà nghiên cứu văn học dân gian người Ê-đê. Những trích dẫn đa dạng về nguồn gốc này tạo nên cái nhìn đa chiều về khan Ê-đê, cho thấy sức sống và vẻ đẹp của khan Ê-đê không chỉ thể hiện trong quá khứ mà trong cả đời sống hiện tại. Để đánh giá các trích dẫn có khách quan và đáng tin cậy hay không, bạn cần xem xét các thông tin được trích dẫn trong nhiều bình diện: thông tin tác giả, nơi công bố, thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc.
Câu 5: Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về hình thức diễn xướng của sử thi Tây Nguyên, về người kể chuyện và người nghe sử thi? Phương pháp giải: Dựa vào những kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Qua văn bản, ta có thể biết thêm rất nhiều điều về hình thức diễn xướng của sử thi Tây Nguyên. Sử thi Tây Nguyên thường được diễn xướng trong nhà rông, trong đó những thành viên công xã ngồi thành nhóm quanh đống lửa, dưới trời đêm, trong ánh sáng yếu ớt, giữa không gian yên tĩnh của nhà rông. Cả người kể và người nghe đều chìm trong thế giới sử thi. Họ không chỉ nghe và kể mà sống cùng với câu chuyện. Nghe kể khan là một phần đời sống của người Tây Nguyên, là phần huyền thoại, là giấc mơ, phần siêu thực trong đời sống của họ, và vì thế, sử thi không phải chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà chính là một cuộc sống thứ hai của người Tây Nguyên.
Câu 6: Theo tác giả, sử thi Tây Nguyên có vai trò gì trong đời sống văn hoá của người Tây Nguyên? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản. Lời giải chi tiết: Sử thi Tây nguyên có vai trò quan trọng, được xem là món ăn tinh thần trong đời sống văn hoá của người Tây Nguyên. Khi nghe sử thi, người Tây Nguyên được sống, hoá thân vàp các nhân vật trong câu chuyện. Sử thi là niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên: là một phần đời sống của người Tây Nguyên, là phần huyền thoại, là giấc mơ, phần siêu thực trong đời sống của họ, và vì thế, sử thi không phải chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà chính là một cuộc sống thứ hai của người Tây Nguyên.